Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 chân trời sáng tạo Tuần 14

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 14. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 4. TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG QUÊ EM

 

TUẦN 14

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5câu)

Câu 1: Đâu là hoạt động tình nguyện, nhân đạo em có thể tham gia

A. Phát quà cho đồng bào trong tâm lũ.

B. Mái ấm tình thương.

C. Dọn vệ sinh môi trường.

D. Lắp đặt điện cho các vùng cao.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được gìn giữ

A. Tư tưởng trọng nam khinh nữ.

B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Tảo hôn.

Câu 3: Hành động nào dưới đây thể hiện niềm tự hào truyền thống quê hương

A. Cảm thấy những hoạt động truyền thống của quê hương cổ hủ, màu mè.

B. Không tham gia các hoạt động truyền thống của quê hương. 

C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là hoạt động thiện nguyện, nhân đạo em không thể tham gia

A. Giúp đỡ việc nhà cho gia đình chính sách, neo đơn.

B. Xung phong vào tâm dịch chăm sóc các bệnh nhân.

C. Quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.

D. Dọn vệ sinh môi trường.

Câu 5: Ý nghĩa của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo đối với cuộc sống là

A. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tự tin vào cuộc sống, vượt qua khó khăn.

B. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người khó khăn sẽ nhanh chóng giàu có.

C. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người người no đủ sẽ càng đầy đủ hơn.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Truyền thống quê hương là

A. Những giá trị vật chất mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

B. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

C. Những giá trị tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Tất cả những gì người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2: Hoạt động thiện nguyện là

A. hành động sự sẻ chia giữa người với người trong mọi hoàn cảnh.

B. hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người.

C. lời nói thể hiện được tình cảm giữa người với người trong hoàn cảnh sung túc.

D. hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người trong hoàn cảnh khó khăn.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây đúng

A. Ở lứa tuổi học sinh, các em có thể tham gia được những hoạt động thiện nguyện như quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

B. Ở lứa tuổi học sinh, các em có thể tham gia được những hoạt động thiện nguyện như giúp các cụ già neo đơn làm việc nhà.

C. Ở lứa tuổi học sinh, các em có thể tham gia được những hoạt động thiện nguyện làm tuyên truyền về sự cần thiết phải tham gia các hoạt động thiện nguyện.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây đúng

A. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người khó khăn sẽ nhanh chóng giàu có.

B. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tự tin vào cuộc sống, vượt qua khó khăn.

C. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người người no đủ sẽ càng đầy đủ hơn.

D. Hoạt động thiện nguyện khiến những người khó khăn trở nên tự ti.

Câu 5: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

A. Lối sống.

B. Quan niệm.

C. Định kiến.

D. Thời gian.

Câu 6: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ

A. Hiếu học.

B. Hiếu thảo.

C. Cần cù.

D. Trung thực.

Câu 7: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ

A. đất nước này sang đất nước khác.

B. địa phương này sang địa phương khác.

C. thế hệ này sang thế hệ khác.

D. người vùng này sang người vùng khác.

Câu 8: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Lao động cần cù.

C. Hiếu thảo.

D. Tôn sư trọng đạo.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ý nghĩa của hoạt động hiến máu tình nguyện là

A. Tất cả các đáp án dưới đây.

B. Hiến máu tình nguyện là một việc làm có ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, nghĩa cử hiến máu cứu người luôn cao đẹp, cần được phát huy.

C. Hiến máu giúp những bệnh nhân không may gặp tai nạn có thêm cơ hội được sống, được làm việc.

D. Hiến máu đem lại cho ta niềm vui vì được giúp đỡ ai đó đang cần lượng máu quý giá.

Câu 2: Những nội dung cần lưu ý khi lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo đó là

(1) Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và đối tượng hướng tới;

(2) Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo;

(3) Mục đích của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo;

(4) Thành phần tham gia;

(5) Phân công công việc;

(6) Dự kiến thời gian thực hiện.

A. (3), (4), (5), (6).

B. (2), (3), (4), (5), (6).

C. (1), (2), (3), (4), (5), (6).

D. (1), (2), (3), (4).

Câu 3: Tại sao chúng ta nên vận động mọi người đi hiến máu tình nguyện

A. Góp một phần sức lực nhỏ vào việc giúp đỡ cho các bệnh nhân thanh máu.

B. Đây cũng là một cách kiểm tra sức khỏe cho bản thân.

C. Vận động mọi người đi hiến máu sẽ thu về lợi ích cho bản thân

D. Cả A và B đúng.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau

“Học sinh chúng ta có …….... tham gia các hoạt động của cộng đồng nhằm góp phần xây dựng cộng đồng ngày càng phát triển.”

A. khả năng.

B. trách nhiệm.

C. quan tâm.

D. đánh giá.

Câu 5: Khi tham gia các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, chúng ta nên

A. Chào hỏi thân thiện.

B. Nói lời yêu thương thật lòng.

C. Tôn trọng, hợp tác và chia sẻ.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2câu)

 

Câu 1:Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành

A. Hưng Yên.

B. Thái Bình.

C. Ninh Bình.

D. Hà Nội.

Câu 2:Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ P lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M với mục đích nhờ anh M xin bố mình là ông Q cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc

A. Tất cả các đáp án dưới đây.

B. Ông Q.

C. Anh P.

D. Ông S và bà K.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay