trắc nghiệm đúng sai Sinh học 11 cánh diều Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Sinh học 11 cánh diều Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án sinh học 11 cánh diều
BÀI 10. BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
Câu 1: Lượng đường trong máu của một người mắc bệnh đái tháo đường và một người không mắc bệnh có cùng khối lượng cơ thể được theo dõi trong khoảng thời gian 12 giờ. Cả hai người đều ăn một bữa giống hệt nhau và thực hiện 1 giờ tập thể dục với cường độ giống nhau. Sử dụng dữ liệu được cung cấp từ Hình 4. Hãy cho biết mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a) B là người bệnh, A là người bị bình thường.
b) Thời điểm W, cả A và B đều dùng bữa → lượng đường trong máu tăng đột biến ở cả hai. Thời điểm Y, Cả A và B đều bắt đầu tập thể dục → lượng đường trong máu sẽ giảm.
c) Hormone X là glucagon.
d) Hormone mà người B có thể đã nhận được vào thời điểm Z là glucagon.
Câu 2: Một thí nghiệm thực hiện trên nhóm người béo phì nặng được phẫu thuật thu hẹp dạ dày. Ở thời điểm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật, những người này được uống cùng một lượng glucose (thời điểm uống là phút 0 trên đồ thị). Sau đó, họ được đo hàm lượng glucose, insulin và glucagon huyết tương; kết quả sự biến động nồng độ các chất được thể hiện ở hình 4.1, 4.2, 4.3. Trong đó, đường nét liền (-) phản ánh thông số trước phẫu thuật thu hẹp dạ dày; đường nét đứt (...) phản ánh thông số ở thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật.
a) Hình 4.3 thể hiện đồ thị của hormone insulin.
b) Hình 4.2 thể hiện đồ thị của glucose.
c) Hình 4.1 thể hiện đồ thị của glucagon.
d) Có sự thay đổi đáng kể giữa trước và sau khi phẫu thuật thu hẹp dạ dày do glucagon (hormone kích thích tiết insulin) được tiết ra nhiều hơn khiến lượng insulin cũng được tiết ra tỉ lệ nghịch với glucagon để tiêu hóa thức ăn.
Câu 3: Trong thí nghiệm về chức năng thận, các học sinh được chia thành 2 nhóm A và B. Trước thời điểm thí nghiệm khoảng 1 giờ, một nhóm học sinh được uống một lượng nước như nhau, trong khi nhóm còn lại uống ít hơn một phần ba lượng nước so với nhóm kia. Các học sinh ở mỗi nhóm đều uống lượng nước như nhau. Tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm (t = 0 phút), các học sinh ở cả hai nhóm đều uống 500 ml nước. Số liệu đo được thể hiện ở đồ thị hình 5.
Biết: Hormon Aldosteron là một trong những loại hormone được sản xuất tại tuyến thượng thận, giữ chức năng duy trì nồng độ Natri và Kali máu ở mức độ bình thường nhằm tạo nên sự thăng bằng về thể tích máu cũng như huyết áp động mạch.
a) Nồng độ Aldosteron trong máu hai nhóm học sinh cao nhất ở thời điểm t = 0.
b) Nhóm A đã uống nhiều nước hơn trước thời điểm thí nghiệm.
c) Nồng độ Aldosteron tỉ lệ nghịch với thể tích của máu
d) Từ thời điểm t = 0 đến t = 80, nồng độ Cl- trong máu của nhóm A luôn cao hơn nhóm B.
=> Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi