Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Chủ thể của nền kinh tế là

A. Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế.

B. Thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế.

C. Đóng góp cho sự ổn định, phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội đất nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Chủ thể sản xuất có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

B. Gồm nhà đầu tư và nhà sản xuất.

C. Thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội nhưng không phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.

D. Có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.

Câu 3: Chủ thể tiêu dùng có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là người mua hàng hóa, bán lại hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của mình.

B. Có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

C. Không có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

D. Đáp án khác.

Câu 4: Chủ thể trung gian có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giũa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

B. Duy nhất cung cấp thông tin cho hoạt động tiêu dùng.

C. Giúp nền kinh tế phát triển linh hoạt, cũng có thể phát triển mất cân đối.

D. Có vai trò quyết định đối với hoạt động mua – bán.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?

A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.

B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối.

C. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế.

D. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?

A. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn.

B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

C. Tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.

D. Tiết kiệm năng lượng.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian?

A. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuắt, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

B. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội.

C. Khắc phục những bắt ổn trong nên kinh tế như lạm phát, thất nghiệp.

D. Dẫn dắt nên kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Trung gian giữa người có nhu cầu kiếm việc làm và người có nhu cầu thuê mướn lao động được gọi là

A. Người giúp việc.

B. Môi giời việc làm.

C. O-sin.

D. Công ty trung gian.

Câu 9: Người mua hàng hóa, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hay nhà bán lẻ, giúp việc lưu thông hàng hóa tập trung về đầu mối và phân phối đi các nơi nhanh gọn, hiệu quả gọi là

A. Nhà phân phối hàng hóa.

B. Đại lí.

C. Người mua hàng.

D. Người tiêu dùng.

Câu 10: Có vai trò tổ chức, quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế là

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Nhà nước.

D. Bộ Tài chính.

Câu 11. Nhà nước có vai trò gì trong việc quản lí nền kinh tế?

A. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.

B. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế.

C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chủ thể của nền kinh tế?

A. Là những người tham gia vào hoạt động của nền kinh tế.

B. Chủ thể kinh tế bao gồm: chủ thể sản xuất, chủ thể tiêu dùng và chủ thể trung gian.

C. Thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế.

D. Đóng góp cho sự ổn định, phát triển bền vững của xã hội.

Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chủ thể sản xuất?

A. Là những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

B. Chủ thể sản xuất gồm nhà đầu tư và sản xuất.

C. Thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội và tạo ra nhưng không phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.

D. Là người mua hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất.

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chủ thể tiêu dùng?

A. Là người mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất.

B. Tạo động lực cho sản xuất phát triển.

C. Không có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

D. Đảm nhận vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và chủ thể trung gian.

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chủ thể trung gian?

A. Là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò là câu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

B. Là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua – bán, sản xuất – tiêu dùng.

C. Quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế.

D. Giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.

Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chủ thể Nhà nước?

A. Là chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

B. Có vai trò quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế.

C. Đảm nhiệm vai trò là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

D. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế.

Câu 6: Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Người sản xuất kinh doanh.

D. Chủ thể Nhà nước.

Câu 7: Chủ thể Nhà nước cần làm gì để phát huy tính tích cực và khắc phục những hạn chế của cạnh tranh trong quá trình sản xuất?

A. Xác định và xoá bỏ các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế.

B. Tuyên truyền tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, giáo dục và các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô khác.

C. Chỉ cần vận động các chủ thể kinh tế ý thức được tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh.

D. Sử dụng các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô để điều tiết, chi phối toàn bộ quá trình sản xuất.

Câu 8: Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường có quyền như thế nào trước pháp luật?

A. Những chủ thể quan trọng sẽ được ưu tiên so với các chủ thể khác.

B. Pháp luật chỉ ưu tiên bảo vệ người sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất.

C. Các chủ thể kinh tế bình đẳng như nhau trước pháp luật.

D. Chỉ người tiêu dùng mới được pháp luật bảo vệ.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Tiêu dùng an toàn là

A. Sử dụng sản phẩm sạch, đạt chuẩn an toàn, có thương hiệu uy tín, liên kết với nhiều siêu thị.

B. Gắn với tiết kiệm, không sử dụng túi ni-lông và sản phẩm nhựa.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Trong các hành vi dưới đây, đâu là hành vi đúng của các chủ thể kinh tế?

A. Siêu thị C đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá 20% tổng hoá đơn đối với khách hàng không sử dụng túi ni lông khi đến mua sắm.

B. Đàn gia cầm ở trang trại bị chết do dịch bệnh, ông B đem bán rẻ cho thương lái mà không mang ổi tiêu huỷ để tránh làm lây lan dịch.

C. Gia đình C nuôi tôm theo đơn đặt hàng của Công ti xuất khẩu M. Tuy nhiên, do tôm không đạt chất lượng, ông C đã bơm hoá chất vào tôm để không bị đền bù hợp đồng.

D. Doanh nghiệp A đã xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra sông ngòi ở địa phương.

Câu 3: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ thể tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế?

A. Anh H thường ưu tiên hàng hoá có giá rẻ mà không cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.

B. Chị L lựa chọn tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; tiếp tay cho hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.

C. Cơ sở sản xuất kinh doanh của anh H tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

D. Ứng dụng mua bán ảo C kết nối thông tin trong các quan hệ mua - bán, nhiều khi bị lừa đảo qua mạng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” do cơ quan nào tổ chức?

A. Bộ Tài chính.

B. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

C. Bộ Công thương.

D. Bộ Nội vụ.

Câu 2: Chính phủ đã ban hành cơ chế nào để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong đại dịch Covid-19?

A. Giãn nợ.

B. Miễn giảm thuế.

C. Hỗ trợ sử dụng công nghệ và dữ liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

=> Giáo án GDKTPL 10 kết nối bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay