Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 2) Chủ đề 2: rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc và tự bảo vệ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc và tự bảo vệ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC VÀ TỰ BẢO VỆ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Kiểm soát cảm xúc của bản thân là gì?

A. Kiểm soát, làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù tiêu cực.

B. Kiểm soát, làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong môi trường học tập.

C. Kiểm soát, làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong những cuộc hội họp, vui chơi.

D. Kiểm soát, làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trước những người lớn tuổi hơn mình.

Câu 2: Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng như thế nào đến học tập của em?

A. Mất sự tập trung trong học tập.

B. Luôn có cảm giác chán nản, bi quan.

C. Mất cân bằng, ổn định về mặt tâm lí.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu là thói quen xấu để bản thân dễ mất kiểm soát?

A. Luôn suy nghĩ tích cực, có những hành động giúp đỡ mọi người xung quanh.

B. Luôn tươi cười, hoà đồng với tất cả mọi người.

C. Hay suy nghĩ tiêu cực, so sánh bản thân với mọi người xung quanh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là thói quen tích cực cần được duy trì?

A. Tập thể dục mỗi sáng.

B. Ôn bài trước khi tới lớp.

C. Đọc sách trước khi đi ngủ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Người có thói quen tích cực được đánh giá như thế nào?

A. Là người hay cau có và khó gần.

B. Là người đem lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho xã hội.

C. Là người đặt lợi ích của bản thân lên đầu.

D.  Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đâu là những khó khăn trong học tập mà em cần vượt qua?

A. Mệt mỏi.

B. Bài tập khó.

C. Mất tập trung.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đâu không phải là phương pháp học tập có hiệu quả?

A. Phân chia thời gian hiệu quả.

B. Ứng dụng kiến thức để thực hành.

C. Làm nhiều việc cùng một lúc.

D. Đặt câu hỏi và phản biện.

Câu 8: Đâu là khó khăn trong cuộc sống mà em cần phải đối mặt?

A. Khó tập trung vào một vấn đề.

B. Không kiểm soát được cảm xúc của mình.

C. Hạn chế trong giao tiếp thường ngày.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Đâu là cách để giúp bản thân em vượt qua khó khăn?

A. Xác định khó khăn và các nguyên nhân của khó khăn.

B. Xác định và thực hiện các biện pháp cụ thể để vượt qua khó khăn.

C. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp vượt qua khó khăn, rút ra bài học kinh nghiệm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Đâu không phải cách để giúp em vượt qua khó khăn?

A. Bắt đầu một ngày mới bằng suy nghĩ tích cực.

B. Tham gia các buổi chơi điện tử vào đêm muộn.

C. Nghĩ về những cảm xúc và hành động tốt đẹp ngày trước.

D. Xem khó khăn như thử thách giúp mình rèn luyện sự kiên trì.

Câu 11: Khi gặp các tình huống bất ngờ, cần phải giữ tâm lí như thế nào?

A. Hoảng hốt.

B. Lo lắng.

C. Bình tĩnh.

D. Sợ hãi.

Câu 12: Đâu là tình huống nguy hiểm mà chúng ta nên tránh?

A. Lựa chọn lối đường vắng để đi.

B. Đi học cùng nhóm bạn.

C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy.

D. Về nhà sau khi tan học.

Câu 13: Đâu là tình huống nguy hiểm từ yếu tố xã hội?

A. Xâm hại.

B. Hỏa hoạn.

C. Trộm cướp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Đâu không phải là yêu tố nguy hiểm từ thiên nhiên?

A. Bão lũ.

B. Hiếp dâm.

C. Sạt lở đất.

D. Mưa đá.

Câu 15: Số điện thoại khẩn cấp 114 được sử dụng gọi cho lực lượng nào?

A. Cứu nạn.

B. Cứu hỏa.

C. Cứu thương.

D. Cảnh sát.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Đâu là lợi ích của việc kiểm soát cảm xúc?

A. Trở thành một người ứng xử khéo léo.

B. Tránh được những xung đột và mâu thuẫn trong cuộc sống.

C. Dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp và được mọi người yêu quý.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải là việc nên làm để học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân?

A. Cau có, giận dỗi khi không hài lòng.

B. Bình tĩnh, hít thở sâu.

C. Xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực đối với bản thân.

D. Luôn suy nghĩ tích cực.

Câu 3: Đâu là nguyên nhân gây mất tập trung khi học bài?

A. Hay suy nghĩ lan man.

B. Bị xao nhãng với những yếu tố bên ngoài.

C. Thiếu ngủ, uể oải.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Làm thế nào để thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp?

A. Rèn luyện khả năng giao tiếp với mọi người.

B. Biết cách đặt câu hỏi và lắng nghe mọi người.

C. Sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ mọi người.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc giao tiếp thất bại?

A. Thái độ chân thành.

B. Ôn hòa, cẩn thận khi lắng nghe.

C. Không biết tương tác với người nghe.

D. Điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói phù hợp.

Câu 6: Để phòng tránh tai nạn đuối nước, không nên chơi một mình ở khu vực nào?

A. Ở sân trường.

B. Ở bãi biển.

C. Ở phòng học.

D. Ở vườn hoa.

Câu 7: Đâu là cách tự bảo vệ mình trong những tình huống nguy hiểm?

A. Đi đến những nơi đông người.

B. Liên hệ với người thân, bạn bè để được giúp đỡ.

C. Quan sát mọi thứ xung quanh để nhận biết nguy hiểm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Khi người lạ có ý đồ xấu đi theo mình, cần phải xử lí như thế nào?

A. Chạy thật nhanh về phía đông người.

B. Kêu thật to để gây chú ý từ những người xung quanh.

C. Giữ bình tĩnh.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Trên đường đi học về, L bị mấy người lạ mặt chặn đường, đòi đưa chiếc xe đạp L đang đi cho họ. Trong trường hợp này, L nên xử lí thế nào đề tự bảo vệ?

A. Đưa xe cho họ, sau đó gọi cho số cứu trợ khẩn cấp (112, 113) hoặc báo cho công an.

B. Đưa xe cho họ để thoát khỏi nguy hiểm.

C.Tìm cách chống cự lại những người đó.

D. Giữ chặt xe, không cho họ cướp xe của mình.

Câu 10: Khi chứng kiến hành động bạo lực hoặc xâm hại cơ thể, em cần làm gì?

A. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng.

B. Không nên xen vào chuyện người khác..

C. Báo ngay sự việc với người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ,...).

D. Gọi ngay đến số 115.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trong giờ học Văn, bạn H phát biểu sai tên của tác giả khiến những bạn xung quanh H cười đùa, chế nhạo H. Nếu là bạn của H, em sẽ làm như thế nào?

A. Hùa vào với mọi người để trêu đùa H.

B. Giúp H sửa lại lỗi sai và khuyên mọi người không nên làm như vậy.

C. Chỉ trích H không chịu chuẩn bị bài kĩ ở nhà.

D. Yêu cầu giáo viên trừ điểm của H.

Câu 2: Bạn C thường xuyên mất tập trung trong giờ học. Nếu là bạn của C, em sẽ giúp bạn tập trung như thế nào?

A. Rèn luyện trí nào bằng những trò chơi giúp tăng sự tập trung.

B. Sinh hoạt khoa học, hợp lí.

C. Áp dụng các phương pháp học tập khoa học.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Bạn N học rất chăm chỉ nhưng kết quả học tập không như N mong đợi. Là bạn của N, em sẽ khuyên N như thế nào?

A. Luôn giữ tinh thần thoải mái.

B. Thay đổi phương pháp học tập mới.

C. Học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bắt cóc xảy ra chúng ta nên?

A. Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ.

B. Có thói quen đi tập thể dục một mình khi trời tối.

C. Đi một mình nơi vắng người.

D. Mời người lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng

Câu 5: Nếu em vô tình phát hiện một bạn nữ trong lớp bị một anh lớp trên quấy rối (điện thoại, nhắn tin gạ gẫm, đe doạ, đợi bạn nữ trên đường đi học về để chọc ghẹo…), em sẽ làm gì?

A. Kể cho các bạn cùng lớp nghe.

B. Động viên bạn nữ không nên sợ hãi dẫn đến giấu diếm việc bị quấy rối, nhanh chóng báo với ba mẹ, thầy cô về mức độ bị quấy rối để được giúp đỡ.

C. Tìm cách xa lánh bạn nữ để tránh việc bị quấy rối cùng.

D. Né tránh, coi như chưa từng biết việc này để giữ an toàn cho bản thân.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đâu là biện pháp không phù hợp để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?

A. Sinh hoạt khoa học.

B. Học và chơi theo cá nhân.

C. Sắp xếp thời gian hợp lí.

D. Giao tiếp với mọi người xung quanh.

Câu 2: Khi phát biện ra bạn của mình có dấu hiệu bị xâm hại tình dục, em sẽ làm gì để ngăn chặn?

A. Báo với người lớn để giải quyết sự việc.

B. Im lặng không lên tiếng.

C. Khuyên bạn nên nhẫn nhịn chịu đựng.

D. Tránh xa để không bị liên lụy.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 2) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay