Trắc nghiệm đúng sai Sinh học 12 kết nối Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Sinh học 12 Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

BÀI 16: TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG

Câu 1: Các giống trong nước có nhiều ưu điểm nổi bật đặc trưng cho mỗi giống. Do đó, các nhà khoa học Việt Nam đã chủ động lai tạo giữa các giống trong nước để có được biến dị tổ hợp mang đặc tính vượt trội so với giống bố mẹ ban đầu.

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về thành tựu của quá trình chọn tạo giống giữa các cá thể khác giống trong nước?

a. Vịt cổ lũng (vịt quốc thành) là giống vịt nhà bản địa có xuất xứ ở địa bàn xã Cổ Lũng thuộc huyện Bá Thước, Thanh Hóa; được chọn lọc và phát huy các đặc tính quý hiếm như thịt nhiều nạc, thơm ngon.

b. Lợn mán là giống lợn nhỏ con xuất phát từ miền Bắc và miền Trung Việt Nam, có đặc trưng là da dày, đen, nhiều nạc, lớp mỡ mỏng, trọng lượng 10 – 15 kg; mặc dù nhỏ con nhưng chất lượng thịt thơm ngon và săn chắc.

c. Giống nếp cẩm mới ĐH6 có nguồn gốc từ Thanh Hóa, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng gạo ngon, có lớp vỏ cám màu tím đặc trưng, có nhiều giá trị dinh dưỡng cao.

d. Giống lúa HYT 122 có ưu điểm cứng cây, do đó chống chịu sâu bệnh và chống đổ tốt; hạt gạo trong vài dài; cơm ngon, mềm, dẻo, vị đậm và cho năng suất cao.

Đáp án:

- B, D đúng

- A, C sai

Câu 2: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, ba chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về kết qủa của thí nghiệm trên?

a. Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố melanine không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.

b. Gen quy định tổng hợp sắc tố melanine biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.

c. Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố melanine.

d. Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen. 

Câu 3: Một nhà khoa học đã trồng các cây cỏ thi (Achillea millefolium) thuộc hai dòng nhau (các cây cùng dòng có cùng kiểu gene) ở ba vùng có chiều cao so với mực nước biển khác nhau, điều kiện chăm sóc như nhau. Sau một thời gian, quan sát kết quả như hình dưới đây. Xét các nhận định sau là đúng hay sai?

BÀI 16: TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG

a. Ở các độ cao khác nhau, hai dòng đều có xảy ra thường biến để thích nghi với môi trường sống của chúng.

b. Hai dòng có kiểu gene hoàn toàn khác nhau.

c. Trong trường hợp thay đổi độ cao nhưng kiểu hình hai loài cỏ thi không thay đổi so với ban đầu, có thể kết luận không xảy ra thường biến.

d. Mức phản ứng của loài cỏ thi do môi trường quy định.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Sinh học 12 kết nối Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Sinh học 12 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay