trắc nghiệm đúng sai Sinh học 11 cánh diều Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Sinh học 11 cánh diều Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án sinh học 11 cánh diều
BÀI 18. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật là quá trình tăng kích thước, khối lượng cơ thể và hoàn thiện chức năng các cơ quan. Sinh trưởng là sự gia tăng số lượng, kích thước tế bào, còn phát triển bao gồm biệt hóa mô và các giai đoạn trong vòng đời. Động vật có hai kiểu phát triển: phát triển không qua biến thái (như người, chó, mèo) và phát triển qua biến thái (như ếch, bướm). Quá trình này chịu ảnh hưởng của di truyền, hormone và môi trường sống.”
Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về sự sinh trưởng và phát triển ở động vật?
a) Sự phát triển của động vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, biệt hoá tế bào và phát sinh hình thái.
b) Đặc điểm của quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thay đổi tuỳ theo điều kiện sống của chúng.
c) Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
d) Cơ thể động vật được hình thành do kết quả của quá trình phân hoá của hợp tử.
Câu 2: Ba cá thể chuột đực trưởng thành (1, 2, 3) có nồng độ testosteron máu thấp. Trong đó, chuột (1) bất thường ở vùng dưới đồi, chuột (2) có tinh hoàn không phát triển và chuột (3) bất thường ở tuyến yên. Hình 8 thể hiện mức độ nồng độ LH trong máu đo được ở các cá thể chuột ở thời điểm trước và sau khi tiêm GnRH. BT là chuột khỏe mạnh bình thường. Hãy cho biết mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Chuột 1 là cột B vì trước khi tiêm GnGH chuột (1) bị hỏng vùng dưới đồi → giảm tiết GnRH → giảm kích thích tuyến yên tiết LH → LH giảm so với BT trước khi tiêm GnRH → Giảm kích thích tinh hoàn tiết testosteron (thấp hơn BT). Sau khi tiêm GnRH → kích thích tuyến yên tiết LH → nồng độ LH của chuột (1) tăng nhưng vẫn thấp hơn BT sau khi tiêm GnRH (do nồng độ GnRH thấp hơn)
b) Chuột (2) là cột C vì trước khi tiêm GnRH, (2) bị hỏng tinh hoàn nên tinh hoàn tiết ít testosteron → giảm ức chế vùng dưới đồi, tuyến yên → tuyến yên tăng tiết LH → LH cao so với BT lúc chưa tiêm GnRH. Khi tiêm GnRH → kích thích tuyến yên tiết LH → LH vẫn tăng cao so với bình thường (vì chưa tiêm GnRH thì LH đã cao sẵn, cao hơn so với bình thường)
c) Chuột 3 là cột A vì trước khi tiêm GnRH, chuột (3) có tuyến yên bị hỏng → Giảm tiết LH → LH thấp hơn so với BT khi chưa tiêm → giảm kích thích tinh hoàn tiết testosterone. Tuyến yên không đáp ứng với GnRH → Khi tiêm GnRH thì nồng độ LH trước và sau khi tiêm GnRH là như nhau.
d) Vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH, FSH kích thích tinh hoàn tiết testosteron.
Câu 3: Cho đoạn thông tin sau:
“Khi xây dựng trang trại chăn nuôi gà, cần đảm bảo vị trí cao ráo, thoáng mát, xa khu dân cư và có nguồn nước sạch. Chuồng trại nên đặt theo hướng Đông – Nam hoặc Đông – Bắc để tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên, đồng thời thiết kế thông thoáng, có hệ thống cách nhiệt và chống mưa gió. Mật độ nuôi phải phù hợp để tránh dịch bệnh, cùng với hệ thống vệ sinh và xử lý chất thải hiệu quả. Ngoài ra, cần bố trí hệ thống chiếu sáng, làm mát hợp lý và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống sạch để đảm bảo sức khỏe và năng suất đàn gà.”
Khi nói về những lưu ý trong xây dựng trang trại để chăn nuôi gà. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai?
a) Mái chuồng có thể lợp bằng ngói Fibro hoặc Tole, tránh mưa hắt vào bên trong. Tường chuồng có thể là tường bao hoặc quây lưới B40, có bạt che.
b) Nền chuồng phải kiên cố, khô ráo, dễ tiêu độc khử trùng, quét dọn.
c) Chọn địa thế: vị trí cao, hơi dốc, gần nguồn nước. Cách xa khu dân cư, trại chăn nuôi gà không làm chung với các loại vật nuôi khác.
d) Chọn hướng; xây theo hướng Đông Nam, thoáng vào mùa hè, tránh rét vào mùa đông.
=> Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật