Trắc nghiệm địa lí 7 chân trời Ôn tập chương 6 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6. CHÂU NAM CỰC (PHẦN 1)

Câu 1: Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào?

  • A. Thái Bình Dương
  • B. Ấn Độ Dương
  • C. Nam Đại Dương
  • D. Bắc Băng Dương

Câu 2: Ranh giới để phân chia Châu Nam Cực thành 2 bộ phận là gì?

  • A. Kinh tuyến gốc 0°
  • B. Kinh tuyến 180°
  • C. Kinh tuyến gốc 0° và kinh tuyến 180°
  • D. Vĩ tuyến gốc

Câu 3: Hiệp ước Nam Cực được kí kết năm 1959 và có hiệu lực từ năm 1961 và không bao gồm điều khoản nào sau đây?

  • A. Thừa nhận trách nhiệm chung trong sử dụng và quản lí châu Nam Cực
  • B. Duy trì tình trạng phi quân sự hóa ở Nam Cực
  • C. Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học
  • D. Phân chia chủ quyền lãnh thổ cho 12 quốc gia kí kết.

Câu 4: Châu Nam Cực còn có tên gọi khác nào?

  • A. Hoang mạc lớn nhất trên thế giới
  • B. Hoang mạc lạnh của thế giới
  • C. Châu lục khô hạn
  • D. Châu lục ẩm ướt nhất

Câu 5: Vận tốc gió ở châu Nam Cực là bao nhiêu?

  • A. 69 km/h
  • B. 60 km/h
  • C. 78 km/h
  • D. 50 km/h

Câu 6: Châu Nam Cực lần đầu tiên được phát hiện ra vào năm nào?

  • A. 1492
  • B. 1750
  • C. 1820
  • D. 2000

Câu 7: Ai là người đầu tiên đặt chân tới Nam Cực?

  • A. Bê-linh-hao-den
  • B. La-da-rép
  • C. Boóc-rơ-grê-vim
  • C. A-mun-sen

Câu 8: Ngày 01/12/1959, có 12 quốc gia kí “Hiệp ước châu Nam Cực”. Hiệp ước này quy định điều gì?

  • A. Nước nào chiếm đóng được Nam Cực đầu tiên sẽ là nước có toàn quyền trên khu vực này.
  • B. Châu Nam Cực cần phải thuộc về 5 nước thuộc Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc.
  • C. Các nước phải chung tay bảo vệ môi trường, tránh tình trạng băng tan ở châu lục này.
  • D. Việc khảo sát châu Nam Cực chỉ giới hạn trong mục đích vì hoà bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực.

Câu 9: Hình ảnh nào sau đây ở châu Nam Cực?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 10: Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực:

  • A. Phải dừng lại.
  • B. Mới được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện.
  • C. Mở ra một hướng đi mới cho nghiên cứu tự nhiên.
  • D. Được tổ chức bởi các quốc gia đang phát triển.

Câu 11: Châu Nam Cực có diện tích là bao nhiêu?

  • A. Hơn 1,4 triệu km2
  • B. Hơn 14 triệu km2
  • C. Hơn 41 triệu km2
  • D. Hơn 140 triệu km2

Câu 12: Càng vào sâu trong lục địa, nhiệt độ ở Nam Cực:

  • A. Càng nhẹ dịu
  • B. Càng tăng lên
  • C. Duy trì ổn định hơn
  • D. Càng khắc nghiệt

Câu 13: Hai băng thềm lục địa lớn nhất ở Nam Cực là:

  • A. Filchner và Ross
  • B. Nile và Amazon
  • C. Trường Giang và Hoàng Hà
  • D. Lưỡng Hà

Câu 14: Các khoáng sản ở châu Nam Cực hiện đang trong quá trình:

  • A. Khai thác
  • B. Nghiên cứu và thăm dò
  • C. Phân huỷ
  • D. Biến đổi sang trạng thái mới

Câu 15: Châu Nam Cực gồm các bộ phận nào?

  • A. Lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.
  • B. Lục địa Nam Cực và Nam Đại Dương.
  • C. Một phần nhỏ các nước ở các châu lục khác.
  • D. Cả A và C.

Câu 16: Nước nào không đặt có trạm nghiên cứu ở Nam Cực?

  • A. Liên Bang Nga
  • B. Việt Nam
  • C. Hoa Kỳ
  • D. Nhật Bản

Câu 17: Mưa ở châu Nam Cực thường ở dạng:

  • A. Mưa phùn.
  • B. Mưa đá.
  • C. Mưa lạnh.
  • D. Tuyết rơi

Câu 18: Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới, do:

  • A. Đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa thổi ra với vận tốc cao.
  • B. Đây là vùng khí áp thấp, hút gió từ các nơi thổi tới.
  • C. Ở đại dương bao quanh hình thành các khu khí áp thấp, hình thành bão.
  • D. Bề mặt lục địa bằng phẳng, gió mạnh không bị cản trở.

Câu 19: Câu nào nói đúng về tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực?

  • A. Là nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất trên Trái Đất, chiếm khoảng 60% lượng nước ngọt trên Trái Đất.
  • B. Giàu các loại khoáng sản như than đá, sắt, đồng.
  • C. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Cư dân bản địa ở châu Nam Cực thuộc chủng tộc nào?

  • A. Caucasoid
  • B. Europid
  • C. Antarcoid.
  • D. Không có người dân bản địa ở đây.

Câu 21: Bán đảo Nam Cực là một trong những khu vực:

  • A. Ấm lên nhanh nhất trên thế giới.
  • B.Ấm lên lâu nhất trên thế giới.
  • C. Lạnh đi nhanh nhất trên thế giới.
  • D. Lạnh đi lâu nhất trên thế giới.

Câu 22: Châu Nam Cực thuộc quyền sở hữu của nước nào?

  • A. Nước ở gần nhất với châu Nam Cực: Nam Phi
  • B. 5 nước thuộc Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc.
  • C. Nước có nhiều nghiên cứu khoa học nhất về Nam Cực: Mỹ.
  • D. Không có nước nào.

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về châu Nam Cực?

  • A. Nam Cực là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn thứ hai sau châu Mỹ.
  • B. Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.
  • C. Đến đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa Nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.
  • D. Một trong những nội dung chính của Hiệp ước Nam Cực là bảo vệ môi trường Nam Cực.

Câu 24: Đâu không phải là một điểm khác biệt giữa châu Nam Cực và các châu lục khác?

  • A. Quá lạnh, không thích hợp để sống một cách bình thường.
  • B. Băng phủ gần như toàn châu lục.
  • C. Có các điều kiện tự nhiên để hình thành sự sống.
  • D. Sinh vật quá nghèo nàn.

Câu 25: Những hoạt động của con người ở châu Nam Cực ngày càng tăng. Điều này có tác động gì đến nơi đây?

  • A. Biến nơi đây trở thành một đô thị phồn hoa.
  • B. Làm cho khí hậu toàn cầu biến động.
  • C. Môi trường nơi đây bị đe doạ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay