Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 8: tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: TÍN DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÍN DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG

BÀI 8: TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Bản chất của tín dụng là?

A. Là quan hệ vay mượn có lãi hoặc không có lãi.

B. Nhường quyền sở hữu một lượng tiền cho người khác.

C. Quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người vay trong một thời gian nhất định có hoàn trả cả vốn lẫn lãi.

D. Cho người khác sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi đề được hưởng tiền lãi.

Câu 2: Cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển là

A. tín dụng.

B. ngân hàng.

C. vay nặng lãi.

D. doanh nghiệp.

Câu 3: Khái niệm nào sau đây thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi?

A. Tín dụng.

B. Thẻ ngân hàng.

C. Vay lãi.

D. Vốn đầu tư.

Câu 4: Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc

A. hoàn trả sau thời gian hứa hẹn.

B. hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi.

C. hoàn trả gốc có kì hạn theo thỏa thuận.

D. bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu 5: Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Có tính thời hạn.

Câu 6: Việc cho vay chỉ là nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong một thời hạn nhất định là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Có tính thời hạn.

Câu 7: Đến thời hạn, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Có tính thời hạn.

Câu 8: Cơ sở nào là nơi tập trung những khoản vốn lớn thông qua nhận các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội rồi cung cấp vốn cho những người muốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đòi hỏi người vay phải sử dụng hiệu quả vốn vay?

A. Ngân hàng.

B. Cơ sở vay nặng lãi.

C. Doanh nghiệp.

D. Chi cục thuế.

Câu 9: Ngân hàng là nơi tập trung những khoản vốn lớn thông qua nhận các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các

A. cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

B. một số cá nhân có tầm ảnh hưởng.

C. các doanh nghiệp phát triển.

D. các tổ chức phi chính phủ.

Câu 10: Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng được gọi là

A. tiền lãi phải trả cho khoản mua tín dụng.

B. tiền phí phải trả cho khoản vay tín dụng.

C. tiền hỗ trợ cho người làm hồ sơ vay tín dụng.

D. tiền bồi thường cho chủ thể vay tín dụng.

Câu 11: Khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi người vay theo nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi được gọi là gì?

A. Hỗ trợ.

B. Trả góp.

C. Vay vốn.

D. Tín dụng.

Câu 12: Tín dụng có gì đối với đời sống xã hội?

A. Góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư thông qua việc luân chuyển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và Chỉnh phủ đến những người đang cần vốn, đồng thời đòi hỏi người đi vay phỉa nỗ lực sử dụng vốn hiệu quả

B. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước

C. Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và việc làm, nâng cao đời sống nhân dân

D. Cả A, B, C

Câu 13: Các tổ chức tín dụng đồng loạt tăng lãi suất cho vay sẽ tác động như thế nào?

A. Khiến người dân giảm lượng tiến mang đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, số tiền để chi tiêu sẽ nhiều hơn, kích thích sản xuất phát triển.

B. Tác động đến người đi vay, các doanh nghiệp sẽ giảm bớt nhu cầu vay làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hep hon.

C. Góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp cho sản xuất phát triển.

D. Cả A, B, C

Câu 14: Các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi sẽ tác động như thế nào đến đời sống xã hội?

A. Khiến người dân giảm lượng tiến mang đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, số tiền để chi tiêu sẽ nhiều hơn, kích thích sản xuất phát triển.

B. Tác động đến người đi vay, các doanh nghiệp sẽ giảm bớt nhu cầu vay làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hep hon.

C. Góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp cho sản xuất phát triển.

D. Cả A, B, C

Câu 15: Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay ưu đãi đối với các hộ nghòe để kinh doanh sẽ tác động như thế nào đến đời sống xã hội?

A. Khiến người dân giảm lượng tiến mang đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, số tiền để chi tiêu sẽ nhiều hơn, kích thích sản xuất phát triển.

B. Tác động đến người đi vay, các doanh nghiệp sẽ giảm bớt nhu cầu vay làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hep hon.

C. Góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp cho sản xuất phát triển.

D. Cả A, B, C

Câu 16: Đến thời hạn tín dụng, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm gì?

A. Hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện.

B. Hoàn trả vốn gốc vô điều kiện.

C. Hoàn trả lãi vô điều kiện.

D. Chỉ hoàn trả vốn gốc hoặc lãi.

Câu 17: Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí sử dụng dịch vụ tín dụng được gọi là gì?

A. Tiền lãi.

B. Tiền gốc.

C. Tiền phát sinh.

D. Tiền dịch vụ.

Câu 18: Tính tạm thời của tín dụng thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A. Nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong thời gian vô hạn.

B. Tặng một lượng vốn cá nhân cho người khác.

C. Chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng một lượng vốn.

D. Nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong thời gian

Câu 19: Tín dụng có vai trò gì trong đời sống xã hội?

A. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước.

B. Thúc đẩy sản xuất, lưu thông tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

C. Góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Tín dụng có đặc điểm cơ bản nào sau đây?

A. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

B. Có tính tạm thời.

C. Dựa trên sự tin tưởng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng?

A. Nhường quyền sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi cho người khác sử dụng trong một thời hạn nhất định.

B. Mức lãi suất cho vay được thoả thuận giữa người cho vay và người vay.

C. Dựa trên sự tin tưởng.

D. Khi đến hạn người vay trả đủ tiền lãi sẽ được kéo dài thêm thời hạn cho vay.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tín dụng?

A. Tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

C. Là công cụ điều tiết kinh tế – xã hội của Nhà nước.

D. Hạn chế bớt tiêu dùng.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tín dụng là hoạt động người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định.

B. Khi tham gia hoạt động tín dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc, còn lãi thì trả thế nào cũng được.

C. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có thể dựa vào khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay tiền để tin tưởng, đưa ra quyết định cho vay.

D. Đặc điểm của tín dụng là người vay phải trả đủ cả tiền vay gốc lẫn lãi như đã thoả thuận lúc cho vay.

Câu 4: Ý nào dưới đây thể hiện bản chất của quan hệ tín dụng?

A. Là quan hệ vay mượn có lãi hoặc không có lãi.

B. Nhường quyền sở hữu một lượng tiền cho người khác.

C. Quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người vay trong một thời gian nhất định có hoàn trả cả vốn lẫn lãi.

D. Cho người khác sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi để được hưởng tiền lãi.

Câu 5: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những nội dung của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Dựa trên văn bản pháp lí.

Câu 6: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những nội dung của tín dụng?

A. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

B. Dựa trên hợp đồng.

C. Có tính pháp lí cao.

D. Có tính ổn định cao.

Câu 7: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về ngân hàng, tín dụng?

A. Ngân hàng là nơi tập trung những khoản vốn lớn.

B. Tín dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá.

C. Tín dụng góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư.

D. Định mức lãi khi vay ở tín dụng do người vay quyết định.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải đặc điểm cơ bản của tín dụng?

A. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

B. Dựa trên sự tin tưởng.

C. Có tính tạm thời.

D. Chỉ cần hoàn trả gốc hoặc lãi.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tín dụng?

A. Tín dụng là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn với giá cả là lãi suất.

B. Tín dụng là quan hệ vay vốn trên cơ sở tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay.

C. Tín dụng là sự trao đổi các tài sản hiện có để nhận các tài sản cùng loại.

D. Có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. Sự chênh lệch đó gồm tiền lãi, tiền vốn và chi phí phát sinh do quá hạn hoàn trả.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Gia đình Minh có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện cho Minh tiếp tục học lên đại học mặc dù Minh rất mong muốn được đi học. Trong trường hợp này, nếu là người quen của gia đình Minh em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp để giúp được gia đình Minh?

A. Khuyên bố mẹ Minh nên vay tiền tín dụng hỗ trợ từ nhà nước.

B. Khuyên bố mẹ Minh nên vay nặng lãi để cho Minh đi học.

C. Làm ngơ vì biết bản thân không giúp được gì.

D. Khuyên Minh nên đi làm kiếm tiền chứ không nên đi học nữa.

Câu 2: Biết gia đình ông Tuấn đang cần tiền để mở cửa hàng kinh doanh, anh Quân liền giới thiệu cho ông chỗ vay tín dụng đen thủ tục nhanh, gọn không phức tạp như vay ở ngân hàng. Nếu là người nhà của ông Tuấn em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Khuyên ông Tuấn nên nghe theo lời gợi ý từ anh Quân.

B. Khuyên ông Tuấn nên vay ở ngân hàng để đảm bảo an toàn.

C. Làm ngơ vì việc kinh doanh nên do ông Tuấn quyết định.

D. Khuyên ông Tuấn không nên kinh doanh khi chưa có đủ số tiền.

Câu 3: Dành dụm được 100 triệu đồng, chị Bình có ý định mang gửi tiết kiệm ở ngân hàng đề được hưởng lãi suất 6,8%/năm. Tình cờ biết bà Tình trong xóm đang lo thủ tục để vay ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất 10%/năm, chị Bình đắn đo suy tính "Hay là mình cho bà Tình vay để được hưởng lãi suất cao hơn, còn bà Tình thì phải lo hồ sơ thủ tục để vay tiền của ngân hàng?”. Theo em, chị Bình nên gửi tiền ở ngân hàng hay cho bà Tình vay? Vì sao?

A. Chị Bình không nên gửi tiền ở ngân hàng mà nên cho bà Tình vay vì được hưởng lãi suất cao hơn ngân hàng

B. Chị Bình nên gửi tiền ở ngân hàng, không nên cho bà Tình vay vì việc cho người quen vay nhiều khi không có ràng buộc về pháp lí nên dễ gặp rủi ro khi bên vay không trả được nợ.

C. Cả A, B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 4: Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng A thực hiện giảm lãi suất cho các khoản vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, với khách hàng doanh nghiệp, mức lãi suất cho vay kinh doanh là 5%/ năm. Với khách hàng là cá nhân vay vốn kinh doanh, mức lãi suất cho vay là 6%/ năm. Ngoài ra, đôi với các nhu cầu vay tiêu dùng như mua nhà, xây sửa nhà, mua xe ô tô,...khách hàng có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi cố định trong 12 tháng đầu tiên. Chủ thể vay trong trường hợp trên là ai?

A. Ngân hàng A.

B. Cá nhân và doanh nghiệp.

C. Cá nhân.

D. Doanh nghiệp.

Câu 5: Trong xóm có bà Yến đang vận động mọi người cho vay tiền sẽ được hưởng lãi suất cao hơn so với gửi ngân hàng đề bà lấy vốn đầu tư kinh doanh. Bác hàng xóm tin tưởng, rủ mẹ Hường cho bà Yến vay tiền. Hường muốn ngăn mẹ không cho bà Yến vay tiền. Nếu là Hường, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?

A. Nếu là Hường, em sẽ nói với mẹ rằng không nên vì lãi suất cho vay cao mà cho bà Yến vay vì rủi ro rất cao, lỡ bà Yến làm ăn thua lỗ hoặc vì mục đích khác không trả tiền vay thì có thể bị mất tiền.

B. Nếu là Hường, em sẽ nói với mẹ cho bà Yến vay vì sẽ hưởng lãi suất cao hơn Ngân hàng

C. Cả A, B  đều sai

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Để có thêm vốn thực hiện dự án chăn nuôi, anh B hỏi ý kiến vợ và mẹ mình, sau đó anh B quyết định đến ngân hàng đề nghị được vay tiền. Sau khi xem xét mục đích, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng hoàn trả nợ vay, phía ngân hàng hoàn toàn tin tưởng và quyết định cho anh vay 100 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay 2 năm. Anh B cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền vay cộng thêm phần tiền lãi đúng kì hạn như đã thoả thuận với ngân hàng. Trong trường hợp này chủ thể sở hữu (người cho vay) là ai?

A. Ngân hàng.

B. Anh B.

C. Mẹ anh B.

D. Vợ anh B.

Câu 2: Năm nay, Danh vừa thi đỗ đại học nhưng mẹ băn khoăn không biết có nên cho Danh đi học không, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phi. Bác Khanh hàng xóm biết chuyện, khuyên gia đình Danh nên vay tiền ở ngân hàng chính sách xã hội, nhưng mẹ Danh sợ không trả được. Nếu là Danh, em sẽ làm gì?

A. Nếu là Danh, em sẽ không khuyên mẹ vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội bởi sẽ gây thêm gánh nặng cho gia đình.

B. Nếu là Danh, em sẽ không khuyên mẹ vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội bởi sẽ gặp nhiều rủi ro.

C. Nếu là Danh, em sẽ khuyên mẹ nên vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội, sẽ được hưởng lãi suất thấp và thời gian hoàn trả dài. Trong quá trình học đại học và sau khi tốt nghiệp, em có thể kiếm việc làm để trả dần khoản vay đó.

D. Đáp án khác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay