Trắc nghiệm địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại địa hình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Phân bố dân cư và các loại địa hình . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Bài 3: Phân bố dân cư và các loại địa hình

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

 

Câu 1: Quốc gia đông dân nhất thế giới là:

A. Hoa Kỳ                                                       

B. Trung Quốc

C. Liên Bang Nga                                            

D.  Canađa.

Câu 2: Trên thế giới , nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số :

 A. Thấp                      

B. Trung  Bình                      

C. Cao                    

D. Rất cao

Câu 3: Năm 2003 số dân sống  trong các đô thị  chiếm khoảng :

  A. 24%                           

B. 25%                     

C.  26 %                          

D. 27 %

Câu 4: Hãy cho biết dân cư tập trung đông  đúc ở các vùng nào ?

 A. đồng bằng                 

 B. Ven biển         

C. Các đô thị         

D.  Cả A,B ,C, đều đúng

Câu 5: Dựa vào Atlat trang 15 , hãy cho biết  những đô thị nào  có quy mô dân số trên 1 triệu người 

A. Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố HCM .        

B.  Hà Nội , Đà Nẵng , Thành Phố Hồ Chí Minh

C. Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ                                 

D. Thành  Phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu 

Câu 6: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?

A. Hải đảo

B. Miền núi

C. Trung du

D. Đồng bằng

Câu 7: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ:

A. Rất thấp

B. Thấp

C. Trung bình

D. Cao

Câu 8: Dân cư nước ta sống thưa thớt ở .

 A. Ven biển                     

B. Miền Núi                      

C. Đồng bằng                

D. Đô thị

Câu 9: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:

A. Vừa và nhỏ

B. Vừa

C. Lớn

D. Rất Lớn

Câu 10: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng:

A. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng.

B. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị giảm.

D. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng.

Câu 11: Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do:

A. Di dân tự do từ nông thôn lên thành phố.

B. Tác dộng của thiên tai, bão lũ, triều cường.

C. Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa

D. Nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước.

Câu 12: Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành:

A. Công nghiệp, nông nghiệp.

B. Công nghiệp, dịch vụ.

C. Nông nghiệp, dịch vụ.

D. Tất cả các ngành đều phát triển.

Câu 13: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích:15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là:

A. 13 người/km2

B. 138 người/km2

C. 1380 người/km2

D. 13800 người/km2

Câu 14: Cho bảng số liệu:

Mật độ dân số của nước ta năm 1989 và 2016 lần lượt là:

A. 1900 người/km2 và 2800 người/km2

B. 1950 người/km2 và 280 người/km2

C. 195 người/km2 và 2800 người/km2

D. 195 người/km2 và 280 người/km2

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Vùng Đồng  Bằng Sông Cửu Long  có :

Diện tích:  39734 km2

Dân số : 16,7 triệu người ( năm 2002 )

Mật độ dân số của vùng là :

 A.  420,3 người / km2                    

B. 120,5 người / km2

C. 2379,3 người /km2                  

 D. 420,9 người / km2

Câu 2: Năm 2003 dân số sinh  sống ở  vùng nông thôn chiếm

A. 72% dân số cả nước                                 

B. 73% dân số cả nước

C. 74% dân số cả nước                                 

 D. 75% dân số cả nước

Câu 3: Mật độ dân số ở thành phố nào cao nhất Việt Nam?

A. Hà Nội                                                        

B. T.P Hồ Chí Minh

C. Hải Phòng                                                   

D.  Đà Nẵng.

Câu 4: Tên gọi hành chính nào sau đây không thuộc loại hình quần cư đô thị

A. Khu phố                                          

B. Khóm

C. Phường                                                  

D.  Quận.

Câu 5: Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm

A. thấp hơn tỉ lệ dân thành thị.

B. bằng tỉ lệ dân thành thị.

C. cao hơn tỉ lệ dân thành thị.

D. bằng một nửa tỉ lệ dân thành thị.

Câu 6: Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là

A. dịch vụ.

B. nông nghiệp.

C. công nghiệp.

D. du lịch.

Câu 7: Đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là

A. nhà ống san sát nhau.

B. các chung cư cao tầng.

C. nhà mái thấp, nằm thưa thớt.

D. các biệt thự.

Câu 8: Quá trình đô thị hóa thể hiện ở trên những mặt nào?

A. Số dân thành thị, lối sống thành thị, quy mô các thành phố.

B. Số dân nông thôn, lối sống thành thị, quy mô các thành phố.

C. Số dân thành thị, lối sống nông thôn, quy mô các thành phố.

D. Số dân nông thôn, lối sống nông thôn, quy mô các thành phố.

Câu 9: Hậu quả lớn nhất về mặt xã hội của việc phân bố dân cư không hợp lí là

A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.          

B. ô nhiễm môi trường.

C. gây lãng phí nguồn lao động.                          

D. giải quyết vấn đề việc làm.

Câu 10: Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển là do

A. điều kiện sống thuận lợi.

B. nông nghiệp phát triển.

C. lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.

D. chính sách phân bố dân cư của Nhà nước.

Câu 11: Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì

A. có diện tích rộng lớn, đặc biệt là đất ở.

B. có môi trường sống trong lành hơn.

C. hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thu hút nhiều lao động.

D. tập trung tài nguyên thiên nhiên còn giàu có (rừng, khoáng sản).

Câu 12: Điều nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta

A. Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực thành thị

B. Dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển

C. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân cư cao nhất nước ta

D. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Đặc điểm nào của quá trình đô thị hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị?

A. Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

B. Sự lan tỏa của lối sống thành thị về các vùng nông thôn.

C. Việc mở rộng quy mô của các thành phố.

D. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.

Câu 2: Người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là

A. làng.

B. plây.

C. phum.

D. bản.

Câu 3: Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là

A. làng.

B. bản.

C. phum, sóc.

D. plây.

Câu 4: Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ dân nông thôn, tăng tỉ lệ dân thành thị, nguyên nhân chủ yếu do:

A. Vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, tài nguyên cạn kiệt.

B. Kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

C. Chính sách chuyển cư của Nhà nước.

D. Kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Câu 5: Tại sao dân cư nước ta vẫn tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn?

A. Chính sách dân số của nhà nước.

B. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra chậm.

C. Khu vực nông thôn kinh tế phát triển hơn.

D. Điều kiện tự nhiên ở nông thôn thuận lợi hơn.

Câu 6: Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì?

A. Có diện tích rộng lớn, đặc biệt là đất ở.

B. Có môi trường sống trong lành hơn.

C. Hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thu hút nhiều lao động.

D. Tập trung tài nguyên thiên nhiên còn giàu có (rừng, khoáng sản).

Câu 7: Cho bảng số liệu sau:

Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2014.

Năm

2000

2005

Thành thị

18 725.4

30 035.4

Nông thôn

58 905.5

60 693.5

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta năm 2000 và 2015 là

A. biểu đồ tròn.

B. biểu đồ cột.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ đường.

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

A. làng, ấp.

B. phum, sóc.

C. buôn, plây.

D. bản.

Câu 2: Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

A. làng, ấp.

B. buôn, plây.

C. phum, sóc.

D. bản, phum.

Câu 3: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4: Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là

A. mật độ dân số.

B. hoạt động kinh tế.

C. nhà cửa.

D. lối sống.

Câu 5: Cho bảng số liệu:

Năm

1989

2003

2010

2011

2016

Số dân (nghìn người)

64375.9

81212.4

87860.4

90728.9

92695.1

Diện tích (km2)

330132.2

330133.2

330957.6

330966.9

331230.8

Mật độ dân số của nước ta năm 1989 và 2016 lần lượt là:

A. 1900 người/km2 và 2800 người/km2

B. 1950 người/km2 và 280 người/km2

C. 195 người/km2 và 2800 người/km2

D. 195 người/km2 và 280 người/km2

Câu 6: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích:15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là:

A. 13 người/km2

B. 138 người/km2

C. 1380 người/km2

D. 13800 người/km2

Câu 7: Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành:

A. Công nghiệp, nông nghiệp.

B. Công nghiệp, dịch vụ.

C. Nông nghiệp, dịch vụ.

D. Tất cả các ngành đều phát triển.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay