Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 chân trời sáng tạo Tuần 19

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 19. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: NĂM MỚI VÀ VIỆC TIÊU DÙNG THÔNG MINH

TUẦN 19

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Hãy kể một số việc làm của em trong gia đình thể hiện sự tiết kiệm điện?

A.   Tắt điện khi ra khỏi nhà

B.   Để đèn chiếu sáng và điều hòa bật liên tục

C.   Mở cửa khi đang dùng điều hòa

D.   Bật đèn chiếu sáng cả lúc ban ngày

Câu 2: Tại sao bạn phải tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt?

A.   Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt

B.   Để bảo vệ môi trường

C.   Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

D.   Tất cả các phương án trên

Câu 3: Tiết kiệm là gì?

A. Tiết kiệm là biết sử dụng hết mức của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác.

B. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của người khác còn của mình thì tùy ý sử dụng.

C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác.

D. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí mọi thứ của mình.

Câu 4: Để thực hành tiết kiệm, chúng ta cần:

A. Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.

B. Bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, lao động thật tốt.

C. Sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 5: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?

A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.

B. Có khoản tiền tự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết.

C. Bản thân có nhiều tiền.

D. Ý A và B đều đúng.

Câu 6: Chúng ta cần tiết kiệm những gì?

A. Thời gian

B. Tiền bạc

C. Điện, nước, thức ăn

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 7: Hành động nào không tiết kiệm?

A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn.

B. Giặt rửa bằng nước nóng vào mùa hè.

C. Tắt bếp sớm một chút.

D. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.

Câu 8: Trái với tiết kiệm là?

A. Chăm chỉ.

B. Lãng phí, hoang phí, phung phí.

C. Tự chủ.

D. Tự lập.

Câu 9: Những câu thành ngữ nào sau đây nói về tính tiết kiệm?

A. Cơm thừa gạo thiếu.             

B. Vung tay quá trán.                

C. Góp gió thành bão.                         

D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.

Câu 10: Đâu là biểu hiện của tiết kiệm?

A. Không bảo quản những vật dụng đang dùng.

B. Không đi làm đúng giờ.

C. Không khóa vòi nước trong khi đánh răng.

D. Dùng lại những vật còn sử dụng được.

2. THÔNG HIỂU (3 Câu)

Câu 1: Để tiết kiệm, học sinh cần tránh điều gì?

A. Lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

B. Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.

C. Bảo quản, sử dụng và tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.

D. Trân trọng vật chất và sức lao động của người khác.

Câu 2: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ.

B. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái.

C. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng công sức của bản thân và người khác.

D. Sống tiết kiệm thường bị bạn bè xa lánh.

Câu 3: Việc làm của bạn nào dưới đây chưa tiết kiệm?

A. Khi cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa đón Tết, Ngọc thường gấp cẩn thận quần, áo cũ không dùng đến để gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn.

B. Khi năm học kết thúc, Lan thường soạn lại những quyển vở cũ, cắt những trang giấy trắng để năm sau làm nháp.             

C. Mỗi khi được mẹ cho đi siêu thị, Trung mua rất nhiều đồ chơi mặc dù ở nhà đã có.                               

D. Dũng luôn tiết kiệm tiền tiêu vặt để dùng khi cần thiết.

3. VẬN DỤNG (2 Câu)

Câu 1: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về tiết kiệm?

A. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.

B. Tiết kiệm tiền của chỉ là việc của gia đình nghèo.

C. Tiết kiệm tiền của chỉ ích nước, không lợi nhà.

D. Hành vi thể hiện lối sống tiết kiệm phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh.

Câu 2: Việc làm cảu bạn nào thể hiện chưa tiết kiệm?

A. Bạn Hà lần nào cũng ăn hết sạch bát phở, không để thừa phần thức ăn nào cả.

B. Từ đầu năm học, Hoàng đã lập thời gian biểu cho mình và nghiêm túc thực hiện hàng ngày.

C. Nhân dịp sinh nhật, Hải được dì Hoa tặng cho một chiếc cặp sách rất đẹp, Hải đã mang ra dùng ngay và vứt bỏ chiếc cặp sách mẹ mới mua được 1 tháng.

D. Sắp năm học mới, bố muốn mua cho Hùng một chiếc xe đạp mới nhưng Hùng đã từ chối vì chiếc xe đang đi vẫn còn dùng tốt.

4. VẬN DỤNG CAO (2 Câu)

Câu 1: Câu tục ngữ, ca dao nào không nói về tiết kiệm?

A. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.      

B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.    

C. Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.     

D. Làm người phải biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngắn thì thôi.

Câu 2: Thành ngữ nào nói về tiết kiệm?

A. Năng nhặt chặt bị.                                     

B. Cơm thừa gạo thiếu.             

C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.               

D. Vung tay quá trán.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay