Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 2) Chủ đề 3: phát triển mối quan hệ hòa đồng và hợp tác

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: phát triển mối quan hệ hòa đồng và hợp tác. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HÒA ĐỒNG VÀ HỢP TÁC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Đâu là hoạt động nổi bật và đáng tự hào của trường em?

A. Học tốt – dạy tốt.

B. Ủng hộ đồng bào miền Trung.

C. Tìm hiểu an toàn giao thông.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tích cực tham gia phong trào nghiên cứu khoa học thể hiện tinh thần gì?

A. Tinh thần hiếu học.

B. Tinh thần thiện nguyện.

C. Tinh thần thể dục thể thao.

D. Tinh thần nhân nghĩa.

Câu 3: Đâu là hoạt động thể hiện tinh thần nhân ái của học sinh?

A. Tham gia dọn dẹp rác quanh sân trường.

B. Tham gia các buổi thi đấu thể thao do trường tổ chức.

C. Tham gia tích cực các phong trào tình nguyện, thiện nguyện.

D. Tham gia tốt các chương trình công tác Đội và phong trao thiếu nhi.

Câu 4:Thế nào được gọi là hợp tác?

A. Là cùng làm chung một nghề, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc.

B. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc, nhiều lĩnh vực nào vì mục đích riêng.

C. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào vì mục đích chung.

D. Là giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc, nhiều lĩnh vực nào đó vì cùng sống một nơi.

Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của sự hợp tác trong học tập?

A. Quay cóp bài trong giờ thi.

B. Làm bài tập theo nhóm.

C. Nghiên cứu khoa học theo nhóm.

D. Tổ chức sinh hoạt lớp.

Câu 6: Đâu không phải là thái độ đúng khi tham gia hợp tác cùng thầy cô và các bản?

A. Sẵn sàng làm việc.

B. Lựa chọn các công việc dễ.

C. Chủ động chia sẻ.

D. Chú ý lắng nghe.

Câu 7:Khi mẫu thuẫn trong việc phân chia nhiệm vụ giữa các thành niên, nên làm như thế nào để giải quyết vấn đề trên?

A. Giải thích tại sao lại phân việc như vậy và giữ nguyên quyết định dù có xảy ra mẫu thuẫn.

B. Nhắc nhở các thành viên xem lại nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm túc.

C. Trao đổi, điều chỉnh và thống nhất lại sự phân chia đảm bảo sự phủ hợp và công bằng giữa các cá nhân.

D. Thống nhất lại công việc dựa trên nguyên tắc số ít.

Câu 8: Để khắc phục những khó khăn trong học tập, em có thể trao đổi với ai để giải quyết các vấn đề đó?

A. Thầy cô.

B. Cha mẹ.

C. Bạn bè.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Khi em biết tự chăm sóc, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống sẽ thể hiện ý nghĩa gì?

A. Khám phá được nhiều điều hay.

B. Nâng cao sức chịu đựng của bản thân.

C. Tinh thần tự lập, có ý thức trách nhiệm với bản thân.

D. Ỷ lại, phục thuộc vào người khác.

Câu 10: Hành động nào không thể hiện sự tôn trọng thầy, cô giáo?

A. Lễ phép với thầy cô.

B. Nói chuyện riêng trong giờ học.

C. Lắng nghe thầy cô giảng bài.

D. Đi học đầy đủ.

Câu 11: Đâu không phải là thái độ nên có khi làm quen với một người bạn mới?

A. Chân thành.

B. Hòa đồng.

C. Cáu kỉnh.

D. Tươi cười.

Câu 12: Đâu là cách phù hợp để gìn giữ tình bạn trọng sáng?

A. Thể hiện sự quan tâm tới bạn bè.

B. Luôn thích hơn thua với bạn bè.

C. Hay đi nói xấu bạn bè với người khác.

D. Ánh mắt, cử chỉ không đúng mực với bạn bè.

Câu 13: Đâu là tiêu chí của một lớp học xanh – sạch – đẹp?

A. Lớp có nhiều cây xanh.

B. Vệ sinh lớp sạch sẽ, gọn gàng.

C. Trang trí không gian lớp học ấm cúng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Đâu không phải là một lớp học sạch sẽ?

A. Sách trong tủ được xếp ngay ngắn..

B. Ngăn bàn có nhiều rác.

C. Khăn trải bàn được giặt sạch sẽ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Có thể trang trí lớp học như thế nào?

A. Trang trí bằng các chậu cây.

B. Trang trí bằng các bức ảnh của học sinh.

C. Trang trí bằng các đồ lưu niệm.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1:Em đã phát triển mối quan hệ hoà đổng với thầy cô và các bạn bằng cách nào?

A. Giữ khoảng cách nhất định và không làm phiẽn thầy cô.

B. Chia sẻ tâm sự với bố mẹ và người thân trong gia đình.

C. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bàn thân.

D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.

Câu 2:Những việc làm nào sau đây thể hiện mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và bạn bè?

A. Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn cả trong và ngoài lớp tuỳ theo khả năng của mình.

B. Chơi theo nhóm riêng và lập nhóm messenger trao đổi, tâm sự với thầy cô.

C. Chỉ xin ý kiến hoặc nhờ thầy cô chỉ bảo thêm về những vấn đề liên quan tới việc học tập ở trường lớp.

D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.

Câu 3:Đâu không phải là biểu hiện của việc hợp tác với bạn bè?

A. Cùng bạn làm bài tập tiếng anh.

B. Tặng quà nhân dịp sinh nhật bạn.

C. Cùng bạn nghiên cứu sự phát triển của cây non.

D. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao dưới sân trường.

Câu 4:Đâu là kĩ năng quan trong quá trình hợp tác?

A. Kỹ năng giao tiếp.

B. Rèn luyện trí tuệ cảm xúc.

C. Tôn trọng sự khác biệt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5:Làm thế nào để mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh trở nên gắn bó, thân thiết?

A. Học sinh chia sẻ, lắng nghe ý kiến của thầy cô.

B. Học sinh bày tỏ thái độ không vừa ý với thầy cô.

C. Học sinh thể hiện bản thân thái quá.

D. Học sinh không làm đầy đủ bài tập về nhà.

Câu 6:Đâu là việc làm thể hiện sự yêu thương, tôn trọng bạn bè?

A. Vẽ bậy vào cặp sách của bạn.

B. Trêu trọc, cười đùa các khuyết điểm của bạn.

C. Hướng dẫn bạn làm các bài tập khó.

D. Nói xấu các bạn học trong lớp.

Câu 7: Đâu không phải là biểu hiện của sự hợp tác để thực hiện những nhiệm vụ giáo viên giao?

A. Tương tác giúp đỡ lẫn nhau.

B. Không hoàn thành nhiệm vụ thầy cô đã phân công

C. Trao đổi, bàn bạc và hỗ trợ lẫn nhau cùng thực hiện nhiệm vụ.

D. Lắng nghe và chia sẻ với nhau trong cuộc sống.

Câu 8: Đâu là ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam?

A. Tôn vĩnh những người hoạt động trong ngành giáo dục.

B. Các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo.

C. Thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9:Đâu không phải là việc hợp tác với mục đích tốt đẹp?

A. Tìm cách trốn học.

B. Tổ chức từ thiện cho trẻ em nghèo.

C. Tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp.

D. Nghiên cứu bài tập về nhà.

Câu 10:Đâu là biểu hiện sự hợp tác để thực hiện nhiệm vụ chung

A. Không vệ sinh lớp học khi được phân công

B. Làm bài tập nhóm theo môn học.

C. Mất trật tự không chú ý nghe giảng.

D. Từ chối không tham gia sinh hoạt đội.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Để khắc phục những khó khăn trong học tập, em có thể trao đổi với ai để giải quyết các vấn đề đó?

A. Thầy cô.

B. Cha mẹ.

C. Bạn bè.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Để hợp tác đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta cần?

A. Tránh mặt trước các cuộc họp mang tính chất mâu thuẫn.

B. Đẩy hết phần thiệt về đối tác của mình.

C. Biết lăng nghe và tôn trọng ý kiến của đối phương.

D. Áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác.

Câu 3:Khi cả nhóm em được giao một bài tập khó thì em sẽ làm gì để cùng giải quyết với các bạn khác trong nhóm?

A. Không quan tâm vì đây là bài tập nhóm, có những bạn khác sẽ làm.

B. Làm sơ sài, qua loa cho xong phần việc của mình.

C. Tự nghiên cứu ,tìm tòi nguồn tài liệu để hoàn thành phần việc của mình không cần trao đổi với cả nhóm.

D. Thảo luận với các bạn, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ rõ ràng để mỗi bạn đảm nhận mỗi việc, tránh việc đùn đẩy để hoàn thành tốt bài tập được giao.

Câu 4:Trước khi kiểm tra, bạn M đã rủ D chia đôi lượng kiến thức cô giao ra để học cho đỡ mệt, đến giờ kiểm tra sẽ chia nhau mỗi người làm một phần. Như vậy, kết quả vừa nhanh lại vừa được điểm cao. Nếu em là D, em sẽ làm gì?

A. Giải thích cho M hiểu về việc học không chỉ để kiểm tra.

B. Nhận lời vì thấy sự hợp tác đó là chính đáng.

C. Không nhận lời vì nghĩ bạn M sẽ nhận phần bài dễ hơn.

D. Mách cô giáo để M bị phạt.

Câu 5:Đâu là câu ca dao, tục ngữ không thể hiện sự hợp tác cùng phát triển với bạn bè?

A. Buôn có bạn, bán có phường.

B. Thuận bè thuận bạn tát cạn biển đông.

C. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

D. Chia ngọt sẻ bùi.

 

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em đã hợp tác với các bạn như thế nào khi giải quyết những nhiệm vụ chung?

A. Chọn những việc phù hợp với sở thích, sức khoẻ của bản thân.

B. Chỉ quan tầm thực hiện công việc của mình, không quan tâm đến việc chung.

C. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn và tin tưởng lẫn nhau.

D. Im lặng hoặc lảng tránh khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung.

Câu 2:T và P đang trên đường về nhà thì trời bỗng đổ mưa lớn. Theo em, T với P nên làm như thế nào để đảm bảo an toàn?

A. Chạy thật nhanh về nhà.

B. Đi nhờ xe của một người lạ mặt.

C. Rủ bạn vào quán điện tử để chờ bố mẹ tới đón.

D. Trú dưới mái hiên để chờ mưa tạnh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 2) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay