Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 12: hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật việt nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật việt nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: PHÁP LUẬT NƯỚC CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 12: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Văn bản pháp luật nào dưới đây có giá trị pháp lí cao nhất?

A. Hiến pháp.

B. Luật và pháp lệnh.

C. Bộ luật và luật.

D. Pháp lệnh, nghị định.

Câu 2: Trong các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam, yếu tố được xem là đơn vị cơ bản (nhỏ nhất) trong hệ thống pháp luật là

A. Ngành luật.

B. Hệ thống pháp luật.

C. Quy phạm pháp luật.

D. Chế định luật.

Câu 3: Các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng là

A. Quy phạm pháp luật

B. Chế định pháp luật.

C. Ngành luật.

D. Hệ thống pháp luật.

Câu 4: Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội là

A. Chế định luật.

B. Hệ thống pháp luật.

C. Quy phạm pháp luật.

D. Ngành luật.

Câu 5: Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm nào sau đây?

A. Có chứa quy phạm pháp luật.

B. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

C. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

D. Cả A, B, C

Câu 6: Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính hiện đại.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 7: Văn bản quy phạm pháp luật gồm

A. Văn bản áp dụng pháp luật

B. Văn bản luật

C. Văn bản dưới luật

D. Cả B, C

Câu 8: Văn bản luật là

A. Pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định

B. Văn bản do quốc hội ban hành gồm hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.

C. Nghị định, thông tư, thông tư liên tịch.

D. Cả A, B, C

Câu 9: Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?

A. Chuẩn mực xã hội.

B. Quy phạm đạo đức phổ biến.

C. Phong tục, tập quán.

D. Thói quen con người.

Câu 10: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

A. nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.

B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.

C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

Câu 11: Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt

A. chính xác, một nghĩa.

B. chính xác, đa nghĩa.

C. tương đối chính xác, một nghĩa.

D. tương đối chính xác, đa nghĩa.

Câu 12: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa

A. quy tắc chung.

B. quy định bắt buộc.

C. chuẩn mực chung.

D. quy phạm pháp luật.

Câu 13: Những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được Nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với

A. chính trị

B. đạo đức.

C. xã hội

D. kinh tế.

Câu 14: Văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Lệnh

B. Công văn

C. Bản án

D. Thông báo

Câu 15: Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính phù hợp về mặt nội dung.

D. Tính bắt buộc chung.

Câu 16: Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào ban hành?

A. Chính phủ

B. Ủy ban Thường vụ Quốc hội

C. Thủ tướng Chỉnh phủ

D. Chủ tích nước

Câu 17:  Hệ thống pháp luật gồm

A. Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

B. Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật

C. Tập hợp hóa và pháp điển hóa

D. Tất cả đều sai

Câu 18: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính...do…ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai câp thống trị để điều chỉnh các…

A. Bắt buộc chung - nhà nước - quan hệ pháp luật

B. Bắt buộc - nhà nước- quan hệ xã hội

C. Bắt buộc chung - quốc hội - quan hệ xã hội

D. Bắt buộc chung - nhà nước - quan hệ xã hội                 

Câu 19: Căn cứ vào quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, công dân thực hiện quyền của mình, được hiểu pháp luật là phương tiện để

A. công dân thực hiện nghĩa vụ của mình.

B. công dân thực hiện quyền của mình.

C. công dân đạt được mục đích của mình.

D. mọi người yên tâm sản xuất kinh doanh.

Câu 20: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

A. Ngành luật

B. Chế định luật

C. Quy phạm pháp luật.

D. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật?

A. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền áp dụng pháp luật, ban hành theo thủ tục, trình tự luật định.

B. Mang tính cá biệt, chỉ hướng tới một cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể.

C. Được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn.

D. Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước và dựa trên Cơ sở pháp lý là văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Pháp lệnh do Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.Vì nó chứa quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước bạn hành và có hình thức, trình tự do luật quy định.

B. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em là văn bản quy phạm pháp luật.

C. Bản án, quyết định xét xử của Toà án là văn bản quy phạm pháp luật

D. Hương ước, lệ làng là văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 3: Nội dung nào sau đây là đúng?

A.  Hiến pháp là văn bản pháp luật quy định các quyền cơ bản của công dân.

B.  Hiến pháp là văn bản pháp luật quy định lợi ích và trách nhiệm của công dân.

C.  Hiến pháp là văn bản pháp luật quy định lợi ích và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

D.  Hiến pháp là văn bản pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu 4: Ý nào dưới đây là đúng?

A. Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng

sức ép của dư luận xã hội.

B. Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng lương tâm của mỗi cá nhân.

C. Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng niềm tin của mọi người trong xã hội.

D. Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước.

Câu 5: Đặc trưng nào là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?

A. Tính quy phạm phổ biến

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính giáo dục, thuyết phục.

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng về bản chất của pháp luật?

A. Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay do Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành

B. Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay do Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành

C. Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay do Quốc hội có thẩm quyền ban hành

D. Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay do Chính phủ có thẩm quyền ban hành

Câu 7:  Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?

A. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện quan niệm về đạo đức.

B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức.

C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.

D. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Câu 8: Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là

A. đều điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội.

B. đều là những quy tắc mang tính bắt buộc chung.

C. đều được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân.

D. đều điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân.

3. VẬN DỤNG (9 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản nào sau đây không thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

A.  Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục năm 2019.

B. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

C. Kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN-ĐTHVN ngày 04 - 9 - 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lí các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.

D. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

Câu 2: Nội dung nào sau đây là quy định pháp luật?

A. Người lao động có các quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử,... (điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).

B. Đoàn viên có nhiệm vụ luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua ngày 13 - 12 - 2017).

C.  Khi giao dịch với khách hàng phải ân cần, niềm nở và lịch thiệp; thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc để khách hàng yên tâm, hài lòng khi đến giao dịch tại công ty (Điều 3 Nội quy Công ty Y).

D. Điều kiện tham dự Đại hội Cổ đông: cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách cổ đông tại ngày chốt quyền tham dự Đại hội có quyền trực tiếp tham dự Đại hội hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác dự họp theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật (Điều 3 Quy chế tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên Công ty Cổ phần X).

Câu 3: Văn bản dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội.

B. Quyết định điều chuyển cán bộ, viên chức

C. Bản án của Toà án.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Văn bản dưới đây là văn bản áp dụng pháp luật?

A. Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội.

B. Quyết định điều chuyển cán bộ, viên chức

C. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

D. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Câu 5: Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là

A. Văn bản áp dụng pháp luật

B. Văn bản quy phạm pháp luật

C. Tùy từng trường hợp cụ thể

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 6: Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

A. Văn bản áp dụng pháp luật

B. Văn bản quy phạm pháp luật

C. Tùy từng trường hợp cụ thể

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 7: Các cơ quan được ban hành văn bản quy phạm pháp luật

A. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

B. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

C. Ủy ban thường vụ Quốc hội

D. Cả A, B, C

Câu 8: Luật An ninh mạng 2018, số 24/2018/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 12/06/2018 và sẽ chính thức có hiệu lực

A. từ ngày 01/01/2020.

B. từ ngày 01/01/2019.

C. từ ngày 01/01/2021.

D. từ ngày 01/01/2022.

Câu 9: Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây?

A. Luật Giáo dục

B. Nghị định

C. Thông tư

D. Nghị quyết

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Vân và Khánh là bạn học cùng lớp 10 đang tranh luận về hệ thống pháp luật Việt Nam. Vân cho rằng có nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan được quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng nhiều, có cả cơ quan trung ương và cơ quan địa phương. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã cũng được ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khánh nói “Ừ, nhiều thật, nhưng tớ không đồng ý với cậu, theo tớ chỉ có Cơ quan trung ương mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.” Theo em, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao?

A. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, HĐND và UBND cấp xã có thể ban hành các nghị quyết hoặc quyết định. Những nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND cấp xã là văn bản dưới luật.

B. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vì văn bản quy phạm pháp luật gồm văn bản luật và văn bản dưới luật.

C. Chỉ Cơ quan trung ương mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HĐND và UBND cấp xã chỉ được ban hành văn bản áp dụng pháp luật

D. Cả A, B đều đúng

Câu 2: Em hãy xác định các văn bản sau đây là văn bản nào là văn bản áp dụng pháp luật?

a. Quyết định gọi công dân nhập ngũ.

b. Luật Xử lí vi phạm hành chính.

c. Quyết định giải quyết khiếu nại Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.

d. Nghị định của Chính phủ.

e. Bản ản, quyết định xét xử của Toà án

g. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

A. (a), (c), (e)

B. (b), (c), (e)

C. (e), (g), (b)

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Em hãy sắp xếp các văn bản dưới đây theo hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp.

(a) Hiến pháp năm 2013.

(b) Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hưởng dẫn đăng kí doanh nghiệp.

(c) Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục năm 2019.

(d) Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.

(e) Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

(g) Luật Giáo dục năm 2019.

(h) Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tin dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.

A. (a) – (g) – (d) – (c) – (h) – (e) – (b)

B. (a) – (d) – (g) – (c) – (h) – (e) – (b)

C. (a) – (g) – (d) – (h) – (c) – (e) – (b)

D. (a) – (b) – (d) – (c) – (h) – (e) – (g)

Câu 4: Sắp xếp các văn bản gồm Nghị định, Pháp lệnh, Luật, Chỉ thị theo trật tự thứ bậc trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam

A. Pháp lệnh – Luật – Nghị định – Chỉ thị

B. Luật – Pháp lệnh – Nghị định – Chỉ thị

C. Pháp lệnh – Nghị định – Luật – Chỉ thị

D. Nghị định – Luật – Pháp lệnh – Chỉ thị

Câu 5: Một ngưòi thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệmanh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là

A. Trách nhiệm hành chính.

B. Trách nhiệm hình sự.

C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.

D. Trách nhiêm hình sự và trách nhiệm dân sự

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay