Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 15: nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)
CHỦ ĐỀ 8: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 15: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
A. Cộng hoà nghị viện nhân dân.
B. Cộng hoà hỗn hợp
C. Cộng hoà dân chủ nhân dân.
D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Một nước độc lập, tự do, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Một nước xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Một nước độc lập xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 3: Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về ai?
A. Toàn bộ nhân dân lao động chân chính.
B. Liên minh giai cấp công – nông.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Giai cấp cầm quyền.
Câu 4: Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?
A. Nhà nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 5: Đảng Cộng sản Việt Nam là:
A. Đơn vị lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
B. Lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
C. Tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
D. Lực lượng trung thành lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Câu 6: Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô là:
A. Những nội dung quan trọng, gắn liền với nghệ thuật dân tộc.
B. Những thứ mang tính tượng trưng, đại diện cho tinh thần dân tộc.
C. Những nội dung quan trọng, gắn liền với thể chế chính trị của quốc gia.
D. Cả A và C.
Câu 7: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về:
A. Nhân dân
B. Quan chức
C. Đảng Cộng sản
D. Chủ tịch nước
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: “Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo”. Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì điều này đã được quy định tại Điều 50 Hiến pháp 2013.
B. Đúng, vì điều này đã được quy định tại Điều 50 Hiến pháp 2013 về tổ chức hành chính, chính trị của nước Việt Nam.
C. Sai, vì Đảng lãnh đạo, Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị thực hiện quyền lực nhà nước.
D. Sai, vì cơ quan hành pháp là bộ phận giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo, Nhà nước giữ vai trò điều tiết lưu thông.
Câu 2: “Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì nguyên tắc này đã được quy định tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Nguyên tắc này đề cập tới vấn đề quyền lực nhà nước ở Việt Nam được tổ chức thực hiện trong bộ máy nhà nước như thế nào.
B. Đúng, vì đây là nguyên tắc mang tính bắt buộc ở các nước đã khẳng định quyền dân chủ, bảo vệ toàn bộ quyền lợi chính đáng của con người theo quy định của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
C. Sai, vì nguyên tắc này không được quy định ở bất cứ điều khoản nào trong Hiến pháp mà trong thực tế cũng không hoạt động như vậy.
D. Sai, vì Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa Đảng viên cấp cao, nắm những chức vị quan trọng như Chủ tịch Quốc hội, thủ tướng,…
Câu 3: Ý kiến nào sau đây là sai?
A. Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nền nhân dân có thể tự ý quyết định làm bất cứ việc gì mà mình muốn.
B. Học sinh có thể thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc bằng cách không chia sẻ những thông tin có nội dung sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần quan tâm, tạo điều kiện để mọi người dân phát huy quyền làm chủ đối với đất nước.
D. Bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.
Câu 4: Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc kì của nước ta là như nào?
A. Hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở giữa có nửa bánh xe rằng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
C. Ngày Tuyên ngôn độc lập 02/09/1945.
D. Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Hiến pháp năm 2013?
A. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
B. Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi
C. Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
D. Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, là kẻ thù với các nước tư bản chủ nghĩa, tất cả những buôn bán với các nước tư bản đều phải có hợp đồng rõ ràng.
Câu 6: Hiến pháp năm 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Nhà nước quân chủ chuyên chế, do chủ tịch nước nắm quyền quyết định tất cả, người dân và các quan chức khác có trách nhiệm hỗ trợ chủ tịch nước.
B. Nhà nước quân chủ lập hiến, chủ tịch nước đứng trên danh nghĩa là chủ còn Đảng nắm quyền giám sát, thực thi luật pháp.
C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
D. Nhà nước pháp quyền cộng sản chủ nghĩa, do Đảng, giai cấp nông dân, công nhân, và đội ngũ trí thức đứng đầu.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: “Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.” Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì nguyên tắc này đã được quy định tại khoản 5 Điều 1 Hiến pháp 2013.
B. Đúng, vì đây là nguyên tắc căn bản trong xây dựng một nhà nước quá độ lên xã hội chủ nghĩa.
C. Sai, vì công dân không chỉ thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp mà còn có quyền trực tiếp bầu cử, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý.
D. Cả A và B.
Câu 2: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.” Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì đây là nguyên tắc được Nhà nước ta xác định là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc.
B. Đúng, vì đây là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Thể hiện trên các phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,...
C. Sai, vì Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định rõ ràng: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là của dân tộc Kinh, các dân tộc khác đang sống nhờ trên đất của người Kinh cần phải góp sức cho người Kinh để phát triển đất nước, không được phép lật đổ.”
D. Cả A và B.
Câu 3: “Là cán bộ lãnh đạo, ông A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách có ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản.” Em có nhận xét gì về hành vi của ông A trong trường hợp trên?
A. Hành vi của ông A là đúng, thực hiện tốt trách nhiệm của một cán bộ nhà nước đối với nhân dân.
B. Hành vi của ông A góp phần phát huy sự tham gia của nhân dân vào việc quản lý nhà nước và xã hội.
C. Hành vi của ông A là thừa thãi vì người dân cần phải biết luật lệ để thực hiện nên việc khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của cơ quan nhà nước là không cần thiết.
D. Cả A và B.
Câu 4: “Anh H tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến nhân dân về chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương do chính quyền xã tổ chức.” Em có nhận xét gì về hành vi của anh H trong trường hợp trên?
A. Hành vi của anh H là đáng khen ngợi, vì anh đã nhìn ra được tính chất lừa đảo của bộ máy chính quyền: việc lấy ý kiến nhân dân chỉ mang tính tượng trưng, còn thực tế, chính quyền xã sẽ không bao giờ làm theo ý kiến của dân.
B. Hành vi của anh H là không đúng vì anh đã vi phạm khoản 7, Điều 11 Hiến pháp 2013, quy định các quyền và nghĩa vụ của nhân dân về trưng cầu dân ý.
C. Hành vi của anh H rất đáng bị phê phán bởi anh H đã chối bỏ quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của bản thân, không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc phát triển địa phương nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
D. Cả B và C.
Câu 5: “Cán bộ xã B tìm cách đổ lỗi cho người dân khi bị cấp trên phát hiện sai phạm.” Em có nhận xét gì về hành vi của ông B trong trường hợp trên?
A. Hành vi của cán bộ xã B là sai trái, đáng bị phê phán bởi hành vi này đã thể hiện sự vô trách nhiệm của cán bộ xã đối với hoạt động của cơ quan và đối với nhân dân.
B. Hành vi của cán bộ xã B thể hiện sự thông minh, tài ba của một nhà lãnh đạo vì biết tận dụng những gì mình có để làm lợi cho bản thân.
C. Hành vi của cán bộ xã B là sai trái vì hành vi đó đã vi phạm Luật Hình sự năm 2020 về vu khống người vô tội.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: “P và nhóm bạn của mình có sở thích sưu tầm hỉnh ảnh, tư liệu, hiện vật về biển, đảo Việt Nam. Sau một thời gian tích cực tìm kiếm, cả nhóm đã sưu tầm được một số tư liệu quý về việc bảo vệ chủ quyền biển, đào đất nước của các thế hệ đi trước. P muốn gửi các tư liệu đó lên thư viện trường để làm tài liệu tham khảo cho mọi người nhưng không biết nên thuyết phục như thế nào để các bạn trong nhóm đồng ý với mình.”
Nếu là P, em sẽ thuyết phục các bạn như thế nào?
A. Em sẽ nói cho các bạn những quy định về bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, từ đó giúp các bạn hiểu rằng nếu không chia sẻ những tài liệu này thì sẽ bị xử phạt hành chính.
B. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước là trách nhiệm chung của mọi người nên những tài liệu hay như thế này không nên giữ riêng mà nên gửi lên thư viện cho mọi người cùng đọc.
C. Em sẽ đánh các bạn nếu các bạn không nghe theo lời em, mà thực tế thì đây cũng là một việc đáng nên làm.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: “Có dịp lên thăm một tỉnh miền núi, T được biết nhiều học sinh đồng bào dân tộc được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện được học tập ở trường dân tộc nội trú. T thắc mắc: Tại sao học sinh dân tộc miền núi được nhà nước quan tâm như vậy?”
Nếu là bạn của T, em sẽ giải thích cho bạn như thế nào?
A. Em sẽ giải thích cho T hiểu là hiện nay Nhà nước đang tập trung phát triển kinh tế ở vùng miền núi thay vì đồng bằng nên nhiều học sinh mới được hỗ trợ kinh phí học tập như vậy.
B. Em sẽ giải thích cho T hiểu học sinh miền núi gặp nhiều khó khăn trong đời sống, cơ hội, điều kiện học tập,… nên cần được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để có thể thực hiện quyền bình đẳng.
C. Em sẽ giải thích cho T hiểu rằng vùng miền núi là trọng điểm của nền giáo dục Việt Nam, đã được quy định tại Hiến pháp năm 2013.
D. Tất cả các đáp án trên.