Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 11: khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)

CHỦ ĐỀ 7: PHÁP LUẬT NƯỚC CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 11: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Pháp luật là

A. nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.

B. những điều luật cụ thể trong đời sống.

C. hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

D. hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của địa phương.

Câu 2: Pháp luật có đặc điểm gì?

A. Tính đa dạng, linh hoạt.

B. Thay đổi theo sự phát triển kinh tế.

C. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Chịu sự tác động của dư luận xã hội.

Câu 3: Con đường hình thành pháp luật là do

A. Giai cấp thống trị đặt ra

B. Có sự vận động, thay đổi, phát triển của xã hội chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nềnkinh tế sản xuất

C. Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận

D. Xuất phát từ những phong tục tập quán, tín điều tôn giáo trong xã hội

Câu 4: Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Pháp luật.

B. Hiến pháp.

C. Điều lệ.

D. Quy tắc.

Câu 5: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do cơ quan nào dưới đây ban hành?

A. Nhà nước ban hành.

B. Chính phủ ban hành

C. Quốc hội ban hành.

D. Giai cấp cầm quyền ban hành.

Câu 6: Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính hiện đại.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 7: Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính nhân dân.

D. Tính nghiêm túc.

Câu 8: Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật

A. thể hiện tính quy phạm phổ biến.

B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

C. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.

D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 9: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính phổ cập.

C. Tính rộng rãi.

D. Tính nhân văn.

Câu 10: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

A. Bằng quyền lực Nhà nước.

B. Bằng chủ trương của Nhà nước.

C. Bằng chính sách của Nhà nước.

D. Bằng uy tín của Nhà nước.

Câu 11: Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. tính hiện đại.

C. tính cơ bản.

D. tính truyền thống.

Câu 12: Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?

A. Pháp luật

B. Giáo dục.

C. Thuyết phục

D. Tuyên truyền.

Câu 13: Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc

A. Không được làm

B. Không nên làm.

C. Cần làm

D. Sẽ làm.

Câu 14: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng

A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. trong một số lĩnh vực quan trọng.

C. đối với người vi phạm

D. đối với người sản xuất kinh doanh.

Câu 15: Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính phù hợp về mặt nội dung.

D. Tính bắt buộc chung.

Câu 16: Tính quyền lực, bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với

A. đạo đức.

B. kinh tế.

C. chủ trương.

D. đường lối.

Câu 17:  Pháp luật là phương tiện đặc thù đề thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức – là thể hiện các mối quan hệ nào dưới đây ?

A. Quan hệ pháp luật với chính trị.

B. Quan hệ pháp luật với đạo đức.

C. Quan hệ pháp luật với xã hội.

D. Quan hệ pháp luật với đạo đức.

Câu 18: Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?

A. Bản chất giai cấp.

B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất tự nhiên.

D. Bản chất nhân dân

Câu 19: Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và

A. tổ chức thực hiện pháp luật.

B. xây dựng chủ trương, chính sách.

C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước.

D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Câu 20: Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây ?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính cụ thể về mặt nội dung.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây thể hiện được đặc trưng của pháp luật?

A. Những quy định mang tính bắt buộc chung cho mọi người trong xã hội

B. Những quy định mang tính cưỡng chế đối với các cơ quan, tổ chức trong xã hội

C. Những quy định do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự thủ tục nhất định

D. Những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

B. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất chính trị.

C. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất kinh tế.

D. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất văn hóa.

Câu 3: Nội dung nào sau đây là đúng?

A. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ mọi quyền lợi của mình.

C. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình.

D. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình.

Câu 4: Ý nào dưới đây là đúng?

A. Pháp luật do Nhà nước xây dựng và ban hành.

B. Pháp luật do Đoàn thanh niên xây dựng và ban hành.

C. Pháp luật do Mặt trận tổ quốc Việt Nam xây dựng và ban hành.

D. Pháp luật do Công đoàn xây dựng và ban hành.

Câu 5: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là phù hợp với một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật chỉ bắt buộc với cán bộ, công chức.

B. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức.

C. Pháp luật bắt buộc với người phạm tội.

D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em .

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng về bản chất của pháp luật?

A. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất giai cấp.

B. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất xã hội.

C. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất chính trị.

D. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất khoa học.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật ?

A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.

C. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.

D. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

Câu 8:  Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?

A. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện quan niệm về đạo đức.

B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức.

C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.

D. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Câu 9: Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là

A. đều điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội.

B. đều là những quy tắc mang tính bắt buộc chung.

C. đều được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân.

D. đều điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật?

A. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân.

B. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

C. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.

D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Công ty X và Công ty Y cùng vi phạm các quy định về xả thải chưa qua xử lí ra môi trường dẫn đến ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực sản xuất. Cả hai công ty đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính nghiêm minh của pháp luật.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính giáo dục của pháp luật.

Câu 2: Nội dung nào sau đây là quy định pháp luật?

A. Người lao động có các quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử,... (điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).

B. Đoàn viên có nhiệm vụ: luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua ngày 13 - 12 - 2017).

C.  Khi giao dịch với khách hàng phải ân cần, niềm nở và lịch thiệp; thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc để khách hàng yên tâm, hài lòng khi đến giao dịch tại công ty (Điều 3 Nội quy Công ty Y).

D. Điều kiện tham dự Đại hội Cổ đông: cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách cổ đông tại ngày chốt quyền tham dự Đại hội có quyền trực tiếp tham dự Đại hội hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác dự họp theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật (Điều 3 Quy chế tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên Công ty Cổ phần X).

Câu 3: Uỷ ban nhân dân phường X ban hành quyết định cưỡng chế buộc gia đình ông Thịnh phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng. Em hãy xác định vai trò của pháp luật trong trường hợp trên?

A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội

B. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình

D. Cả A, B, C

Câu 4: Gia đình chị Hường và gia đình anh Huy có tranh chấp về đất đai. Chị hàng xóm hiểu biết về pháp luật nên đã giải thích cặn kẽ về vấn đề này cho gia đình anh Huy hiểu. Do vậy, tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị Hường với gia đình anh Huy đã được giải quyết ổn thoả. Em hãy xác định vai trò của pháp luật trong trường hợp trên?

A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội

B. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình

D. Cả A, B, C

Câu 5: Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về quyền tự do kinh doanh, chị Dua đã đăng kí mở nhà hàng phục vụ ăn uống và được chấp thuận. Em hãy xác định vai trò của pháp luật trong trường hợp trên?

A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội

B. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình

D. Cả A, B, C

Câu 6: Chị Dua và anh Cường yêu nhau và muốn kết hôn, nhưng mẹ của chị Dua lại phản đối (do nhà anh Cường nghèo) và đã làm nhiều cách để cản trở việc kết hôn của chị. Thuyết phục mẹ không được, chị Dua đã viện dẫn điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” thì mẹ chị đã đồng ý để hai anh chị kết hôn với nhau. Em hãy xác định vai trò của pháp luật trong trường hợp trên?

A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội

B. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình

D. Cả A, B, C

Câu 7: Công ty sản xuất nước giải khát Phúc Thọ đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo X đăng tin không đúng sự thật rằng nước giải khát của Công ty Phúc Thọ có chứa đường hoá học, gây hại cho người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, Công ty Phúc Thọ đã đề nghị báo X đính chính thông tin sai lệch này. Em hãy xác định vai trò của pháp luật trong trường hợp trên?

A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội

B. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình

D. Cả A, B, C

Câu 8: Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. tính chất chung của pháp luật.

B. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

C. tính phù hợp của pháp luật.

D. tính phổ biến rộng rãi của pháp luật.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Nhóm của Tuấn đang thảo luận về vai trò của pháp luật. Tuấn cho rằng pháp luật làm cho con người mất tự do, bị hạn chế nhiều điều. Do vậy, Nhà nước không nên quản lí bằng pháp luật, chỉ cần quản lí bằng đạo đức là đủ. Em đồng tình với ý kiến của Tuấn không? Vì sao?

A. Em không đồng ý với ý kiến của Tuấn. Vì pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bển vững của xã hội.

B. Em không đồng ý với ý kiến của Tuấn. Vì pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thổ của mình.

C. Em không đồng ý với ý kiến của Tuấn. Vì pháp luật tạo cơ sở pháp lí để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Miến cho rằng pháp luật chỉ là phương tiện để bảo vệ Nhà nước và giai cấp thống trị trong xã hội và pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Pháp luật không phải là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình vì pháp luật không phải do công dân xây dựng và ban hành. Em đồng tình với ý kiến của Miến không? Vì sao?

A. Em không đồng ý với ý kiến của Miến. Vì pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

B. Em không đồng ý với ý kiến của Miến. Vì pháp luật tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

C. Em không đồng ý với ý kiến của Miến. Vì pháp luật tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại va xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Trí và Vân tranh luận về việc lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức. Trí cho rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật, Vân lại cho rằng đó vừa là hành vi vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật. Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

A. Em đồng ý với ý kiến của Trí vì lấy trộm tiền là hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.

B. Em đồng ý với ý kiến của Vân vì hành vi lấy trộm tiền là một thói hư, tật xấu vi phạm quy tắc ứng xử chung của cộng đồng, đây cũng là hành vi đáng bị lên án và bài trừ.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 4: Anh Cường và chị Linh yêu nhau đã hơn một năm. Đến nay, cả hai đã có công việc ổn định và muốn kết hôn với nhau. Tuy nhiên, khi về ra mắt họ hàng nhà anh Cường thì các cô, chú trong họ đến phản đối với lí do hai anh chị có quan hệ họ hàng trong phạm vi bốn đời. Theo em, lí do phản đối của các cô, chú trong họ nhà anh Cường có đúng không? Vì sao?

A. Lí do phản đối của các cô, chú trong họ nhà anh Cường là không đúng. Vì căn cứ theo Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014, nghiêm cấm việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. Trường hợp của anh Cường và chị Linh là có quan hệ họ hàng trong phạm vi 4 đời, do đó, anh Cường và chị Linh vẫn có thể kết hôn.

B. Lí do phản đối của các cô, chú trong họ nhà anh Cường là đúng. Vì kết hôn với người có quan hệ họ hàng là vi phạm đạo đức, trái với phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm kết hôn với những người có họ với nhau.

C. Cả A, B đều sai

D. Cả A, B đều đúng

Câu 5: Vợ chồng cô Giang, chú Khánh đã sống với nhau được 12 năm. Tuy nhiên, chú Khánh là người nóng tính, hay chửi bới, đánh vợ nhưng cô Giang vẫn nhẫn nhịn, chịu đựng. Do không đồng ý việc cô Giang mua cho con gái chiếc máy tính để học tập, chú Khánh đã đẩy cô Giang bị ngã chảy máu đầu. Biết chuyện, bác hàng xóm đã khuyên cô Giang báo công an xã để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu là cô Giang, em có làm theo lời khuyên của bác hàng xóm không? Vì sao?

A. Nếu là cô Giang, em sẽ làm theo lời khuyên của bác hàng xóm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Vì chú Khánh đã có hành vi bạo lực gia đình trong nhiều năm, gây ra những tổn thương về tinh thần và thể chất cho cô Giang và đây là hành vi trái với quy định của pháp luật.

B. Nếu là cô Giang, em sẽ tự giải quyết trong nội bộ gia đình và không báo công an bởi báo công an không giải quyết được vấn đề bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, việc kiện tụng sẽ phát sinh nhiều vấn đề pháp lí và mất nhiều thời gian, công sức, tiền của mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

=> Giáo án kinh tế và pháp luật 10 kết nối bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay