Trắc nghiệm địa lí 9 Bài 23: vùng bắc trung bộ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: vùng bắc trung bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Địa lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Vị trí của vùng có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã hội là:
A. Giáp Lào
B. Giáp Đồng bằng Sông Hồng
C. Giáp biển
D. Cầu nối Bắc – Nam.
Câu 2: Điều kiện tự nhiên để phát triển của Nam Hoành Sơn so với Bắc Hoành Sơn thì:
A. Nhiều khoáng sản hơn
B. Ít khoáng sản, ít rừng hơn
C. Nhiều rừng hơn
D. Câu a, c đúng.
Câu 3: Sự khác biệt cơ bản giữa hai miền Đông và Tây của vùng là:
A. Địa hình
B. Dân tộc
C. Hoạt động kinh tế
D. Cả 3 ý trên.
Câu 4: Trong các chỉ số về sự phát triển, chỉ số nào của vùng thấp hơn bình quân cả nước?
A. Gia tăng dân số
B. Tỷ lệ người lớn biết chữ
C. Tỷ lệ hộ nghèo
D. Thu nhập đầu người.
Câu 5: Vùng Bắc Trung Bộ gồm mấy tỉnh thành?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6
Câu 6: Loại hình thiên tai nào sau đây không có ở vùng Bắc Trung Bộ
A. Bão
B. Hạn hán
C. Sương muối giá rét
D. Lũ lụt
Câu 7: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Quảng Nam.
D. Quảng Trị.
Câu 8: Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Trung du miền núi Băc Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đông Nam Bộ
Câu 9: Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân vùng Băc Trung Bộ là:
A. Cơ sở hạ tầng thấp kém.
B. Mật độ dân cư thấp.
C. Thiên tai thường xuyên xảy ra.
D. Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Câu 10: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là:
A. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.
B. phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.
C. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
D. nguồn lao động dồi dào tập trung ở các thành phố, thị xã.
Câu 11: Phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ giáp với dãy núi nào?
A. Dãy Bạch Mã.
B. Dãy Trường Sơn Bắc.
C. Dãy Tam Điệp.
D. Dãy Hoành Sơn.
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Các bãi biển nổi tiếng của vùng Bắc Trung Bộ là:
A.Sầm Sơn
B. Cửa Lò, Thiên Cầm
C. Lăng Cô
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ là:
A. Than nâu
B. Dầu khí
C. Đá vôi
D. Đất sét.
Câu 3: Ranh giới cuối cùng kết thúc ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc là
A. Dãy núi Hoành Sơn.
B. Dãy núi Bạch Mã.
C. Dãy núi Trường Sơn Bắc.
D. Dãy núi Trường Sơn Nam.
Câu 4: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của:
A. Dải đồng bằng hẹp ven biển.
B. Dãy núi Trường Sơn Bắc.
C. Dãy núi Bạch Mã.
D. Dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam.
Câu 5: Cho biết diện tích tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ là 51,5 nghìn km², dân số là 10,6 triệu người (2005). vậy mật độ dân số của Bắc Trung Bộ là:
A. 153 người/km2
B. 151,5 người/km2
C. 205,8 người/km2
D. 189,6 người/km2
Câu 6: Điều kiện tốt nhất để vùng Bắc Trung Bộ phát triển dịch vụ là:
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Hình dáng
D. Vị trí địa lý.
Câu 7: Loại khoáng sản không có nhiều ở Bắc Trung Bộ là
A. thiếc, sắt.
B. đá vôi, sét, cao lanh.
C. bôxit, than đá.
D. crôm, đá quý.
Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Miền núi phía Tây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
B. Mật độ dân số thấp.
C. Tỉ lệ dân thành thị thấp.
D. Tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn mức trung bình cả nước.
Câu 9: Đâu không phải là ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ ?
A. Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước.
B. Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước láng giềng ra biển Đông.
C. Gần đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển năng động của cả nước.
D. Phát triển các ngành kinh tế biển.
Câu 10: Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 11: Loại thiên tai không thường xuyên xảy ra ở Bắc Trung Bộ là
A. Hạn hán.
B. Bão.
C. Động đất.
D. Lũ quét.
PHẦN 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Các dạng địa hình từ tây sang đông của vùng Bắc Trung Bộ là
A. núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, hải đảo.
B. núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo.
C. biển, đồng bằng, gò đồi, núi, hải đảo.
D. biển, đồng bằng, núi, gò đồi, hải đảo.
Câu 2: Dạng địa hình thuận lợi cho phát triển mô – hình nông lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) ở Bắc Trung Bộ là
A. đồng bằng ven biển.
B. núi cao.
C. gò đồi.
D. cao nguyên badan.
Câu 3: Các hoạt động nông nghiệp chủ yếu của đồng bào người Kinh ở vùng đồng bằng ven biển phía đông là
A. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
B. sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, thương mại, dịch vụ.
C. sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
D. trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.
Câu 4: Ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ có những hoạt động kinh tế chủ yếu nào sau đây:
A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
B. Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).
C. Trồng cây hàng năm, sản xuất công nghiệp.
D. Trồng rừng, canh tác nương rẫy.
Câu 5: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là:
A. Phong Nha – Kẻ Bàng
B. Di tích Mĩ Sơn
C. Phố cổ Hội An
D. Cố đô Huế
Câu 6: Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu của vùng đồng bằng ven biển phía đông Bắc Trung Bộ là
A. Đem lại lượng mưa lớn vào đầu mùa hạ.
B. Gây hiệu ứng phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.
C. Đem lại một mùa đông lạnh, ít mưa.
D. Phân hóa mưa – khô sâu sắc giữa lãnh thổ phía bắc và phía nam.
Câu 7: Để hạn chế nạn cát bay, cát chảy ở Bắc Trung Bộ, cần tiến hành
A. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
B. Trồng rừng phi lao chắn cát ven biển.
C. Đẩy mạnh phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.
D. Xây dựng hệ thống đê biển.
Câu 8: Lũ ở vùng Bắc Trung Bộ thường lên rất nhanh chủ yếu do:
A. nhiều con sông lớn, lương mưa lớn quanh năm.
B. sông ngòi ngắn, dốc kết hợp mưa lớn tập trung.
C. vùng đồng bằng có địa hình thấp trũng, khó thoát nước.
D. sông ngòi có dạng lông chim nên nước ở các nhánh sông tập trung nhanh.
Câu 9: Để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng gò đồi phía Tây của Bắc Trung Bộ, trước hết cần
A. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
C. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt giao thông vận tải.
D. Phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là:
A. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, nuôi trâu bò đàn.
B. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm.
C. trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt thủy sản.
D. sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Câu 2: Các dân tộc ít người chủ yếu ở Bắc Trung Bộ là
A. Thái, Mường, Chăm, Khơ-me, Bru - Vân Kiều.
B. Thái, Mường, Dao, Cơ-ho, Bru - Vân Kiều.
C. Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều.
D. Thái, Mường, Nùng, Ê-đê, Bru - Vân Kiều.
Câu 3: Bắc Trung Bộ trở thành địa bàn trung chuyển khối lượng lớn hàng hóa và hành khách Bắc - Nam là do
A. vùng có hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
B. tất cả các tỉnh đều giáp biển và giáp Lào.
C. vị trí cầu nối giữa Bắc Bộ với các tỉnh phía Nam.
D. xu thế mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế.
Câu 4: Đảo nào dưới đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Cồn Cỏ.
B. Côn Đảo.
C. Thổ Chu.
D. Cát Bà.