Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

BÀI 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng, sai về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Khiến các quốc gia phải hy sinh lợi ích của mình.

B. Giúp mỗi quốc gia thu hẹp thị trường.

C. Giúp mỗi quốc gia thu hút vốn đầu tư.

D. Tạo cơ hội việc làm cho các tầng lớp dân cư.

Đáp án:

A. Sai

B. Sai

C. Đúng

D. Đúng

Câu 2: Em hãy cho biết các nhận định dưới đây về sự cần thiết, khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế là đúng hay sai. 

A. Là cơ hội để các nước phát triển nhận được sự trợ giúp của các nước khác.

B. Giúp các nước phát triển tăng cường khai thác nguồn lực kinh tế của các quốc gia đang phát triển.

C. Giúp các nước đang phát triển tiếp cận và sử dụng các nguồn lực vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí,... cho sự phát triển của mình.

D. Giúp các quốc gia mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đáp án:

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là đúng, sai khi nói về hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Chỉ mang lại lợi ích cho các nước lớn trên thế giới.

B. Là phương thức phát triển phổ biến của các quốc gia.

C. Tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.

D. Là tất yếu khách quan của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Đáp án:

Câu 4: Mệnh đề nào dưới đây là phản ánh đúng, sai bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Sự mở rộng thị trường từ phạm vi nội địa ra phạm vi quốc tế. 

B. Sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

C. Sự chia sẻ lợi ích giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới.

D. Sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung chưa được cam kết.

Đáp án:

Câu 5: Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D dưới đây.

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương là cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế khu vực. 

B. Tổ chức thương mại thế giới là cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế khu vực. 

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế khu vực.

D. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế khu vực.

Đáp án:

Câu 6: Hãy chọn đúng, sai cho mỗi phát biểu dưới đây.

A. Sau khi gia nhập Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam đều giảm giá mạnh mẽ. Điều này chứng tỏ hiệp định thương mại tự do luôn làm giảm giá hàng hóa nhập khẩu.

B. Sau khi ký kết hiệp định EVFTA với Liên minh Châu Âu, Việt Nam đã thấy sự gia tăng trong đầu tư từ các công ty châu Âu vào các lĩnh vực như công nghệ và sản xuất. Điều này chứng tỏ hiệp định thương mại có thể thu hút đầu tư nước ngoài.

C. Sau khi tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một số doanh nghiệp trong nước báo cáo giảm doanh thu do cạnh tranh gia tăng. Điều này chứng tỏ hội nhập quốc tế không có ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong nước.

D. Quốc gia A gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu và được miễn thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu sang các quốc gia thành viên. Điều này chứng tỏ việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do có thể giúp giảm chi phí xuất khẩu.

Đáp án:

Câu 7: Đâu là nhận định đúng, sai khi nói về tham gia hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.

A. Việc tham gia vào các tổ chức và hiệp định thương mại quốc tế không yêu cầu các quốc gia phải thực hiện các cải cách chính sách nội bộ để phù hợp với các quy định quốc tế.

B. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các công ty quốc tế, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một số ngành công nghiệp trong nước.

C. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia có thể duy trì các hàng rào bảo vệ thương mại mà không cần phải điều chỉnh theo các quy định quốc tế.

D. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) yêu cầu các nước thành viên giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ.

 Đáp án:

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay