Trắc nghiệm địa lí 9 Bài 6: sự phát triển của nền kinh tế việt nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: sự phát triển của nền kinh tế việt nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

 

Câu 1: Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện:

A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.

Câu 2: Trong cơ cấu GDP của nước ta, ngành dịch vụ có đặc điểm:

A. Chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng lên.

B. Chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm xuống.

C. chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.

D. Tỉ trọng cao hơn nông –lâm- ngư nghiệp, nhưng còn thấp hơn công nghiệp, xây dựng và ít biến động.

Câu 3: Nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đổi mới từ khi nào?

A. 1930           

B. 1945            

C. 1975                        

D.  1986.

Câu 4: Sự đổi mới nền kinh tế biểu hiện qua việc tăng mạnh tỷ trọng:

A. Nông nghiệp                       

B. Công nghiệp – xây dựng

C. Dịch vụ                                           

D.  Câu b, c đúng.

Câu 5: Ngoài những thử thách trong nước,  ta đang phải đối mặt với thử thách từ bên ngoài là:

A. Du nhập lao động                            

B. Du nhập máy móc, thiết bị

C. Du nhập hàng hoá                            

D.  Sự đầu tư.

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?

A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.

C. Kinh tế cá thể được thùa nhận và ngày càng phát triển.

D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Câu 7: Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện ở:

A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.     

B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.                

D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.

Câu 8: Trước đổi mới, thời kì kinh tế nước ta gặp khủng hoảng là:

A. Từ 1954 đến 1975.                                                 

B. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.

C. Sau 1975 đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.        

D. Từ sau 1986 đến trước năm 1996.

Câu 9: Đây là đặc điểm của nền kinh tế miền Nam dưới chế độ Sài Gòn:

A. Khủng hoảng kéo dài.                           

B.Lạm phát cao, sản xuất đình trệ, lạc hậu.

C. Chỉ tập trung ở các thành phố lớn, phục vụ chiến tranh.

D.Mang tính chất thực dân mới nửa phong kiến.

Câu 10: Tỉnh nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam:

A. Đồng Nai             

B. Bình Định           

C. Hải Dương        

D. Bến Tre.

Câu 11: Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

A. Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng.

B. Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.

C. Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát.

D. Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Câu 12: Ngành nào sau đây được coi là ngành công nghiệp trọng điểm tiêu biểu hiện nay?

A. Hóa chất.                                     

  B. Luyện kim   

C. Vật liệu xây dựng                      

 D. Sản xuất hàng tiêu dùng.   

Câu 13: Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ câu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ:

A. Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

B.Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .

C.Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.

D.Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Câu 14: Cho bảng số liệu:  Tổng sản phẩm trong nước (Đơn vị triệu USD)       

                                   Năm

Khu vực

                  2005

Nông –lâm – ngư nghiệp

  77520

Công nghiệm –Xây dựng

  92357

Dịch vụ

125819

Tổng

295696

Cơ cấu ngành dịch vụ là:

A. 40,1%                     

B.  42,6%             

C. 43,5%          

D. 45%         

Câu 15: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở:

A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm:

A. 1975       B. 1981

C. 1986       D. 1996

 Câu 2: Tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc:

A. Hải Dương            

B. Quảng Ninh.      

C. Nam Định         

D. Hưng Yên.

Câu 3: Đâu không phải đặc điểm của công cuộc Đổi mới ở nước ta?

A. Được triển khai từ năm 1986.

B. Được đặc trưng bằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

D. Đưa nền kinh tế nước ta vươn lên, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?

A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.

C. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.

D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:

A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.

B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.

B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.

C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực.

D. Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.

Câu 7: Đâu không phải khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta?

A. Các vấn đề việc làm, y tế, giáo dục,… chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

B. Người lao động cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

C. Tài nguyên bị khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường.

D. Thị trường thế giới và khu vực có nhiều biến động.

Câu 8: Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới:

A. Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.

B. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.

D. Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

Câu 9:Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2002

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/aa.jpg?itok=jB_gPbZp

Nhận định nào sau đây đúng:

A. Giảm tỉ trọng khu vực nghiệp khu vực công nghiệp - xây dựng; tăng tỉ trọng nông lâm ngư; khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

B. Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

D. Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp. Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ. Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

Câu 10: Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là

A. hiện đại hóa kinh tế.

B. đa dạng hóa sản phẩm.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. mở rộng hợp tác quốc tế.

Câu 11: Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

A. tiêu cực nhưng tốc độ còn chậm.

B. tích cực nhưng tốc độ còn chậm.

C. tích cực nhưng tốc độ nhanh.

D. tiêu cực nhưng tốc độ nhanh.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không biểu hiện chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta?

A. Tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

B. Phát triển các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ.

C. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.

D. Hình thành các vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 13: Đâu không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới

A. Biến động thị trường thế giới.

B. Cạnh tranh gay gắt.

C. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế.

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Một trong những nguyên nhân đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là

A. chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần.

B. tài nguyên thiên nhiên nước ta giàu có.

C. chính sách chuyển cư hợp lí, phân bố lại lao động.

D. kiểm soát gia tăng dân số hợp lí, thúc đẩy đô thị hóa.

Câu 2: Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã có vai trò gì đối với nền kinh tế nước ta?

A.Tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các thành phần kinh tế.

B. Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

C. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

D. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra chậm.

Câu 3: Một trong những khó khăn về tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế nước ta là

A. y tế giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

B. ở các vùng miền núi, nông thôn còn nhiều xã nghèo.

C. tỉ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp còn khá cao.

D. tài nguyên bị khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường.

Câu 4: Khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi nước ta phải

A. đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên.

B.nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

C. phân bố lại dân cư và lao động.

D. đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Câu 5: Thành tựu kinh tế có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngoại thương nước ta là

A. Đầu tư nước ngoài tăng.

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc.

C. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng lên.

D. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.

Câu 6: Ngành ngoại thương của nước ta ngày càng phát triển do

A. Đầu tư nước ngoài tăng.

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc.

C. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng lên.

D. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.

Câu 7: Sự kiện lớn diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đánh dấu thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là

A. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.

B. Gia nhập ASEAN.

C. Gia nhập WTO.

D. Trở thành thành viên của liên hiệp quốc.

Câu 8: Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam  giai đoạn 2005 – 201

Nhận xét nào sau đây không đúng

A. Thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có còn biến động.

B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng.

C. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.

D. Thành phần kinh tế Nhà nước có tỉ trọng cao hơn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và thấp hơn kinh tế ngoài Nhà nước.

Câu 9: Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam  giai đoạn 2005 – 2014 

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng liên tục qua các năm.

B. Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm liên tục qua các năm.

C. Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất.

D. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò thấp nhất trong cơ cấu kinh tế.

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng ?

A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

B. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ.

C. Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.

D. Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

Câu 2: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là:

A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.

Câu 3: Trong chuyển dịch cơ cấu ngành, khu vực dịch vụ có xu hướng

A. giảm liên tục.

B. tăng liên tục.

C. chiếm tỉ trọng thấp nhưng biến động.

D. chiếm tỉ trọng cao nhưng biến động.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay