Trắc nghiệm địa lí 9 Bài 18: vùng trung du và miền núi bắc bộ (tiếp theo)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: vùng trung du và miền núi bắc bộ (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TIẾP THEO)

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là máy nhiệt điện?

A. Hoà Bình.

B. Thác Bà.

C. Uông Bí.

D. Sơn La.

 

Câu 2: Đàn trâu của vùng Trung du và miền Bắc Bộ chiếm tỉ trọng so với cả nước là

A. 65%.     

B. 57,3%    

C. 35,7%.  

D. 25%.

 

Câu 3: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh có nhà máy nhiệt điện lớn là:

A. Hải Dương.

B. Quảng Ninh.

C. Thái Nguyên.

D. Lạng Sơn.

 

Câu 4: Cũng  với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh có cơ sở luyện kim đen và luyện kim màu lớn là:

A. Thái Nguyên.

B. Cao Bằng.

C. Tuyên Quang.

D. Lào Cai

 

Câu 5: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh có nhiều apatit, pirit dùng đê sản xuất xút, phân bón là:

A. Lào Cai.

B. Phú Thọ.

c. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 6: Do điều kiện sinh thái, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ sản xuât được các sản phẩm đặc trưng:

A. nhiệt đới. .       

B. cận nhiệt đới.

C. ôn đới.   

D. Cả 3 loại sản phẩm trên.

 

Câu 7: Cửa khẩu Đồng Đăng (Hữu Nghị), một cửa khẩu quan trọng, trên biên giới Việt - Trung thuộc tỉnh nào của nước

A. Lào Cai.

B. Cao Bằng.

C. Lạng Sơn.

D. Hà Giang.

 

Câu 8: Thế mạnh kinh tế chù yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Khai thác khoáng sản, thủy điện.

B. Nghề rừng, cây công nghiệp lâu năm.

C. Rau quả cận nhiệt và ôn đới

D. Tất cả các mặt trên.

 

Câu 9: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Việt Trì, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hạ Long.

B. Lào Cai, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang.

C. Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Bắc Kạn.

D. Móng Cái, Bắc Giang, Thác Bà, Lai Châu.

 

Câu 10: Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Dầu lửa

B. Khí đốt

C. Than đá

D. Than bùn

 

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên sông nào

A. Đà

B. Lô

C. Gâm

D. Chảy

 

Câu 2: Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả:

A. cây lương thực, cây ăn quả, và cây thực phẩm.

B. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu.

C. cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới.

D. cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp.

 

Câu 3: Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Đền Hùng

B. Tam Đảo

C. Sa Pa

D. Vịnh Hạ Long

 

Câu 4: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng hiện nay là:

A. Khai khoáng, thuỷ điện

B. Cơ khí, điện tử

C. Hoá chất, chế biến lâm sản

D.  Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.

 

Câu 5: Trung tâm du lịch lớn nhất vùng là:

A. Hạ Long

B. Ba Bể

C. Sapa

D.  Tam Đảo.

 

Câu 6: Nhóm cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều tại Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Chè, cao su, cà phê

B. Cà phê, hồ tiêu, cao su

C. Chè, quế, hồi

D. Bông, đay, chè

 

Câu 7: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. cà phê.

B. chè.

C. bông.

D. hồi.

Câu 8: Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. bò, lợn.

B. gia cầm, bò.

C. trâu, lợn.

D. Gà, trâu bò

Câu 9: Các trung tâm kinh tế quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lào Cai.

B. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Yên Bái.

C. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Bắc Kạn.

D. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.

Câu 10: Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải là

A. địa hình miền núi hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn.

B. cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn yếu kém.

C. mâu thuẫn, tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc diễn ra liên tục.

D. tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Câu 11: Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

A. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

B. kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.

C. phát triển du lịch.

D. nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Câu 12: Than đá trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác không nhằm mục đích:

A. Làm nhiên liệu nhiệt điện

B. Xuất khẩu

C. Tiêu dùng trong nước

D. Làm đồ trang sức

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa lớn về môi trường là

A. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

C. hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất; điều hòa khí hậu.

D. tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.

Câu 2: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh tự nhiên để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là

A. diện tích đất feralit rộng lớn.

B. các cao nguyên tương đối bằng phẳng.

C. có nhiều giống cây công nghiệp tốt.

D. khí hậu nhiệt đới ẩm có một mùa đông lạnh.

Câu 3: Địa danh nổi tiếng về trồng rau ôn đới, sản xuất giống rau quanh năm và trồng hoa xuất khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Lào Cai

B. Sa Pa.

C. Điện Biên.

D. Mộc Châu.

Câu 4: Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cây chè phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước chủ yếu là nhờ:

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, đất feralit màu mỡ với diện tích lớn.

B. Đất đai đa dạng, có hai loại đất chính là phù sa và feralit.

C. Nguồn nước dồi dào, có nhiều sông lớn.

D. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây chè.

Câu 5: Cho bảng số liệu:

Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 là

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ cột ghép.

 Câu 6: Trung tâm du lịch lớn nhất vùng là

A. Hạ Long

B. Ba Bể

C. Sapa

D. Tam Đảo.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Thanh Thủy

B. Lệ Thanh

C. Cầu Treo

D. Nậm Cắn

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp.

B. Khí hậu, nguồn nước dồi dào.

C. Sinh vật, địa hình đa dạng.

D. Địa hình, khoáng sản phong phú.

Câu 2: Theo em, trong các loại cây trồng chủ yếu của vùng Trung du và núi Bắc Bộ thì loại cây trồng nào có diện tích gieo trồng và lượng lớn so cả

A. ngô.       

B. chè.        

C. đậu tương.      

D. cây ăn quả.

Câu 3:  Cây lương thực chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. cây lúa, ngô.

B. cây sắn, ngô.

C. cây lúa, sắn.

D. cây ngô, khoai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay