Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA, MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Câu 1: Hành vi nào dưới đây không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Hưởng ứng Giờ Trái Đất, gia đình nhà anh D đã tắt đèn điện trong một giờ.
b. Bạn H đã cùng lớp mình tham gia dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường học.
c. Ông Q thường sử dụng xung điện trong đánh bắt cá.
d. Anh V đã không xây dựng khu chứa nước thải của trang trại do chi phí xây dựng tốn kém
Đáp án:
a) Sai | b) Đúng | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Hành vi nào dưới đây vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Ông H phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống.
b. Chị M mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Ca trù cho trẻ em.
c. Anh N giới thiệu di sản văn hoá của quê hương trên mạng xã hội.
d. Bạn S đồng tình và ủng hộ các bạn có hành vi vứt rác tại khu di tích.
Đáp án:
Câu 3: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Xã Hòa Bình là một vùng quê nổi tiếng với những cánh đồng lúa xanh mướt và dòng sông trong vắt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình môi trường ở đây đang có nhiều biến đổi. Nhà máy chế biến thực phẩm X, tọa lạc ngay bên bờ sông, thường xuyên xả thải nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông. Điều này khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân làm nghề đánh bắt cá.
Bên cạnh đó, một số hộ dân trong làng có thói quen đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa, gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Các bạn học sinh trường THPT Hòa Bình rất lo lắng về tình trạng ô nhiễm môi trường này và muốn tìm cách giải quyết.
a. Việc nhà máy X xả thải trực tiếp ra sông là hành vi vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân.
b. Các bạn học sinh trường THPT Hòa Bình có quyền khiếu nại lên các cơ quan chức năng về tình trạng ô nhiễm môi trường này.
c. Việc đốt rơm rạ là một tập tục lâu đời của người nông dân nên không thể thay đổi.
d. Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính quyền địa phương, người dân không cần phải quan tâm.
Đáp án:
Câu 4: Trong các trường hợp dưới đây, chủ thể nào thực hiện đúng, chủ thể nào thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.
a. Uỷ ban nhân dân tỉnh Z kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, xếp hạng di sản văn hoá.
b. Anh H tham gia một dự án nghiên cứu về văn hóa dân gian, phát hiện một bảo vật văn hóa đang có nguy cơ mất mát, anh quyết định giữ thông tin này để tự nghiên cứu.
c. Gia đình ông T sở hữu căn nhà cổ có giá trị lịch sử đã được cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận. Ông T đã tự ý sửa chữa căn nhà thành quán cà phê hiện đại.
d. Bạn Q quyết định tham gia đội ngũ tình nguyện viên của địa phương để quảng bá, chia sẻ thông tin về các di tích lịch sử của quê hương.
Đáp án:
Câu 5: Đọc thông tin dưới đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Các di sản văn hoá đã được đặt dưới sự bảo hộ của Luật Di sản văn hoá và các công ước của UNESCO mà Việt Nam đã tham gia. Trong số gần 4 triệu hiện vật đang lưu giữ trong các bảo tàng công lập, bảo tàng ngoài công lập và các bộ , tập tư nhân có 238 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Từ năm 2015 – 2022, đã có 131 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và 1 507 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Luật Di sản văn hoá cho phép tư nhân/chủ sở hữu sưu tập hiện vật xây dựng bảo tàng ngoài công lập, tư nhân hiến tặng cổ vật cho các bảo tàng công lập.
Nhà nước đã đầu tư những khoản ngân sách khá lớn cho mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá. Ngoài ra, phải kể tới hàng nghìn tỉ đồng được huy động từ sự tự nguyện đóng góp của cộng đồng cư dân các địa phương cũng như vốn hỗ trợ từ UNESCO.
(Theo baochinhphu.vn)
a. Quyền của công dân về bảo vệ di sản văn hoá thể hiện ở việc 238 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
b. Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và danh hiệu Nghệ nhân ưu tú thuộc về lĩnh vực về bảo vệ di sản văn hoá.
c. Pháp luật cho phép tư nhân sưu tập hiện vật xây dựng bảo tàng ngoài công lập là để tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận và hưởng thụ các giá trị di sản văn hoá.
d. Pháp luật quy định cộng đồng cư dân các địa phương có nghĩa vụ tự nguyện đóng góp hàng nghìn tỉ đồng cho mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá.
Đáp án:
Câu 6: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Anh B dùng xe tải chở rác thải từ khu dân cư về nơi tập kết nhưng không có bạt che chắn, để rơi vãi rác ra đường.
b. Khi đến tham quan khu du lịch, bạn M đã có hành vi phá hoại một số cảnh quan.
c. Bạn N đã cùng các bạn tham gia chương trình: Đối rác tái chế lấy cây.
d. Cơ sở sản xuất nước mắm của gia đình bà P luôn xử lí nước thải trước khi xả thải ra môi trường.
Đáp án:
Câu 7: Tìm hiểu trên Internet, lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
Tính đến thời điểm tháng 5/2023, Việt Nam đã được UNESCO công nhận:
a. 8 Di sản Thế giới.
b. 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể.
c. 15 Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới.
d. 5 Công viện Địa chất Toàn cầu UNESCO.
Đáp án: