Trắc nghiệm địa lí 7 kết nối Bài 6: đặc điểm dân cư, xã hội châu á
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: đặc điểm dân cư, xã hội châu á. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG 2: CHÂU ÁBÀI 6: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng?
A. Châu Á có số dân đông nhất trong các châu lục.
B. Châu Á có cơ cấu dân số già.
C. Tỉ lệ tăng dân số của châu Á đã giảm và thấp hơn mức trung bình của thế giới.
D. Dân số châu Á đang chuyển biến theo hướng già hoá.
Câu 2: Dân cư - xã hội châu Á mang đặc điểm nào sau đây?
A. Dân số đứng thứ 2 thế giới.
B. Thành phần chủng tộc không đa dạng.
C. Dân cư tập trung chủ yếu ở miền núi.
D. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.
Câu 3: Dân cư châu Á thường tập trung đông ở đâu?
A. Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Phía đông của Đông Á.
B. Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Trung Á.
C. Phía đông của Đông Á, Khu vực Trung Á và Nam Á.
D. Khu vực Đông Nam Á, Trung Á và Bắc Á.
Câu 4: Đâu là đặc điểm dân cư, xã hội châu Á?
A. Một châu lục đông dân nhất thế giới.
B. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc.
C. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Châu lục nào trên thế giới là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn?
A. Châu Âu.
B. Châu Á.
C. Châu Mĩ.
D. Châu Đại Dương.
Câu 6: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là gì?
A. Phật giáo và Ki-tô giáo.
B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
C. Ki-tô giáo và Hồi giáo.
D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 7: Các nước có nhiều đô thị trên 10 triệu dân ở châu Á là
A. Ấn Độ, Trung Quốc.
B. Trung Quốc, Nhật Bản, Băng-la-đét.
C. Ấn Độ, Thái Lan, Phi-líp-pin.
D. Nhật Bản, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a.
Câu 8: Các chủng tộc nào chủ yếu ở châu Á?
A. Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it
B. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it
C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it
D. Môn-gô-lô-it, Ô-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it
Câu 9: Dân số châu Á tăng nhanh khi nào?
A. Nửa cuối thế kỉ XVIII.
B. Nửa cuối thế kỉ XIX.
C. Nửa cuối thế kỉ XX.
D. Nửa cuối thế kỉ XXI.
Câu 10: Một trong những đặc điểm dân số của châu Á là
A. số dân ổn định trong những năm gần đây.
B. số dân giảm mạnh trong những năm gần đây.
C. số dân tăng hằng năm với số lượng không thay đổi.
D. số dân đông nhất thế giới và vẫn tiếp tục tăng.
Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng?
A. Châu Á có số dân đông nhất trong các châu lục.
B. Châu Á có cơ cấu dân số già.
C. Tỉ lệ tăng dân số của châu Á đã giảm và thấp hơn mức trung bình của thế giới.
D. Dân số châu Á đang chuyển biến theo hướng già hoá.
Câu 12: Năm 2020, số đô thị có trên 10 triệu dân ở châu Á là
A. 18.
B. 19.
C. 20.
D. 21.
Câu 13: Đa số các quốc gia châu Á có
A. cơ cấu dân số già là chủ yếu.
B. cơ cấu dân số trẻ là chủ yếu.
C. cơ cấu dân số bước vào giai đoạn già hoa.
D. cơ cấu dân số bước vào giai đoạn dân số vàng.
Câu 14: Phật giáo ra đời ở quốc gia nào của châu Á?
A. Ấn Độ
B. Trung Quốc
C. Thái Lan
D. Lào
Câu 15: Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất châu Á?
A. Đông Á.
B. Tây Á.
C. Nam Á.
D. Trung Á.
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Các nước có nhiều đô thị trên 10 triệu dân ở châu Á
A. Ấn Độ, Trung Quốc.
B. Trung Quốc, Nhật Bản, Băng-la-đét.
C.Ấn Độ, Thái Lan, Phi-líp-pin.
D. Nhật Bản, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a
Câu 2: Chủng tộc chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là gì?
A. Ơ-rô-pê-ô-it.
B. Môn-gô-lô-it.
C. Ô-xtra-lô-it.
D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.
Câu 3: Tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á giảm đáng kể là do đâu?
A. Chuyển cư.
B. Phân bố lại dân cư.
C. Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
D. Thu hút nhập cư.
Câu 4: Ấn Độ giáo ra đời khi nào ở châu Á?
A. Hơn một nghìn năm trước Công nguyên.
B. Thế kỉ VI trước Công nguyên
C. Thế kỉ VII trước Công nguyên
D. 250 trước Công nguyên
Câu 5: Quốc gia có dân số đông thứ hai ở châu Á (năm 2020) là
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. In-do-nê-xi-a.
D. Nhật Bản.
Câu 6: Năm 2020, châu Á (chưa tính Liên bang Nga) có mật độ dân số là
A. 143 người/km2.
B. 147 người/km2.
C. 149 người/km2.
D. 150 người/km2.
Câu 7: Năm 2019, châu Á có cơ cấu dân số
A. trẻ và đang già hoá.
B. vàng và đang già hoá.
C. trẻ và ngày càng trẻ hoá.
D. già và đang trẻ hoá.
Câu 8: Ấn Độ giáo được ra đời ở nước nào sau đây?
A. Việt Nam.
B. Ma-lay-xi-a.
C. Thái Lan.
D. Ấn Độ.
Câu 9: Những quốc gia nào có mức chênh lệch giới nam so với nữ ở châu Á cao nhất thế giới?
A. Ấn Độ và Trung Quốc.
B. Thái Lan và Việt Nam.
C. Nhật Bản và Ấn Độ.
D. In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc.
Câu 10: Châu Á là nơi ra đời của những tôn giáo lớn nào trên thế giới?
A. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.
B. Ấn Độ giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo.
C. Phật giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo và Công giáo.
D. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Tin lành.
Câu 11: Tây Nam Á là nơi ra đời những tôn giáo nào?
A. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
B. Ki-tô giáo và Hồi giáo.
C. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
D. Phật giáo và Ki-tô giáo.
Câu 12: Khu vực nào có số dân ngoài độ tuổi lao động cao nhất ở châu Á?
A. Đông Nam Á.
B. Tây Nam Á.
C. Đông Á.
D. Nam Á.
Câu 13: Quốc gia nào có số dân đông nhất ở châu Á?
A. Việt Nam.
B. Ấn Độ.
C. Thái Lan.
D. Trung Quốc.
Câu 14: Châu Á có đặc điểm nổi bật gì về dân cư?
A. Dân số đông nhất thế giới.
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới.
C. Dân số già hóa, thiếu hụt lao động.
D. Đô thị hóa cao, tỉ lệ dân số sống trong đô thị lên lới 80%.
Câu 15: Mật độ dân số châu Á có sự chênh lệch giữa các khu vực do nguyên nhân nào?
A. Địa hình và khí hậu.
B. Thiên tai.
C. Chính sách phát triển của mỗi quốc gia.
D. Thiếu nguồn nước sạch.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Tại sao ở phía Bắc châu Á dân cư phân bố thưa thớt?
A. Khí hậu khô hạn.
B. Khí hậu lạnh.
C. Địa hình hiểm trở.
D. Thường xuyên xảy ra thiên tai.
Câu 2: Việt Nam chủ yếu theo tôn giao nào?
A. Ấn Độ giáo.
B. Phật giáo.
C. Ki-tô giáo.
D. Hồi giáo.
Dựa vào bảng 6.1, hãy trả lời các câu hỏi 3 và 4.
Bảng 6.1. Số dân của thế giới, châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ năm 2019
Thế giới | Châu Á | Trung Quốc | Ấn Độ | |
Số dân (tỉ người) | 7,7 | 4,6 | 1,4 | 1,39 |
Câu 3: Năm 2019, châu Á chiếm bao nhiêu % dân số của thế giới?
A. 59,7%.
B. 62,3 %.
C. 50,8 %.
D. 70,0%.
Câu 4: Năm 2019, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm bao nhiêu % dân số của châu Á.
A. 36,7%.
B. 70,3 %.
C. 60,6%.
D. 50,0%.
Câu 5: Năm 2019, dân số châu Á chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?
A. 50%.
B. 70%.
C. 60%.
D. 30%.
=> Giáo án địa lí 7 kết nối bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu á