trắc nghiệm đúng sai Sinh học 11 cánh diều Bài 14: Tập tính ở động vật

Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Sinh học 11 cánh diều  Bài 14: Tập tính ở động vật. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án sinh học 11 cánh diều

BÀI 14. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:

Tập tính động vật là những hành vi phản ứng lại kích thích từ môi trường, giúp chúng thích nghi và sinh tồn. Có hai loại chính: tập tính bẩm sinh, được di truyền như săn mồi, xây tổ, ve vãn bạn tình; và tập tính học được, hình thành qua trải nghiệm như huấn luyện, tìm đường hay ghi nhớ mối nguy hiểm. Ví dụ, ong thợ có tập tính bẩm sinh tìm mật, trong khi cá heo có thể học các kỹ thuật săn mồi từ đồng loại.”

Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Phần lớn tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh.

b) Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện, giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng thì đó là hình thức học ngầm.

c) Kiểu liên kết giữa một hành vi với một phần thưởng mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này thì đó là hình thức điều kiện hoá hành động.

d) Khi di cư, động vật sống dưới nước như cá định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng từ trường trái đất.

Câu 2: Khi nói về sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được:

Tập tính bẩm sinh là những hành vi có sẵn do di truyền, không cần học hỏi, như nhện giăng tơ hay chim non mở miệng đòi ăn. Tập tính học được hình thành qua trải nghiệm và rèn luyện, như chó biết làm theo lệnh chủ hay chim sẻ học hót từ đồng loại. Tập tính bẩm sinh ổn định, ít thay đổi, trong khi tập tính học được linh hoạt, giúp động vật thích nghi tốt hơn với môi trường.”

Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? 

a) Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, còn cơ sở thần kinh của tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện.

b) Tập tính bẩm sinh không di truyền, còn tập tính học được dễ mất đi.

c) Tập tính bẩm sinh mang tính đặc trưng cho loài, còn tập tính học được mang tính cá thể.

d) Tập tính bẩm sinh sinh ra đã có, tập tính học được hình thành trong quá trình sống.

Câu 3: Trong suốt sự nghiệp của mình, Pavlov quan tâm đến hoạt động của hệ thần kinh và các cơ chế điều hòa cơ thể. Thông thường, khi con người ăn, dạ dày sẽ tiết ra một lượng lớn dịch vị để giúp tiêu hóa thức ăn. Quyết tâm tìm hiểu cách đại não truyền mệnh lệnh này cho dạ dày, Pavlov đã tiến hành thí nghiệm trên chó. Ông nhận thấy dịch vị của chó tăng lên rất nhiều khi chúng nghe thấy tiếng bước chân của nhân viên thường mang thức ăn đến cho chúng. Pavlov cho rằng tiếng bước chân báo hiệu cho chú chó biết thức ăn đang được mang tới, thông qua thần kinh, đại não ra mệnh lệnh làm cho dạ dày tiết ra dịch vị. Từ phát hiện này, Pavlov nghĩ rằng, bất kỳ một tín hiệu nào như tiếng chuông, tiếng huýt sáo... gắn liền với sự xuất hiện của thức ăn trong một thời gian dài liên tục sẽ cho ra kết quả tương tự. 

BÀI 14. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

a) Thí nghiệm trên chứng minh về sự phản xạ không điều kiện của động vật.

b) Thí nghiệm trên phản ánh tập tính học được của loài chó.

c) Số lượng tập tính học được là có hạn chế.

d) Tiếng chuông là điều kiện cần và đủ để kích hoạt phản xạ của chó.

=> Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 14: Tập tính ở động vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai sinh học 11 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay