Trắc nghiệm địa lí 9 Bài 17: vùng trung du và miền núi bắc bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: vùng trung du và miền núi bắc bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Tỉnh nào sau đây của vùng giáp với cả Lào và Trung Quốc?   

A Lai Châu.       

B. Sơn La.          

C. Hà Giang

D. Lào Cai

 

Câu 2: Tỉnh nào sau đây của vùng giáp biển

A. Thái Bình.     

B. Quảng Ninh. 

C. Lạng Sơn

D. Nam Định

 

Câu 3: Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm:

A. 11 tỉnh

B. 15 tỉnh

C. 13 tỉnh

D. 14 tỉnh

 

Câu 4: Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là:

A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

B. chịu tác động rất lớn của biển.

C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ.

D. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.

 

Câu 5: 

Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là

A. núi cao, cắt xẻ mạnh.

B. gồm các cao nguyên xếp tầng.

C. núi thấp và trung bình.

D. đồng bằng rộng lớn.

 

Câu 6: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do:

A. Tây Bắc cao hơn                           

B. Tây Bắc xa khối không khí lạnh hơn

C. Đông Bắc trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh              

D.  Đông Bắc ven biển.

 

Câu 7: Tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đặc điểm: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng ?

A. Bắc Kạn.

B. Bắc Giang.

C. Quảng Ninh.

D. Lạng Sơn.

 

Câu 8: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do:

A. Gió mùa, địa hình.

B. Núi cao, nhiều sông.

C. Thảm thực vật, gió mùa.

D. Vị trí ven biển và đất.

 

Câu 9: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Đồng

B. Sắt

C. Đá vôi

D. Than đá

 

Câu 10: Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là:

A. Tày, Nùng, Hoa, Chăm,...

B. Thái, Mường, Dao, Mông,…

C. Gia-rai, Cơ-ho, Ê-đê, Mạ,…

D. Ê - đê, Dao, Giáy, Lự,…

 

Câu 11: Đông Bắc là nơi cư chú phổ biến dân tộc:

A. Tày

B. Thái

C. Kinh

D. Mông

 

Câu 12: Trong số các tỉnh dưới đây, tỉnh nào nằm ở Tây Bắc?

A. Lạng Sơn.

B. Quảng Ninh.

C. Hoà Bình.

D. Phú Thọ.

 

Câu 13: Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (ĐÔNG BẮC, TÂY BẮC) VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/c10_8.png?itok=F9sedGAZ 

Những chỉ số phát triển nào ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc?

A. Mật độ dân số

B. Tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo

C. Thu nhập và tỷ lệ biết chữ

D. Tuổi thọ, tỷ lệ thị dân

 

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Hòa Bình

B. Sơn La

C. Thác Bà

D. Bản Vẽ

 

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.

B. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc

C. Có dân số đông nhất cả nước

D. Giáp với Trung Quốc và Lào

 

Câu 3:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết tỉnh duy nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là

A. Quảng Ninh.

B. Phú Thọ.

C. Thái Nguyên.

D. Lạng Sơn.

Câu 4: Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. các tỉnh biên giới.

B. trung du Bắc Bộ.

C. tiểu vùng Tây Bắc.

D. miền núi Bắc Bộ.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.

B. có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.

C. có số dân đông nhất so với các vùng khác.

D. giáp cả Trung Quốc và Lào.

Câu 6: Nhân tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là

A. Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.

C. Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.

D. Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.

Câu 7: Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc là

A. Dầu mỏ.

B. Khí đốt.

C. Than đá.

D. Than gỗ.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.

B. Trình độ dân cư – xã hội chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

C. Dân cư đông, mật độ dân số cao.

D. Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

Câu  9: Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Có sự phân hóa thành 2 tiểu vùng.

B. Chủ yếu là các sông nhỏ, trữ năng thủy điện ít.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

D. Nhiều khoáng sản, trữ lượng lớn, phân bố tập trung.

 Câu 10: Đâu không phải là thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc ?

A. Chăn nuôi gia súc lớn.

B. Phát triển thủy điện.

C. Khai thác khoáng sản.

D. Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm.

Câu 11: Ngành kinh tế nào sau đây chỉ có thể phát triển ở tiểu vùng Đông Bắc mà Tây Bắc không có ?

A. Khai thác khoáng sản.

B. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

C. Du lịch sinh thái.

D. Kinh tế biển.

Câu 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.

C. Địa hình dốc và có nhiều sông lớn.

D. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.

Câu 13: Khoáng sản nào sau đây không tập trung nhiều ở Trung du và miền núi Bắc bộ?

A. Sắt.             B. Đồng.                  C. Bôxit.                   D. Pyrit

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là

A. Hiện tượng cháy rừng.

B. Đất đai bị suy thoái, thiếu nước vào mùa khô.

C. Phát triển thủy điện.

D. Nạn du canh, du cư.

Câu 2: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao

B. Khoáng sản phân bố rải rác.

C. Địa hình dốc, giao thông khó khăn.

D. Khí hậu diễn biến thất thường.

Câu 3:  So với cả nước, đàn trâu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng hơn

A. 1/5.                             B. 2/5               C. 3/5.                         D. 4/5

Câu 4:  Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục.  Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Vĩnh Phúc                       B. Tuyên Quang.                     

C. Thái Nguyên.                  D. Hà Giang.

Câu 5: Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là

A. Đậu tương             B. Cà phê.           C. Chè.                 D. Thuốc lá

Câu 6: Đất hiếm phân bố chủ yếu ở

A. Lào Cai.             B. Lai Châu.              C. Cao Bằng.               D. Yên Bái

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Tỉnh nào sau đây của TDMNBB thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

A. Bắc Giang              B. Quảng Ninh            C. Phú Thọ           D. Yên Bái

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta là:

A. Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang.

B. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

C. Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.

D. Sơn La, Điện Biên,Phú Thọ, Hà Giang.

Câu 3: Các nhà máy thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La.                 B. Hòa Bình, Thác Bà, Trị An

C. Hòa Bình, Trị An, Sơn La.                     D. Đa Nhim, Thác Bà, Sơn La

Câu 4: Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Nhiệt đới ẩm giò mùa, mùa đông ấm

C. Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh

D. Cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn

Câu 5: Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là

A. Khí hậu lạnh hơn. 

B. Khí hậu ấm và khô hơn

C. Khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng.

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay