Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 3: Thị trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Thị trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của

A. Kinh tế hàng hóa.

B. Hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

C. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. Quan hệ sản xuất và tiêu dùng.

Câu 2: Thị trường là

A. Tổng hoà những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thề được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán.

B. Nơi diễn ra các hoạt động kinh tế: sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng.

C. Toàn bộ hoạt động mua bán, tiêu dùng hàng hoá.

D. Nơi diễn ra hoạt động quản lí kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Câu 3: Ở cấp độ cụ thể, thị trường có thể quan sát được như:

A. Chợ.

B. Cửa hàng.

C. Phòng giao dịch.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Ở cấp độ trừu tượng, thị trường có thể được nhận diện qua các mối quan hệ liên quan nào?

A. Cung – câu.

B. Quan hệ hàng – tiền.

C. Quan hệ cạnh tranh.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Theo đối tượng giao dịch, mua bán, có thị trường hàng hóa và dịch vụ nào?

A. Thị trường lao động.

B. Thị trường dầu mỏ.

C. Thị trường quốc tế.

D. Thị trường khoa học – công nghệ.

Câu 6: Theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch có

A. Thị trường lúa gạo.

B. Thị trường trong nước.

C. Thị trường tư liệu tiêu dùng.

D. Thị trường bất động sản.

Câu 7: Theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch, có

A. Thị trường chứng khoán.

B. Thị trường tư liệu sản xuất.

C. Thị trường chứng khoán.

D. Thị trường quốc tế.

Câu 8: Chức năng thừa nhận của thị trường là

A. Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán giá như thế nào.

B. Người sản xuất và tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.

C. Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng.

D. Đáp án khác.

Câu 9: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng là chức năng nào của thị trường?

A. Chức năng điều tiết.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng thừa nhận.

D. Chức năng kích thích hoặc hạn chế.

Câu 10: Người sản xuất và tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế là chức năng nào của thị trưởng?

A. Chức năng điều tiết. kích thích hoặc hạn chế.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng thừa nhận.

D. Đáp án khác.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

A.Thị trường bao góm các nhân tố cơ bản: tiền tệ, người mua, người bán.

B. Thị trường là nơi kiểm tra đầu tiền về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá.

C. Thị trường là môi trường để các chủ thể kinh tế thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá.

D.Thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

 

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Việc phân chia thị trường thành thị trường tư liệu sản xuất - thị trường tư liệu tiêu dùng dựa trên cơ sở nào?

A. Đối tượng mua bán, trao đổi.

B. Vai trò của các đối tượng mua bán, trao đổi.

C. Phạm vi các quan hệ mua bán, trao đổi.

D. Tính chất của các mối quan hệ mua bán, trao đổi.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?

A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường.

B. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.

C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.

D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Câu 3: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành

A. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước.

B. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

C. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán,....

D. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng.

Câu 4: Căn cứ vào tiêu chí/ đặc điểm nào để phân chia các loại thị trường như thị trường vàng, thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản?

A. Đối tượng hàng hoá.

B. Phạm vi hoạt động.

C.Vai trò của các dối tượng mua bán.

D. Tính chất và cơ chế vận hành.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng về thị trường?

A. Thị trường là nơi người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi, mua bán.

B. Thị trường là nơi người bán muốn tối đa hoá lợi nhuận, người mua muốn tối đa hoá sự thoả mãn thu được từ sản phẩm họ mua.

C. Thị trường là nơi người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm, cùng xác định giá và số lượng trao đổi.

D.Thị trường là nơi những người mua tiếp xúc với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.

Câu 6: Khi người bán đem hàng hoá ra thị trường, hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu của xã hội thì bán được, điều đó thể hiện chức năng nào của thị trường?

A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.

B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế.

C. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể.

D. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thị trường?

A. Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thề được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán.

B. Ở cấp độ cụ thể, thị trường có thể quan sát được như quan hệ hàng – tiền, quan hệ cạnh tranh.

C. Ở cấp độ trừu tượng, thị trường được nhận diện qua mối quan hệ liên quan như cung – cầu, quan hệ trong nước – ngoài nước.

D. Các yếu tố của thị trường là quan hệ cạnh tranh, quan hệ cung – cầu,…

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về các loại thị trường?

A. Theo đối tượng giao dịch mua bán, có thị trường các loại hàng hóa và dịch vụ như: thị trường dầu mỏ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,…

B. Theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch, có thị trường lao động, thị trường tư liệu tiêu dùng,…

C. Theo vai trò của đối tượng mua – bán, giao dịch có thị trường thị tư liệu sản xuất, thị trường khoa học công nghệ,…

D. Đáp án khác.

Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chức năng chủ yếu của thị trường?

A. Chức năng thừa nhận của thị trường là thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán giá như thế nào.

B. Chức năng kích thích hoặc hạn chế của thị trường là người sản xuất và tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.

C. Chức năng thông tin của thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng.

D. Đáp án khác.

Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thị trường?

A. Ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển kinh tế hàng hóa.

B. Đất nước ta đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa phân phối và tiêu dùng.

D. Sự phát triển của kinh tế thị trường đã dẫn tới những biến đổi sâu sắc của hệ thống thị trường toàn thế giới.

 

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Nông dân ở địa phương V chuyển từ trồng dưa hấu sang trồng dứa (khóm, thơm) khi nhận thấy sức tiêu thụ dưa hấu chậm là biểu hiện nào của chức năng của thị trường?

A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.

B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế.

C. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể.

D.Gần kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

Câu 2: Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường?

A. Doanh nghiệp bán lẻ B tăng giá các mặt hàng thực phẩm khi chi phí vận chuyển tăng cao.

B. Công ti S giảm giá mua thanh long do đối tác ngừng hợp đồng thụ mua.

C. Giá rau ở chợ Q tăng đột biến do rau khan hiếm, nhập về ít.

D. Trạm xăng dầu U đóng cửa không bán vì giá xăng tăng lên vào ngày mai.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây phù hợp với thị trường cạnh tranh hoàn hảo?

a. Sản phẩm trên thị trường đồng nhất.

b. Sản phẩm khác nhau.

c. Người bán và người mua có ảnh hưởng lớn đến giá thị trường.

d. Người bán và người mua không ảnh hưởng đến giá thị trường.

e. Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau.

g. Chỉ có một vài người bán hoặc một vài người mua.

A. a, d, e.

B. b, c, g.

C. d, e,

D. a, c, e, g.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây phù hợp với thị trường cạnh tranh độc quyền?

a. Sản phẩm trên thị trường đồng nhất.

b. Sản phẩm khác nhau.

c. Người bán và người mua có ảnh hưởng lớn đến giá thị trường.

d. Người bán và người mua không ảnh hưởng đến giá thị trường.

e. Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau.

g. Chỉ có một vài người bán hoặc một vài người mua.

A. a, d,e.

B. b, c , g.

C. d, e.

D. a, b, c, g.

Câu 5: Hãy đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi.

Ông M tâm sự với ông K về việc thương lái tấp nập vào địa phương thu mua măng cụt:

- Năm nay, bà con mình được mùa, sản lượng nhiều, bán được giá cao. Tôi vừa bù đắp được chi phí phân bón, công chăm sóc vừa có thêm khoản tiền dư gửi ngân hàng nên cũng vui, anh ạ!

Thấy bạn mừng, ông K gật gù: 

- Một phần cũng nhờ các doanh nghiệp mua để bán trong các siêu thị phân phối ở các tỉnh. Tôi nghe nói, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...

Chức năng nào của thị trường được thể hiện trong đoạn hội thoại trên?

A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

B. Chức năng thừa nhận.

C. Chức năng thông tin.

D. A và B đều đúng.

Câu 6: Lợi dụng tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp, ông S gom khẩu trang trong nước để bán lại cho nhóm người xuất khẩu sang quốc gia khác kiếm lãi tiền tỉ chỉ trong một thời gian ngắn.

Em có đồng tình với hành động của ông S không? Vì sao?

A. Đồng ý, ông S đã biệt tận dụng tình hình thực tế để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình.

B. Không đồng tình, việc làm của ông S đã vi phạm đạo đức của các chủ thể tham gia vào thị trường.

C. Chưa kết luận được việc của ông S vì cần sự kiểm tra và kết luận của cơ quan liên quan.

D. Đáp án khác.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Thị trường quốc tế đang tiêu thụ sản phẩm cà phê của Việt Nam trong 5 năm qua là

A. Nga.

B. Phần Lan.

C. Trung Quốc.

D. Sing-ga-po.

Câu 2: Trong cuộc hội thảo "Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam", nhiều chuyên gia có ý kiến rằng "Cần đẩy mạnh tìm thị trường xuất khẩu các loại gạo hiện có". Cũng có một số chuyên gia cho rằng "Cần phát triển các sản phẩm chế biến sẵn từ gạo để làm phong phú các mặt hàng xuất khẩu".

Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao?

A. Ý kiến 1 đúng.

B. Ý kiến 2 đúng.

C. Cả 2 ý kiến đều đúng.

D. Cả 2 ý kiến đều sai.

Câu 3: Đóng góp tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam là các mặt hàng chủ lực

A. Cà phê, hàng rau quả, hạt điều.

B. Cao su, hạt tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn.

C. Hạt điều, chè, cao su.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay