Trắc nghiệm địa lí 7 chân trời Ôn tập chương 4 (P4)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 4. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. CHÂU MỸ (PHẦN 4)

Câu 1: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?

  • A. Châu Âu.                                             
  • B. Châu Mĩ.        
  • C.  Châu Đại Dương.                                
  • D. Châu Phi.

Câu 2: Từ Tây sang Đông các dạng địa hình Bắc Mĩ lần lượt như thế nào?

  • A. Dãy A-pa-lat, đồng bằng Trung tâm, hệ thống Cooc-đi-e.
  • B. Hệ thống Cooc-đi-e, dãy A-pa-lat, đồng bằng Trung tâm.
  • C. Hệ thống Cooc-đi-e, dãy A-pa-lat, núi cổ.
  • D. Hệ thống Cooc-đi-e, đồng bằng Trung tâm, dãy A-pa-lat.

Câu 3: Người gốc nào cư trú trên lãnh thổ Bắc Mỹ?

  • A. Người Anh-điêng và người Ê-xki-mô.
  • B. Người Ê-xki-mô và người In-ca.
  • C. Người Mai-a và người Anh-điêng.
  • D. Người Mai-a và người In-ca.

Câu 4: Hoang mạc nào là hoang mạc khô cằn nhất thế giới ở Trung và Nam Mỹ?

  • A. Gô-bi.                                                   
  • B. Xa-ha-ra.
  • C. A-ta-ca-ma.                                           
  • D. Ca-la-ha-ri.

Câu 5: Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hóa của các tộc người đã hình thành nền văn hóa gì ở Trung và Nam Mỹ?

  • A. Văn hóa May-a.                                   
  • B. Văn hóa In-ca.
  • C. Văn hóa A-dơ-tếch.                               
  • D. Văn hóa Mỹ la-tinh.

Câu 6: Các đô thị lớn nhất ở Bắc Mỹ tập trung chủ yếu ở:

  • A. Vùng nội địa.
  • B. Xung quanh khu vực Ngũ Hồ.
  • C. Ven biển phía tây.
  • D. Phía bắc.

Câu 7: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu cận xích đạo là gì?

  • A. Rừng thưa nhiệt đới
  • B. Rừng mưa nhiệt đới.
  • C. Rừng nhiệt đới ẩm
  • D. Cả B và C.

Câu 8: Đặc điểm của đới khí hậu xích đạo là gì?

  • A. Nóng ẩm quanh năm
  • B. Một năm có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt
  • C. Nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây
  • D. Lạnh lẽo, lượng mưa thấp.

Câu 9: Cư dân thuộc chủng tộc Europeoid di cư sang Bắc Mỹ từ châu lục nào?

  • A. Châu Á
  • B. Châu Âu
  • C. Châu Phi
  • D. Châu Đại Dương

Câu 10: Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bắc xuống nam các đới khí hậu của Bắc Mỹ:

1. Khí hậu ôn đới

2. Khí hậu nhiệt đới

3. Khí hậu cực và cận cực

4. Khí hậu cận nhiệt đới

  • A. 1, 2, 4, 3
  • B. 3, 2, 1, 4
  • C. 4, 2, 1, 3
  • D. 3, 1, 4, 2

Câu 11: Số lượng hồ có diện tích trên 5 000 km2 ở Bắc Mỹ là:

  • A. 13.
  • B. 14.
  • C. 15.
  • D. 16.

Câu 12: Tỉ lệ dân số đô thị của Bắc Mỹ năm 2020 là:

  • A. 82.6%
  • B. 43.5%
  • C. 51.1%
  • D. 74.9%

Câu 13: Đâu không phải một ngành kinh tế chủ đạo ở New Orlean?

  • A. Luyện kim màu
  • B. Du lịch
  • C. Sản xuất máy bay
  • D. Hoá chất

Câu 14: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu ôn đới là gì?

  • A. Rừng hỗn hợp
  • B. Bán hoang mạc
  • C. Rừng lá kim
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 15: Đâu không phải một nền văn hoá cổ ở Trung và Nam Mỹ?

  • A. Maya
  • B. Inca
  • C. Lưỡng Hà
  • D. Aztec

Câu 16: Câu nào dưới đây là đúng?

  • A. Lãnh thổ châu Mỹ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam.
  • B. C. Cô-lôm-bô dẫn đoàn thám hiểm đi theo hướng đông để tìm đường sang châu Á.
  • C. Cuộc phát kiến của C. Cô-lôm-bô đã khám phá ra một châu lục mới – châu Mỹ.
  • D. Tên của châu Mỹ được lấy theo tên của nhà thám hiểm C. Cô-lôm-bô.

Câu 17: Vì sao khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá theo chiều bắc – nam và đông – tây?

  • A. Do lãnh thổ Bắc Mỹ trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 25oB nên khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc – nam.
  • B. Do ảnh hưởng của địa hình (có sự khác biệt từ tây sang đông)
  • C. Do tác động của các dòng hải lưu lớn từ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương cùng với hoàn lưu gió từ Bắc Cực đi xuống.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 18: Giải thích tại sao dân cư châu Âu tập trung đông ở phía Trung, Tây và Nam Âu?

  • A. Ít tài nguyên khoáng sản nhưng giao thông thuận lợi
  • B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục
  • C. Là vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ
  • D. Khí hậu thuận lợi, giao thông đi lại dễ dàng.

Câu 19: Người dân Bắc Mỹ đã sử dụng biện pháp gì để khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản?

  • A. Tăng cường sử dụng tài nguyên khoáng sản.
  • B. Tái tạo các thành phần thừa của khoáng sản khi sản xuất.
  • C. Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hóa theo chiều bắc – nam, thể hiện rõ nhất ở:

  • A. Sự phân hoá cảnh quan.
  • B. Sự phân hoá khí hậu.
  • C. Sự phân hoá địa hình.
  • D. Sự phân hoá khí hậu và cảnh quan.

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về rừng A-ma-dôn?

  • A. Khu vực rừng A-ma-dôn ở lục địa Nam Mỹ có diện tích hơn 0.5 triệu km, là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.
  • B. Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú.
  • C. Rừng phát triển nhiều tầng. Tầng trên (tầng vượt tán) là các loài cây thân gỗ cao 50 – 60 m. Tầng tán phần lớn là các cây gỗ cao 30 – 45 m. Tầng dưới tán chủ yếu là cây bụi, thảo mộc, cây gỗ nhỏ và các loài dây leo. Tầng thảm tươi là nơi sinh sống của các loài ưa bóng tối.
  • D. Trong rừng A-ma-dôn, động vật cũng rất phong phú gồm các loài sống trên cây, leo trèo giỏi, nhiều loài chim, vô số các côn trùng và nhiều loài sống dưới nước.

Câu 22: Gia tăng tự nhiên ở châu Âu rất thấp, nhiều nước còn âm nhưng dân số vẫn tăng do:

  • A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.
  • B. Thành phần dân nhập cư.
  • C. Tỉ lệ tử vong ở người già lớn.
  • D. Chính sách dân số.

Câu 23: Cho đoạn thông tin sau về lễ hội Ri-ô Ca-na-van:

“(1) Ri-ô Ca-na-van là lễ hội thường niên của Mexico diễn ra trước khi bắt đầu lễ Phục sinh và kéo dài trong 5 ngày. Lễ hội diễn ra trong tháng 2, tháng nóng nhất ở bán cầu Nam.

(2) Ri-ô Ca-na-van không phải là một hoạt động văn hoá mang tính bản địa, mà là một lễ hội được hình thành trong quá trình du nhập văn hoá mang tính điển hình ở quốc gia này. (3) Lễ hội độc đáo bởi sự pha trộn văn hoá bản địa với văn hoá châu Âu và châu Phi. Ca-na-van có nguồn gốc từ châu Âu là lễ hội bao gồm các bữa tiệc, lễ diễu hành bằng xe hoa và lễ hội hoá trang. (4) Ca-na-van theo chân người Bồ Đào Nha du nhập vào Mexico, thêm vũ điệu Săm-ba của người châu Phi đã khiến cho lễ hội Ri-ô Ca-na-van có một phong cách độc đáo.”

Câu nào trong đoạn trên là đúng?

  • A. (1), (2)
  • B. (3), (4)
  • C. (1), (4)
  • D. (2), (3)

Câu 24: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it di cư sang Bắc Mỹ chủ yếu là người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
  • B. Quá trình đô thị hoá nhanh ở Bắc Mỹ gắn liền với công nghiệp hoá.
  • C. Ở Bắc Mỹ, nguồn năng lượng tái tạo đang dần thay thế cho năng lượng truyền thống.
  • D. Ở Bắc Mỹ, trong một thời gian dài, rừng bị khai thác mạnh để lấy gỗ, làm giấy, lấy đất canh tác nên diện tích bị suy giảm nhanh.

Câu 25: Hình nào không thể hiện thiên nhiên ở Trung / Nam Mỹ?

  • A. 
  • B. 
  • C. 
  • D. 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay