Trắc nghiệm đúng sai Toán 7 cánh diều Bài tập cuối chương III
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Toán 7 Bài tập cuối chương III sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án toán 7 cánh diều (bản word)
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 3
Câu 1. Bạn Nam dự định dùng thanh sắt cắt ra để làm một cái khung hình lập phương cạnh 30 cm. Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Độ dài các cạnh của hình lập phương là 36 m.
b) Nếu bạn Nam dùng thanh sắt dài 3,5 m thì không đủ để làm khung.
c) Diện tích xung quanh của khung là 3600 cm2.
d) Thể tích của khung là 27 m3.
Đáp án:
- B, C đúng
- A, D sai
Câu 2. Người ta xếp các hình lập phương có độ dài cạnh là 2 cm để được một hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài là 12 cm, chiều rộng là 8 cm, chiều cao là 10 cm.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là 960 cm3.
b) Thể tích hình một hình lập phương là 4 cm3.
c) Diện tích đáy hình hộp chữ nhật gấp 25 lần diện tích đáy hình lập phương.
d) Số hình lập phương mà người ta đã dùng là 120 hình.
Câu 3. Một căn phòng có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài là 5 m, chiều rộng là 3,2 m, chiều cao là 3 m. Người ta muốn sơn phía trong bốn bức tường và cả trần của căn phòng. Biết rằng diện tích các cửa của căn phòng đó là 7 m2 và giá tiền sơn mỗi mét vuông (bao gồm tiền công và nguyên vật liệu) là 10 500 đồng.
a) Diện tích xung quanh của căn phòng là 49,2 m2.
b) Diện tích trần của căn phòng là 15 m2.
c) Diện tích cần quét sơn của căn phòng là 58,2 m2.
d) Số tiền mà người đó phải trả để quét sơn căn phòng là hơn 650000 đồng.
Câu 4. Một bể bơi có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài là 12 m, chiều rộng là 5 m, chiều sâu là 1,75 m. Biết rằng mỗi viên gạch có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài là 25 cm, chiều rộng là 20 cm và diện tích mạch vữa không đáng kể
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Diện tích của đáy bể là 50 m2.
b) Diện tích xung quanh bể là nhỏ hơn 60 m2.
c) Diện tích cần lát gạch men là 119,5 m2.
d) Số viên gạch men mà người thợ phải dùng để lát đáy và xung quanh thành bể là 2490 viên.
Câu 5. Một thùng đựng hàng có nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 3 m, chiều rộng 2 m và chiều cao 1,8 m. Người thợ cần bao nhiêu kilôgam sơn để đủ sơn toàn bộ mặt ngoài của chiếc thùng đó, biết rằng mỗi kilôgam sơn có thể sơn được 5 m2 mặt thùng.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Diện tích xung quanh của thùng đụng là 18 m2.
b) Diện tích xung quanh và diện tích tích hai đáy của thùng là 30 m2.
c) Số kg sơn người thợ cần dùng là 5 kg.
d) Thể tích của thùng là nhỏ hơn 10 m3.
Câu 6. Thiết bị máy được xếp vào các hình lập phương có diện tích toàn phần bằng 96 dm2. Người ta xếp các hộp đó vào trong một thùng hình lập phương làm bằng tôn không có nắp. Khi gò một thùng như thế hết 3,2 m2 tôn (diện tích các mép hàn không đáng kể).
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Diện tích một mặt của hộp thiết bị là 16 dm2.
b) Thể tích một hộp đựng thiết bị là 16 dm3.
c) Độ dài cạnh của thùng đựng hàng là 8 cm.
d) Số hộp thiết bị đựng trong một thùng là 8 hộp.
Câu 7. Một nhà kính trồng hoa có hình dạng và kích thước như Hình 10.14. Nhà kính có hình dạng gồm một hình lăng trụ đứng tam giác và một hình hộp chữ nhật.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Diện tích mặt đáy của lăng trụ đứng tam giác là 4,4 m2.
b) Thể tích của lăng trụ đứng tam giác là 28,8 m3.
c) Thể tích của hình hộp chữ nhật là 128,4 m3.
d) Thể tích của nhà kính là 211,2 m3.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án điện tử toán 7 cánh diều bài: Bài tập cuối chương III