Trắc nghiệm địa lí 7 kết nối bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm địa lí 7 kết nối bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á
Trắc nghiệm địa lí 7 kết nối bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á
Trắc nghiệm địa lí 7 kết nối bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (28 câu)

Câu 1: Phần đất liền của châu Á nằm

A. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.

B. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.

C. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

D. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

Câu 2So với các châu lục khác trên thể giới, châu Á có diện tích

A. lớn thứ hai. 

B. lớn nhất.

C. lớn thứ ba. 

D. nhỏ nhất.

Câu 3Lãnh thổ châu Á trải dài từ

A. vòng cực Bắc đến vòng cực Nam. 

B. chỉ tuyến Bắc đến vòng cực Nam.

C. vùng cực Bắc đến khoảng 10°N. 

D. vòng cực Bắc đến chí tuyên Nam.

Câu 4Theo chiều bắc - nam, châu Á kéo dài khoảng

A. 9 200 km. 

B. 8000 km. 

C. 8 500 km.

D. 9 500 km.

Câu 5: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là bao nhiêu km?

A. 6200 km

B. 7200 km

C. 8200 km    

D. 9200 km

Câu 6: Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu là 

A. núi và sơn nguyên cao.

B. vùng đồi núi thấp.

C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

D. đồng bằng nhỏ hẹp.

Câu 7: Châu Á tiếp giáp với

A. ba đại dương và ba châu lục. 

B. ba đại dương và hai châu lục. 

C. hai đại dương và ba châu lục.

D. bốn đại dương và ba châu lục. 

Câu 8Phần đất liền châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?

A. Châu  u và châu Phi. 

B. Châu Đại Dương và châu Phi. 

C. Châu  u và châu Mỹ.

D. Châu Mỹ và châu Đại Dương.

Câu 9: Những khu vực có khí hậu nhiệt đới là:

A. toàn bộ Đông Nam Á và Nam Á.

B. phần lục địa Đông Nam Á (trừ bán đảo Mã Lai), Nam Á và phía nam Tây Á.

C. phần lục địa của Đông Nam Á và toàn bộ Nam Á.

D. phần lục địa của Đông Nam Á và phần đông của Nam Á.

Câu 10: Các khu vực có mạng lưới sông dày ở châu Á là:

A. Bắc Á, Nam Á, Tây Ả.

B. Đông Á, Đông Nam Ả, Nam Ả, Trung Á.

C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

D. Đông Nam Á, Tây Á, Trung Á.

Câu 11: Vùng sâu trong lục địa có khí hậu như thế nào? 

A. Mát mẻ 

B. Khô hạn

C. Ôn hòa 

D. Thất thường, không đoán trước được

Câu 12: Khoáng sản ở châu Á phân bố như thế nào?

A. Thưa thớt ở đồng bằng 

B. Tập trung ở Tây Á 

C. Tập trung ở đồng bằng 

D. Rộng khắp trên lãnh thổ

Câu 13: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 đới khí hậu.     

B. 5 đới khí hậu.     

C. 6 đới khí hậu.        

D. 7 đới khí hậu.

Câu 14: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?

A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải

C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa

D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương

Câu 15: Mạng lưới sông ngòi kém phát triển ở khu vực nào của châu Á? 

A. Khu vực Tây Nam Á và Trung Á. 

B. Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á 

C. Khu vực Bắc Á 

D. Khu vực Bắc Á và Đông Nam Á

Câu 16: Địa hình phía Bắc châu Á có đặc điểm gì? 

A. Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới 

B. núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển 

C. Đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng. 

D. Dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ

Câu 17: Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo là đặc điểm thể hiện

A. châu Á là một châu lục rộng lớn.

B. châu Á là một bộ phận của lục địa Á -  u.

C. châu Á là một châu lục có điều kiện tự nhiên phức tạp.

D. châu Á là một châu lục giáp nhiều biển và đại dương.

Câu 18: Vùng sâu trong lục địa có khí hậu như thế nào? 

A. Mát mẻ 

B. Khô hạn

C. Ôn hòa 

D. Thất thường, không đoán trước được

Câu 19: Châu Á có các đới khí hậu

A. cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.  

B. cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo. 

C. cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

D. cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo. 

Câu 20: Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á có đặc điểm

A. mùa đông khô và nóng, mùa hạ mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm dưới 300 mm. 

B. mùa hạ khô và nóng, mùa đông mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm. 

C. mùa hạ khô và nóng, mùa đông lạnh và khô, lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm. 

D. mùa hạ khô và nóng, mùa đông lạnh và khô, lượng mưa trung bình năm dưới 300 mm. 

Câu 21: Kiểu khí hậu gió mùa ở châu Á có đặc điểm

A. mùa đông lạnh và khô; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. 

B. mùa đông lạnh và ẩm; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. 

C. mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng, khô, mưa ít.

D. mùa đông lạnh và ẩm, mùa hạ nóng, khô, mưa ít. 

Câu 22: Khoáng sản ở châu Á phân bố như thế nào?

A. Thưa thớt ở đồng bằng 

B. Tập trung ở Tây Á 

C. Tập trung ở đồng bằng 

D. Rộng khắp trên lãnh thổ

Câu 23: Địa hình phía Bắc châu Á có đặc điểm gì? 

A. Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới 

B. núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển 

C. Đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng. 

D. Dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ

Câu 24: Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm

A. 1/2 diện tích châu Á.

B. 1/4 diện tích châu Á. 

C. 3/4 diện tích châu Á.

D. toàn bộ diện tích châu Á. 

Câu 25Thực vật điển hình của đới nóng ở châu Á là

A. rừng lá rộng. 

B. rừng lá kim. 

C. hoang mạc.

D. rừng nhiệt đới. 

Câu 26: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á

A. Hi-ma-lay-a

B. Côn Luân

C. Thiên Sơn

D. Cap-ca

Câu 27: Hồ nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Hồ Vich-to-ri-a. 

B. Hồ Ban-khát.

C. Hồ A-ran. 

D. Hồ Bai-can.

Câu 28: Khó khăn lớn nhất của địa hình châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là

A. bị chia cắt mạnh mẽ và phức tạp.

B. gồm các khối núi và cao nguyên đồ sộ.

C. vùng núi cao tuyết bao phủ trắng xóa quanh năm.

D. chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới?

A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo

B. Do lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi

D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á -  u

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng xích đạo

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 3Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Thái Bình Dương. 

B. Bắc Băng Dương.

C. Ấn Độ Dương. 

D. Đại Tây Dương.

Câu 4: Đặc điểm nào thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn?

A. Tiếp giáp hai châu lục.

B. Tiếp giáp ba đại dương rộng lớn.

C. Lãnh thổ có dạng hình khối.

D. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.

Câu 5: Đâu là đặc điểm của đới lạnh châu Á? 

A. Diện tích rộng lớn, có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ đông sang tây 

B. Khí hậu lạnh, thực vật nghèo nàn chủ yếu là thực vật rêu và địa y 

C. Khí hậu nhiệt đới, xích đạo, rừng mưa nhiệt đới 

D. Tất cả đều đúng

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Dựa vào hình 1 dưới đây và thông tin trong SGK, hãy xác định tiếp giáp với châu Á về phía tây nam qua eo đất Xuy-ê là:

A. châu Phi

B. châu  Úc

C. châu Đại Dương

D. châu Nam cực

Câu 2: Quan sát hình 1 phía trên và đưa ra ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

A. Địa hình núi cao hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống.

B. Địa hình bị chia cắt mạnh vì vậy khi khai thác cần chú ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất.

C. Các khu vực cao nguyên, đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sản xuất và định cư.

D. Cả 3 phương án trên

Câu 3: Tài nguyên khoáng sản phong phú mang đến những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế châu Á? 

A. Cơ sở để phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản 

B. Cung cấp nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, luyện kim,... 

C. Tốn kém khai thác, ảnh hưởng xấu môi trường 

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 4Một trong những khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống và sản xuất là:

A. chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đối khí hậu.

B. khí hậu lạnh giá khắc nghiệt chiếm phần lớn diện tích.

C. có rất ít đồng bằng để sản xuất nông nghiệp.

D. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

Câu 5: Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào?

A. Sơn nguyên Đê-can.

B. Sơn nguyên Trung Xi-bia.

C. Sơn nguyên Tây Tạng.

D. Sơn nguyên Iran.

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào dưới đây?

A. Ôn đới lục địa

B. Ôn đới hải dương

C. Nhiệt đới gió mùa

D. Nhiệt đới khô

Câu 2: Từ hình 5.1, xác định các khu vực địa hình (núi, cao nguyên, sơn nguyên, đồng bằng) và các khoáng sản chính, các sông lớn của châu Á.

 

A. Núi, cao nguyên và sơn nguyên tập trung ở khu vực trung tâm. Phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam là đồng bằng.

B. Dầu mỏ, than đá, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,… là các khoáng sản chính.

C. Sông Hằng, Sông Ấn, Sông Mê Công, Sông Hoàng Hà, Sông Trường Giang, Sông A-mua, Sông Bra-ma-pút, Sông Ô-bi và Sông I-ê-nít-xây là các sông lớn của châu Á.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 3: Xác định trên hình 1, vị trí phân bố một số loại khoáng sản chính ở châu Á.

A. Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á; Than: CN.Trung Xi-bia và khu vực Đông Á; Sắt: Đông Á và Nam Á.

B. Dầu mỏ: CN.Trung Xi-bia và khu vực Đông Á, Than: Đông Á và Nam Á; Sắt: Tây Á, Đông Nam Á.

C. Dầu mỏ: Đông Á và Nam Á, Than: CN.Trung Xi-bia và khu vực Đông Á, Sắt: Tây Á, Đông Nam Á.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 4: Đọc thông tin ở mục b (khoáng sản) trong SGK, cho biết tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa như thế nào đối với các nước châu Á.

A. Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu. 

B. Cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho công nghiệp luyện kim, sản xuất ô tô.

C. Trong quá trình khai thác cần chú ý sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

D. Cả 3 phương án trên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay