Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 2) Chủ đề 4: chăm sóc gia đình của em

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4: chăm sóc gia đình của em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: CHĂM SÓC GIA ĐÌNH CỦA EM

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Đâu là dấu hiệu để nhận biết người thân trong gia đình bị mệt, ốm?

A. Mệt mỏi.

B. Đau họng.

C. Sốt cao.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải là nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mệt mỏi?

A. Sự chăm sóc của mọi người.

B. Buồn phiền.

C. Căng thẳng do áp lực công việc.

D. Các bệnh lí đã gặp trước đó.

Câu 3: Đâu không phải là cách để thể hiện tình cảm gia đình?

A. Chăm sóc ông bà.

B. Đòi mẹ mua váy mới.

C. Tâm sự với cha mẹ.

D. Dạy các em học bài.

Câu 4: Em sẽ làm gì khi phát hiện người thân bị ốm?

A. Hỏi han, quan tâm.

B. Trêu trọc.

C. Cười đùa.

D. Trách móc.

Câu 5:Đâu là việc không nên làm khi chăm sóc người thân bị ốm?

A. Khuyến khích người thân vận động nhẹ nhàng.

B. Vệ sinh phòng bệnh thường xuyên.

C. Pha nước chanh cho người thân khi họ đang đói.

D. Nấu những đồ ăn dễ tiêu hóa.

Câu 6:Đâu là tư thế thể hiện em là một người biết lắng nghe?

A. Mắt nhìn thẳng để quan sát miệng của người nói.

B. Mắt nhìn xung quanh để quan sát cảnh vật.

C. Mắt nhìn thẳng, người hướng về phía trước, tập trung vào câu chuyện của người nói.

D. Mắt nhìn lên trên, dùng tay đỡ cằm, tập trung suy nghĩ về lời người nói.

Câu 7:Đâu không phải là biểu hiện của sự tập trung lắng nghe?

A. Chăm chú.

B. Lờ đờ.

C. Tươi cười.

D. Nghiêm túc.

Câu 8: Đâu là ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực từ các thành viên trong gia đình?

A. Giúp các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau.

B. Giúp các thành viên trong gia đình thấu hiểu lẫn nhau.

C. Tạo không khí đầm ấm và gắn kết yêu thương.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Đâu là lời nói không phù hợp khi nghe người lớn nhắc nhỏ?

A. Cháu biết lỗi rồi ạ.

B. Cháu sẽ sửa sai ạ.

C. Cháu không thích thế.

D. Cháu xin lỗi ạ.

Câu 10: Đâu là trường hợp người thân cần sự chia sẻ từ chúng ta?

A. Khi người thân có nỗi buồn riêng.

B. Khi người thân gặp khó khăn trong công việc.

C. Khi người thân muốn được thực hiện sở thích riêng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Tại sao phải lập kế hoạch lao động tại gia đình?

A. Giúp hiệu rõ về mục đích và kết quả của công việc.

B. Dễ dàng quan sát được đối tượng thực hiện nhiệm vụ.

C. Nắm rõ được công việc, nhiệm vụ của mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Đâu không phải là những việc lao động phù hợp với trẻ nhỏ?

A. Sửa kính.

B. Quét nhà.

C. Lau cầu thang.

D. Tưới cây.

Câu 13: Đâu là lợi ích của việc làm việc nhà?

A. Giúp em rèn luyện sức khỏe.

B. Xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa các thành viên trong gia đình.

C. Tạo môi trường sống sạch đẹp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “... được coi là tế bào của xã hội”?

A. Gia đình.

B. Tổ ấm.

C. Anh em.

D. Láng giềng.

Câu 15: Đâu không phải là yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc?

A. Thoải mái trò chuyện, chia sẻ.

B. Các thành viên hay xích mích với nhau.

C. Vợ chồng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

D. Luôn đặt mình vào vị trí người khác.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Nên sử dụng lời nói như thế nào khi người thân bị ốm, mệt?

A. Thô lỗ.

B. Cục cằn.

C. Yêu thương.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu là dụng cụ để nhận biệt nhiệt độ cơ thể của người đang bị ốm?

A. Khăn ấm.

B. Bình nước.

C. Điều khiển.

D. Cặp nhiệt độ.

Câu 3: Nên pha thức uống nào khi người thân bị đau bụng?

A. Nước gừng.

B. Nước chanh.

C. Nước muối.

D. Nước cam.

Câu 4: Đâu là thái độ không đúng khi lắng nghe bố mẹ nhắc nhở, chỉ bảo?

A. Tiếp thu.

B. Hối lỗi.

C. Bực tức.

D. Vui vẻ.

Câu 5: Đâu là rào cản khiến cho các cuộc giao tiếp trong gia đinh không thành công?

A. Bố mẹ tôn trọng ý kiến của con cái.

B. Bố mẹ áp đặt suy nghĩ của mình vào con cái.

C. Con cái lắng nghe bố mẹ.

D. Bố mẹ quan tâm đến các vấn đề mà con chia sẻ.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây không phù hợp khi lắng nghe người lớn nhận xét, góp ý?

A. Chăm chú lắng nghe.

B. Giọng nói nhẹ nhàng.

C. Lễ phép tiếp thu ý kiến.

D. Quay lưng vào người nói.

Câu 7: Khi có người cần tới sự giúp đỡ của em để hoàn thành công việc, em sẽ thể hiện thái độ như thế nào?

A. Cau có.

B. Vui vẻ.

C. Bực tức.

D. Tức giận.

Câu 8: Các hành động quan tâm, chăm sóc khóc thường diễn ra ở trong không gian nào?

A. Phòng ngủ.

B. Phòng khách.

C. Phòng bếp.

D. Mọi nơi trong ngôi nhà.

Câu 9: Hành vi nào không được coi là quan tâm, chăm sóc người thân?

A. Mẹ bạn K luôn luôn chăm lo cho gia đình chu đáo

B. Chị bạn C luôn giúp đỡ em gái mình trong học tập

C. Bạn A luôn quan tâm, chăm sóc em trai mỗi khi bố mẹ bận việc.

D. Bố bạn H đánh mẹ của mình vì bà bị mắc bệnh lẫn

Câu 10: Điều gì làm nên một gia đình hạnh phúc?

A. Đặt lợi ích của bản thân lên trước.

B. Tạo áp lực cho các thành viên trong gia đình.

C. Luôn giúp đỡ, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.

D. Quát mắng, đánh đập con cái.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình?

A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

B. Tiên học lễ, hậu học văn.

C. Đói cho sạch, rách cho thơm.

D. Chết đứng còn hơn sống quỳ.

Câu 2: Việc chăm sóc người thân đang bị bệnh sẽ thể hiện điều gì?

A. Thể hiện sự yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.

B. Thể hiện sự chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

C. Thể hiện tình cảm gia đình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu là hành động thiếu tôn trọng ý kiến người nói?

A. Chia sẻ suy nghĩ một cách chân thành.

B. Phản bác ý kiến dựa trên các luận điểm khoa học.

C. Đả kích, chê bai ý kiến của họ.

D. Góp ý nhẹ nhàng, chân thành.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây: “Mỗi người trong gia đình đều có ... tham gia làm việc nhà để trợ giúp lẫn nhau”.

A. Mong muốn.

B. Trách nhiệm.

C. Khả năng.

D. Quyền hạn.

Câu 5: Theo em, những tiêu chí ứng xử nào cần có trong gia đình để gia đình luôn luôn vui vẻ, hành phúc?

A. Ganh đua – đố kị – bình đẳng – tôn trọng.

B. Bình đẳng – ghen ghét – chia sẻ – cảm thông.

C. Ganh đau – bình đẳng – yêu thương – chia sẻ.

D. Tôn trọng – bình đẳng – yêu thương – chia sẻ.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Gia đình là...của mỗi chúng ta. Những người thân yêu trong gia đình là..., nguồn động viên quý giá của mỗi người.

A. Nhà - chỗ dựa.

B. Tổ ấm – chỗ dựa.

C. Nhà – bình yên.

D. Tổ ấm – bình yên.

Câu 2: L và T là hai chị em gái những thường xuyên tranh giành và đùn đẩy nhau các công việc trong gia đình. Trong trường hợp này, bố mẹ của L và T nên làm như thế nào để phân chia công việc được công bằng?

A. Lập kế hoạch và chia đề công việc cho cả hai chị em.

B. Chia phần lớn công việc cho người chị.

C. Chia phần lớn công việc cho người em.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 2) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay