Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Nền kinh tế là

A. Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một địa phương nhất định.

B. Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một quốc gia.

C. Là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động kinh tế cơ bản: sản xuất – trao đổi – tiêu dùng.

D. Vừa đảm bảo, vừa kìm hãm nền kinh tế.

Câu 2: Hoạt động sản xuất là

A. Hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

B. Hoạt động quyết định đến sự phát triển về vật chất và tinh thần của con người.

C. Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm.

D. Hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Câu 3: Có vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế cơ bản của đời sống xã hội là hoạt động

A. Phân phối và trao đổi.

B. Sản xuất.

C. Tiêu dùng.

D. Đáp án khác.

Câu 4: Hoạt động nào đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người?

A. Hoạt động phân phối – trao đổi.

B. Hoạt động sản xuất.

C. Hoạt động tiêu dùng.

D. Đáp án khác.

Câu 5: Phân phối là hoạt động

A. Cơ bản nhất trong các hoạt động của con người.

B. Con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cần sản xuất và sinh hoạt.

C. Phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm và phân chia kết quả cho tiêu dùng.

D. Đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Câu 6: Phân phối – trao đổi đóng vai trò như thế nào trong hoạt động kinh tế cơ bản?

A. Là hoạt động cơ bản nhất.

B. Là hoạt động trung gian, cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.

C. Tác động mạnh mẽ đến sản xuất.

D. Thúc đẩy mở rộng sản xuất.

Câu 7: Hoạt động nào đóng vai trò là động lực của sản xuất?

A. Hoạt động sản xuất.

B. Hoạt động phân phối.

C. Hoạt động trao đổi.

D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 8: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định

A. Mọi hoạt động của xã hội.

B. Các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.

C. Thu nhập của người lao động.

D. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 9: Phân phối – trao đổi là hoạt động có vai trò

A. Giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.

B. Là động lực kích thích người lao động.

C. Là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.

D. Phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?

A. Động lực cho sản xuất phát triển.

B. “Đơn đặt hàng" cho sản xuất.

C. Điều tiết hoạt động trao đổi.

D. Quyết định phân phối thu nhập.

Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động sản xuất?

A. Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

B. Là hoạt động trung gian, cầu nối trong các hoạt động của con người.

C. Có quan hệ chặt chẽ với hoạt động phân phối – trao đổi và hoạt động tiêu dùng.

D. Đáp án khác.

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động phân phối – trao đổi?

A. Đóng vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.

B. Có tác động đến sản xuất và tiêu dùng.

C. Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp, đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp.

D. Trao đổi tùy vào từng trường hợp có thể không giúp người tiêu dùng mua được thứ mình cần.

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động tiêu dùng?

A. Là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

B. Được coi là mục đích của sản xuất, tác động mạnh mẽ đối với sản xuất theo hai hướng.

C. Là căn cứ quan trọng đẻ xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng.

D. Là vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với phân phối, trao đổi.

Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội?

A. Có quan hệ chặt chẽ với nhau.

B. Sản xuất là gốc, có vai trò quyết định.

C. Phân phối và trao đổi là mục đích, là động lực của sản xuất.

D. Tiêu dùng được coi là mục đích của phân phối – trao đổi.

 

3. VẬN DỤNG (8 CÂU)

Câu 1: Hộ kinh doanh trứng gia cầm của ông A đã thu mua trứng kém chất lượng,

ngâm hoá chất không rõ nguồn gốc để kéo dài thời gian bảo quản và giúp trứng trông đẹp mắt hơn. Em có đồng tình với hành động của ông A không? Vì sao?

A. Đồng tình, vì hành động của A giúp tiết kiệm được chi phí kinh doanh mà vẫn cung ứng đủ số lượng trứng bán ra thị trường.

B. Không đồng tình, vì hành động của ông A thể hiện việc sản xuất trái pháp luật, tạo ra sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

C. Hành động của ông A đúng hay sai tùy thuộc vào cơ quan có chức năng kiểm tra, xử lí.

D. Đáp án khác.

Câu 2: Công ti B trong quá trình sản xuất, kinh doanh cà phê luôn đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩm, từ việc chọn giống cây tốt cho đến thu hoạch hạt cà phê đảm bảo chất lượng, không ngâm trộn hoá chất, tạp chất,... đảm bảo sản phẩm ngon nhất đến người tiêu dùng. Em có đồng tình với hành động của công ti B không, vì sao?

A. Đồng tình, vì hành động của công ti B thể hiện đúng một quy trình của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.

B. Không đồng tình, vì hành động của công ti B chưa thật sự tiết kiệm được chi phí và thời gian trong hoạt động sản xuất.

C. Đồng tình, vì hành động của công ty B đã thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, tạo ra sản phẩm tốt, an toàn đến người tiêu dùng.

D. Không đồng tình, vì chưa chắc chắn được sản phẩm của công ti B đã thật sự là những sản phẩm ngon và đảm bảo nhất.

Câu 3: Bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động kinh tế nào?

A. Hoạt động sản xuất.

B. Hoạt động tiêu dùng.

C. Hoạt động động trao đổi.

D. Hoạt động phân phối.

Câu 4: Bán hàng trực tuyến có ưu điểm gì?

A. Không tốn chi phí thuê mặt bằng.

B. Không tốn chi phí cho nguồn nhân lực.

C. Có nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Bán hàng trực tuyến có nhược điểm gì?

A. Mất thời gian chờ đợi để được nhận hàng hóa.

B. Sản phẩm nhiều khi không được đúng như quảng cáo.

C. Khó khăn trong việc lấy lòng tin của khách hàng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Sản xuất xanh có đặc điểm gì?

A. Sử dụng nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, điện mặt trời.

B. Gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính.

C. Giảm bớt cơ hội để doanh nghiệp bước chân vào thị trường khó tính.

D. Nền kinh tế phát triển không bền vững.

Câu 7: Thực hiện sản xuất xanh thể hiện vai trò của hoạt động nào đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế?

A. Hoạt động trao đổi.

B. Hoạt động sản xuất.

C. Hoạt động phân phối.

D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 8: Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm làm từ nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sống xã hội. Cần có biện pháp như thế nào để giảm bớt việc sử dụng này?

A. Thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa bằng sử dụng các vật dụng làm từ chất liệu dễ phân hủy.

B. Đánh thuế các sản phẩm nhựa dùng một lần.

C. Chọn sử dụng và mua các sản phẩm Xanh, được đóng gói bằng ít chất dẻo hơn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động tiêu dùng thay đổi như thế nào?

A. Hạn chế, thay đổi nhu cầu, thói quen của người tiêu dùng.

B. Tạo cơ hội phát triển cho một số ngành sản xuất: khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, máy trợ thở,…

C. Nhiều cửa hàng dịch vụ ăn uống đóng cửa, các công ty du lịch tạm dừng hoạt động.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Việc trao đổi ở chợ có vai trò gì đối với đời sống của người dân?

A. Làm tăng ý thức về kinh tế hàng hóa của người dân nhất là khu vực nông thôn. B. Thúc đẩy sản xuất của nông dân phát triển, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

C. Lưu thông hàng hóa, trao đổi các thông tin về giá cả, ý thức xã hội, tăng khả năng phản ứng của người dân với thị trường.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay