Trắc nghiệm địa lí 7 chân trời Ôn tập chương 2 (P2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 2. CHÂU Á (PHẦN 2)
Câu 1: Châu Á có bao nhiêu đới thiên nhiên?
A. 3 đới thiên nhiên.
- B. 4 đới thiên nhiên.
- C. 5 đới thiên nhiên.
- D. 6 đới thiên nhiên.
Câu 2: Việc bảo vệ và phục hồi rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á vì:
- A. Vì mục đích kinh tế, đặc biệt khai thác gỗ và chế biến gỗ.
B. Diện tích rừng tự nhiên còn ít, nhiều loài động thực vật bị suy giảm nghiêm trọng.
- C. Trồng rừng để chống xói mòn và sạt lở đất ở khu vực miền núi và ven biển.
- D. Đảm bảo sự đa dạng về tự nhiên, số lượng loài động và thực vật.
Câu 3: Dân số ở châu Á rất đông để lại những khó khăn như thế nào?
- A. Áp lực về giải quyết các vấn đề việc làm.
- B. Giáo dục và chăm sóc y tế.
- C. Ô nhiễm môi trường.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Hiện nay dân cư châu Á có xu hướng chuyển biến như thế nào?
A. Chuyển biến theo hướng già hóa.
- B. Mất cân bằng giới tính.
- C. Chuyển biến theo hướng trẻ hóa.
- D. Chuyển biến cơ cấu dân số trẻ.
Câu 5: Thảm thực vật nào tiêu biểu ở khu vực Nam Á?
- A. Rừng xích đạo.
B. Rừng nhiệt đới gió mùa và xa van.
- C. Thảo nguyên và bán hoang mạc.
- D. Rừng lá kim.
Câu 6: Khoáng sản ở châu Á phân bố như thế nào?
- A. Thưa thớt ở đồng bằng
- B. Tập trung ở Tây Á
C. Tập trung ở đồng bằng
- D. Rộng khắp trên lãnh thổ
Câu 7: Phần đất liền châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?
A. Châu Âu và châu Phi.
- B. Châu Đại Dương và châu Phi.
- C. Châu Âu và châu Mỹ.
- D. Châu Mỹ và châu Đại Dương.
Câu 8: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?
- A. 4 đới khí hậu.
B. 5 đới khí hậu.
- C. 6 đới khí hậu.
- D. 7 đới khí hậu.
Câu 9: Mạng lưới sông ngòi kém phát triển ở khu vực nào của châu Á?
A. Khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
- B. Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.
- C. Khu vực Bắc Á.
- D. Khu vực Bắc Á và Đông Nam Á.
Câu 10: Địa hình phía Bắc châu Á có đặc điểm gì?
- A. Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
- B. núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
C. Đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
- D. Dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ.
Câu 11: Dân cư - xã hội châu Á mang đặc điểm nào sau đây?
- A. Dân số đứng thứ 2 thế giới.
- B. Thành phần chủng tộc không đa dạng.
- C. Dân cư tập trung chủ yếu ở miền núi.
D. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.
Câu 12: Các nước có nhiều đô thị trên 10 triệu dân ở châu Á là
A. Ấn Độ, Trung Quốc.
- B. Trung Quốc, Nhật Bản, Băng-la-đét.
- C. Ấn Độ, Thái Lan, Phi-líp-pin.
- D. Nhật Bản, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a.
Câu 13: Phần lớn các nước châu Á là các nước:
- A. Phát triển.
B. Đang phát triển.
- C. Có thu nhập bình quân đầu người cao.
- D. Công nghiệp hiện đại.
Câu 14: Khu vực nào sau đây của châu Á nằm sâu trong nội địa?
- A. Đông Á.
B. Trung Á.
- C. Tây Á.
- D. Nam Á.
Câu 15: Các nước ở Tây Á có khí hậu:
- A. Cận nhiệt địa trung hải, cảnh quan chủ yếu là rừng lá cứng.
- B. Ôn đới lục địa, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên.
- C. Nhiệt đới gió mùa, cảnh quan chủ yếu là rừng lá rộng.
D. Rất khô hạn và nóng, cảnh quan phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 16: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới?
A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
- B. Do lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến.
- C. Do ảnh hưởng của các dãy núi.
- D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn.
Câu 17: Ấn Độ giáo ra đời khi nào ở châu Á?
A. Hơn một nghìn năm trước Công nguyên.
- B. Thế kỉ VI trước Công nguyên
- C. Thế kỉ VII trước Công nguyên
- D. 250 trước Công nguyên
Câu 18: Những quốc gia nào có mức chênh lệch giới nam so với nữ ở châu Á cao nhất thế giới?
A. Ấn Độ và Trung Quốc.
- B. Thái Lan và Việt Nam.
- C. Nhật Bản và Ấn Độ.
- D. In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc.
Câu 19: Tây Nam Á là nơi ra đời những tôn giáo nào?
- A. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
B. Ki-tô giáo và Hồi giáo.
- C. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
- D. Phật giáo và Ki-tô giáo.
Câu 20: Hãy nối tên quốc gia ở cột A với tên khu vực tương ứng ở cột B sao cho đúng.
A. 1 - B, 2 - D, 3 - E, 4 - A, 5 - C.
- B. 1 - C, 2 - D, 3 - E, 4 - A, 5 - B.
- C. 1 - B, 2 - A, 3 - E, 4 - D, 5 - C.
- D. 1 - B, 2 - D, 3 - A, 4 - E, 5 - C.
Câu 21: Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào?
- A. Sơn nguyên Đê-can.
- B. Sơn nguyên Trung Xi-bia.
C. Sơn nguyên Tây Tạng.
- D. Sơn nguyên Iran.
Câu 22: Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào dưới đây?
- A. Ôn đới lục địa
- B. Ôn đới hải dương
C. Nhiệt đới gió mùa
- D. Nhiệt đới khô
Câu 23: Tại sao ở phía Bắc châu Á dân cư phân bố thưa thớt?
- A. Khí hậu khô hạn.
B. Khí hậu lạnh.
- C. Địa hình hiểm trở.
- D. Thường xuyên xảy ra thiên tai.
Câu 24: Khu vực Tây Nam Á có dòng sông nổi tiếng nào sau đây?
A. Ti-grơ
- B. Xưa Đa-ri-a
- C. A-mu Đa-ri-a
Câu 25: Năm 2019, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm bao nhiêu % dân số của châu Á.
- A. 36,7%.
- B. 70,3 %.
C. 60,6%.
- D. 50,0%.