Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 10: lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: lập kế hoạch tài chính cá nhân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)
CHỦ ĐỀ 6: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂNBÀI 10: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂNA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
Câu 1: Những vấn đề về thu nhập, chị tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là
A. tài chính cá nhân.
B. tiền sinh hoạt.
C. tài chính nhà nước.
D. tiền tiết kiệm.
Câu 2: Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là
A. bản chi ngân sách tài chính.
B. sổ ghi chép nguồn thu.
C. bản phân chia thu nhập.
D. kế hoạch tài chính cá nhân.
Câu 3: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?
A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
B. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
C. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.
Câu 4: Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Câu 5: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng) thuộc loại tài chính cá nhân
A. ngắn hạn.
B. trung hạn.
C. dài hạn.
D. vô thời hạn.
Câu 6: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thường có thời hạn trong bao lâu?
A. Dưới 2 tháng.
B. Dưới 3 tháng.
C. Dưới 4 tháng.
D. Dưới 5 tháng.
Câu 7: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng là bản kế hoạch tài chính cá nhân
A. ngắn hạn.
B. trung hạn.
C. dài hạn.
D. vô thời hạn.
Câu 8: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn thường có thời hạn trong bao lâu?
A. Từ 3 đến 6 tháng.
B. Từ 4 đến 8 tháng.
C. Từ 5 đến 9 tháng.
D. Từ 6 đến 12 tháng.
Câu 9: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên là bản kế hoạch tài chính cá nhân
A. ngắn hạn.
B. trung hạn.
C. dài hạn.
D. vô thời hạn.
Câu 10: Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn thường có thời hạn trong bao lâu?
A. Từ 5 tháng trở lên.
B. Từ 6 tháng trở lên.
C. Từ 7 tháng trở lên.
D. Từ 8 tháng trở lên.
Câu 11: Bản ghi chép thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính được gọi là gì?
A. Kế hoạch tài chính cá nhân.
B. Thống kê tài chính.
C. Bản kê khai tài sản.
D. Thời gian biểu.
Câu 12: Có bao nhiêu loại kế hoạch tài chính cá nhân?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 13: Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân đòi hỏi phải có những quy tắc thu chi cá nhân để làm gì?
A. Định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch.
B. Thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn.
C. Theo dõi tình trạng chi tiêu của bản thân.
D. Kiểm tra hiệu quả của kế hoạch.
Câu 14: Có mấy bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?
A. 3.
B. 4
C. 5.
D. 6.
Câu 15: Việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân có tầm quan trọng gì?
A. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
B. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí.
C. Tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Loại kế hoạch tài chính cá nhân nào nhằm thực hiện mục đích cân đối thu chi trong tiêu dùng hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng?
A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.
B. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.
C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.
D. Loại kế hoạch tài chính cá nhân khác.
Câu 17: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn có thời gian mục tiêu để thực hiện là bao nhiêu?
A. từ 3 đến 6 tháng.
B. từ 4 đến 6 tháng.
C. từ 3 đến 7 tháng.
D. từ 4 đến 7 tháng.
Câu 18: Trong bước theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân, các em cần làm những gì?
A. Ghi chép đầy đủ các khoản thu chi, đặc biệt là các khoản chi.
B. Nếu chi vượt quá mức, phải nhanh chóng có phương án điều chỉnh để cân đối.
C. Phải kiểm soát việc thực hiện mục tiêu.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Cần làm gì để xác định mục tiêu tài chính?
A. Cần đánh giá năng lực tài chính của cá nhân.
B. Nhìn nhận những điều cần thiết nhất để đảm bảo cuộc sống.
C. Xác định mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Đặc điểm của kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn là?
A. Mục tiêu thường là có được những khoản tiền lớn để thực hiện được các dự định trong tương lai.
B. Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên
C. Bao gồm kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn để từng bước đạt được mục tiêu dài hạn.
D. Cả A, B, C
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Ý nào dưới đây là đúng?
A. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
B. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân.
C. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có phương án dự phòng tốt cho tương lai.
D. Cả A, B, C
Câu 2: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những quy tắc của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
A. Chi tiêu không vượt mức thu cho phép.
B. Phân bổ thu nhập hợp lí sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu.
C. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.
D. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu hàng tháng.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không nói về đặc điểm kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn?
A. Mục tiêu thường là có được những khoản tiền lớn.
B. Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên.
C. Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở xuống.
D. Bao gồm kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn.
Câu 4: Ý nào dưới đây là đúng?
A. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta biết cách tiết kiệm, chi tiêu hợp tí
B. Để thực hiện được mục tiêu dài hạn, chúng ta cần xây dựng kế hoạch, thực hiện những mục tiêu ngắn hạn
C. Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân sẽ mang lại nợ nần
D. Cả A, B, C
Câu 5: Một số quy tắc thu chi cá nhân trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là?
A. Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân cần tuân thủ quy tắc quan trọng là phải cân đốii thu chi, các định mức chi không được vượt quá số tiền đang có.
B. Với mục tiêu tiết kiệm, đời hỏi phải đặt ra quy tắc phân bổ nguồn thu đang có cho các khoản chi như thế nào để vừa đảm bảo các chỉ tiêu thiết yếu, các khoản chi phát sinh lại vừa có tiết kiệm.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng về ý nghĩa của việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân?
A. Đảm bảo chi tiêu không vượt mức thu cho phép
B. Phân bổ thu nhập cho các khoản chi và có tiết kiệm sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu
C. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.
D. Cả A, B, C
Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân, chúng ta cần thực hiện đánh giá tình hình tài chính trước khi bắt đầu quản lý tài chính cá nhân
B. Để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân, chúng ta cần thực hiện đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được
C. Để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân, chúng ta cần thực hiện cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết và lập bản kế hoạch chi tiêu
D. Cả A, B, C
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sau khi xác định mục tiêu tài chính thì việc theo dõi và kiểm soát thu chi là bước đi quan trọng để có căn cứ xác định các định mức cho các khoản phó khi phân bổ tài chính
B. Cần ghi chép đầy đủ các khoản thu chi, đặc biệt là các khoản chi, tách được những khoản chi thiết yếu và khoản không thiết yếu để theo dõi, kiểm soát mức chi với mức thu nhập cho phép.
C. Để theo đuổi mục tiêu kiếm tiền tăng thu nhập, chúng ta phải cắt giảm những khoản chi tiêu thiết yếu
D. Không vì theo đuổi mục tiêu kiếm tiền tăng thu nhập mà quên mục tiêu quan trọng nhất là phải học tập tốt.
Câu 9: Ý kiến nào là phù hợp với các quy tắc thu chi cá nhân để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch?
A. Đảm bảo chi tiêu không vượt mức thu cho phép
B. Phân bổ thu nhập cho các khoản chi và có tiết kiệm sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu
C. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập
D. Cả A, B, C
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Từ khi lập kế hoạch tài chính cá nhân để tiết kiệm một khoản tiền, Khanh sống rất tần tiện, không dám mua gì vì sợ tốn tiền, sẽ không thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Em có nhận xét gì về kế hoạch tài chính của Khanh?
A. Khanh là người sống có kế hoạch, là một người có kế hoạch tài chính cá nhân
B. Khanh là người có thói quen tốt, vì như vậy sẽ giúp ta kiểm soát cũng như tiết kiệm được những khoản chi không quan trọng
C. Sống tần tiện không phải là cách để tiết kiệm đúng đắn. Khanh nên lập kế hoạch tài chính cá nhân để chi tiêu hợp lí những khoản tiêu dùng thiết yếu để đảm bảo sức khỏe và học tập tốt.
D. Cả A, B, C
Câu 2: Yến là người nhiều lần đề ra kế hoạch tài chính nhưng chẳng mấy khi thực hiện được. Em có nhận xét gì về việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của Yến trong trường hợp trên?
A. Yến là người đã có ý thức xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân từ sớm
B. Yến là người sống có kế hoạch, bạn đã nhiều lần đề ra kế hoạch tài chính cá nhân
C. Yến cần phải cố gắng thực hiện được những kế hoạch mình đề ra có vậy mới có thể lập chi tiêu tài chính 1 cách hợp lí được
D. Cả A, B đều đúng
Câu 3: Anh Phúc đi làm công ăn lương, anh muốn việc chi tiêu tiền của bản thân được hợp lí, đồng thời có thêm khoản tiết kiệm cho tương lai. Trong trường hợp này, anh Phúc cần phải làm gì sau đây?
A. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính.
B. Nhờ người giữ hộ tiền lương.
C. Chi tiêu thoải mái số tiền kiếm được.
D. Lên kế hoạch gửi tiết kiệm ngân hàng.
Câu 4: Bạn Xuân đặt câu hỏi: “Có bao nhiêu bước để lên kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?”. Nếu là người trả lời em sẽ lựa chọn đáp án nào sau đây?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
Câu 5: Anh Khánh có khoản thu hập là 10 triệu đồng, anh phân chia số tiền đó vào khoản chi cho sinh hoạt cuộc sống là 6 triệu, còn 4 triệu anh đưa vào khoản tiết kiệm để hai năm nữa anh mua xe. Trong trường hợp này anh Khánh đã sử dụng hình thức kế hoạch chi tiêu nào sau đây?
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Vô thời hạn.
Câu 6: Từ khi có kế hoạch tài chính cá nhân, mỗi khi đi chợ, An đều viết sẵn những thứ cần mua ra giấy để mua đúng những thứ cần thiết. Em có nhận xét gì về việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của An trong trường hợp trên?
A. An có một thói quen rất tốt, bạn nên duy trì và phát huy thêm
B. An là người có ý thức trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và thực hiện kế hoạch hiệu quả
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 7: Bố đi làm xa, mẹ phải về quê chăm sóc bà đang bệnh nặng nên Tùng được mẹ giao nhiệm vụ lo liệu việc nhà và chăm sóc em gái đang học lớp 3. Được mẹ cho 700 000 đồng để chi tiêu trong một tuần, Tùng nghĩ chắc lúc mẹ về cũng chưa tiêu hết. Ngày đầu, hai anh em không nấu cơm, ra quán ăn và mua thêm mấy món ăn vặt khoái khẩu nên tiêu hết 200 000 đồng. Tùng chợt thấy lo lắng, nếu cứ chi tiêu thế này thì chỉ 3 - 4 ngày là hết số tiền mẹ cho. Nếu là Tùng, em có kế hoạch chi tiêu như thế nào trong những ngày tiếp theo?
A. Với số tiền còn lại là 500 000 đồng, trong 6 ngày tới em sẽ cắt giảm bữa sáng và tối
B. Em sẽ lập kế hoạch chi tiêu cho 6 ngày tiếp theo với số tiền còn lại là 500 000 đồng, mỗi ngày hai anh em chỉ được chi 84 000 đồng.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Do đặt ra kế hoạch có một khoản tiền 200 000 đồng để thực hiện chuyến đi chơi cuối tuần cùng các bạn trong lớp nên Duy dự định sẽ nghỉ học hai buổi để phụ giúp việc bán hàng cho bác Bình đầu ngõ để lấy tiền công. Em có phương án gì giúp Duy?
A. Duy có thể mượn tiền của bố mẹ và sẽ tiết kiệm rồi gửi lại bố mẹ số tiền đó.
B. Duy nên cân đối lại việc chi tiêu của bản thân như chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
C. Duy tăng thêm thu nhập bằng việc phụ giúp bán hàng là đúng, tuy nhiên việc kiếm tiền tăng thêm thu nhập không nên ảnh hưởng tới mục tiêu chính đó là học tập
D. Cả A, C đều đúng
Câu 2: Tuần qua, do có một vài khoản chi đột xuất vượt quá mức quy định 100.000 đồng nên Tuấn dự định sẽ nhịn ăn sáng trong một tuần để bù lại. Em có lời khuyên gì dành cho Tuấn không?
A. Tuấn cắt giảm chi tiêu như vậy là hợp lí bởi khi có những khoản chi đột xuất, cần nhanh chóng tìm cách điều chỉnh lại để phù hợp thu nhập thực tế.
B. Tuấn là người có kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng.
C. Tuấn không nên nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền, vì hành động này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bản thân. Để tiết kiệm tiền, Tuấn nên chi tiêu hợp lí hơn như chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
D. Cả A, B đều đúng
Câu 3: Để có thêm vốn thực hiện dự án chăn nuôi, anh Ba hỏi ý kiến vợ và mẹ mình, sau đó anh Ba quyết định đến ngân hàng đề nghị được vay tiền. Sau khi xem xét mục đích, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng hoàn trả nợ vay, phía ngân hàng hoàn toàn tin tưởng và quyết định cho anh vay 100 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay 2 năm. Anh Ba cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền vay cộng thêm phần tiền lãi đúng kì hạn như đã thoả thuận với ngân hàng. Trong trường hợp này chủ thể sở hữu (người cho vay) là ai?
A. Ngân hàng.
B. Anh Ba.
C. Mẹ anh Ba.
D. Vợ anh Ba.
=> Giáo án GDKTPL 10 kết nối bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân