Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 14: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Pháp luật quốc tế do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên.
b. Pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác trong một số lĩnh vực của đời sống quốc tế.
c. Pháp luật quốc tế hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các quốc gia.
d. Pháp luật quốc tế không điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức của các quốc gia khác nhau.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Pháp luật quốc tế không cần thiết phải tuân thủ nếu một quốc gia không đồng ý với các quy định.
b. Pháp luật quốc tế không chỉ là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bảo vệ quyền con người và phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
c. Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế hoàn toàn tách biệt nhau.
d. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền đảm bảo rằng tất cả các quốc gia, bất kể kích thước hay sức mạnh, đều có quyền bình đẳng trong các mối quan hệ quốc tế.
Đáp án:
Câu 3: Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết đâu là Tổ chức quốc tế có vai trò trực tiếp trong việc xây dựng và thực thi pháp luật quốc tế? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Liên Hợp Quốc.
b. Tổ chức Thương mại Thế giới.
c. Ủy ban Olympic Quốc tế.
d. UNESCO
Đáp án:
Câu 4: Đọc tình huống dưới đây, theo em nước M đã vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.
Cuộc xung đột vũ trang tại quốc gia H không có dấu hiệu giảm bớt. Trước tình hình đó, Hội động Bảo an Liên hợp quốc căn cứ Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế, đã họp và soạn thảo Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp quân sự để duy trì hoà bình tại quốc gia H. Trong thời gian chờ đợi Nghị quyết được thông qua, quốc gia K, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, đã đưa một số tàu quân sự của mình tiến vào lãnh thổ của quốc gia H.
a. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
b. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.
c. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.
d. Nguyên tắc dân tộc tự quyết.
Đáp án:
Câu 5: Đọc các tình huống dưới đây, đâu là tình huống thực hiện đúng về pháp luật quốc tế? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.
a. Một quốc gia quyết định xâm lược một quốc gia khác với lý do bảo vệ quyền lợi của công dân của mình sống ở quốc gia đó.
b. Một quốc gia đã ký kết một hiệp định thương mại quốc tế, cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. Quốc gia này đã điều chỉnh luật pháp quốc gia của mình để phù hợp với các yêu cầu trong hiệp định.
c. Trong một tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia, các bên đã quyết định đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế để giải quyết. Họ cam kết tuân thủ phán quyết của tòa án.
d. Một quốc gia từ chối tuân thủ một hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết, cho rằng luật pháp quốc gia của họ quan trọng hơn.
Đáp án:
Câu 6: Pháp luật quốc tế có vai trò gì trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trong trường hợp sau? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Somalia và Kenya là hai quốc gia có bờ biển tiếp liền ở khu vực Đông Phi, bên bờ Ấn Độ Dương, tranh chấp một vùng biển rộng hơn 100 000 km2. Ngày 22 -8-2014, cho rằng các hành động đơn phương của Kenya (khảo sát và khoan) trong vùng biển tranh chấp đã xâm phạm đến chủ quyền của mình, Somalia đưa vụ việc với Kenya ra Toà án Công lí Quốc tế (ICJ). Ngày 12 - 10 - 2021, ICJ công bố Phán quyết cuối cùng về phân định biển Somalia và Kenya, trong đó kết luận Kenya không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế thông qua các hoạt động trên biển tại khu vực tranh chấp.
a. Là cơ sở để xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia trong các lĩnh vực của đời sống.
b. Là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.
c. Là cơ sở pháp lí để giải quyết tranh chấp về lãnh thổ giữa Somalia và Kenya.
d. Ràng buộc nghĩa vụ pháp lí của các bên trong giải quyết tranh chấp giữa Somalia và Kenya.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Nước A và nước B đã ký kết một hiệp định thương mại tự do, trong đó quy định các công ty từ nước A và nước B có quyền đầu tư và kinh doanh trên lãnh thổ của nhau mà không gặp rào cản hay sự phân biệt đối xử so với doanh nghiệp nội địa. Sau khi hiệp định có hiệu lực, một số công ty lớn của nước A đã mở rộng hoạt động tại nước B và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong một số lĩnh vực, gây áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp địa phương.
Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp trong nước, một số quan chức của nước B đề xuất đưa ra các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế sự cạnh tranh từ các công ty nước A. Tuy nhiên, cuối cùng nước B vẫn tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết trong hiệp định, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước A theo nguyên tắc đã ký, mặc dù nền kinh tế nước B bị ảnh hưởng trong ngắn hạn.
a. Nước B có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết trong hiệp định theo nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế.
b. Việc các công ty nước A vượt trội về cạnh tranh là hợp pháp nếu tuân thủ các điều khoản của hiệp định.
c. Nước B có quyền đơn phương thay đổi hiệp định nếu doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn.
d. Nước B có thể hạn chế các công ty nước A để bảo vệ doanh nghiệp trong nước mà không cần thông báo cho nước A.
Đáp án:
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế