Trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 16: văn minh chăm-pa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: văn minh chăm-pa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG V: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

BÀI 16: VĂN MINH CHĂM-PA

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây đúng về điều kiện tự nhiên ở Chăm-pa?

A. Khí hậu lạnh khô, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu bão tuyết, mưa đá

B. Khí hậu nóng ẩm, đất đai trù phú, có mưa nhiều nhưng số lượng thiên tai không đáng kể.

C. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt.

D. Khí hậu ôn đới, đất đai giàu dưỡng chất, là một vùng tuyệt vời để sinh sống.

Câu 2: Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính nào?

A. Dừa và Cau

B. Việt và Chăm

C. Chăm và Nam

D. Nam và Kra-mu-ka-vam-sa

Câu 3: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình là gì?

A. Tứ phía: đông – tây – nam – bắc

B. Ba trục: cảng – thành – trung tâm tôn giáo

C. Ngũ hành: kim – mộc – thuỷ - hoả - thổ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nhà nước tiền thân của Chăm-pa là:

A. Âu Lạc

B. Đại Việt

C. Lâm Ấp

D. Sa Huỳnh

Câu 5: Đâu không phải một thương cảng của Chăm-pa?

A. Cù lao Chàm

B. Vân Đồn

C. Thị Nại

D. Đại Chăm

Câu 6: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Hán.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Nôm.

Câu 7: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?

A. Phật giáo

B. Hin-đu giáo

C. Hồi giáo

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm-pa?

A. Lễ hội Ka-tê.

B. Lễ hội Oóc Om Bóc.

C. Lễ hội cơm mới

D. Lễ hội Lồng tồng.

Câu 2: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.

B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.

C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.

D. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.

Câu 3: Trà Kiệu (Quảng Nam) là:

A. Kinh đô của Chăm-pa

B. Thương cảng của Phù Nam

C. Tu viện lớn của Đông Nam Á thời cổ đại

D. Đơn vị hành chính cấp địa phương của Nhà nước Văn Lang

Câu 4: Sử thi của người Chăm có đặc điểm gì?

A. Thể hiện những rung động mạnh mẽ trong tình yêu đôi lứa.

B. Vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo.

C. Có tính giáo dục sâu sắc, làm nền tảng ra đời của văn học cung đình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?

A. Thành Cổ Loa.

B. Tháp Bà Pô Na-ga.

C. Cảng thị Óc Eo.

D. Tháp Phổ Minh.

Câu 6: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?

A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.

C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ.

D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á.

Câu 7: Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới?

A. Trống đồng Đông Sơn.

B. Phật viện Đồng Dương.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Đồng tiền cổ Óc Eo.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ý nào sau đây đúng về đời sống vật chất của người Chăm-pa?

A. Người Chăm sống quây quần trong những nếp nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung, mặt trước có một hiên ở chính giữa.

B. Trang phục chính của người Chăm là quần áo mỏng, nhẹ do duy trì tín ngưỡng phồn thực.

C. Bữa ăn hằng ngày của cư dân Chăm thường chỉ có các loại hải sản mà ít có cơm, rau.

D. Cuộc sống của người dân Chăm-pa cực kì giàu có, sung túc.

Câu 2: Hình nào sau đây thuộc nền văn minh Chăm-pa?

A.

B.

C.

D. Aerial view of historical sites across China - Xinhua | English.news.cn

Câu 3: Nền văn minh Chăm-pa hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn nào nếu xét theo đơn vị hành chính ngày nay?

A. Các tỉnh miền Bắc và một phần phía nam Trung Quốc.

B. Các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.

C. Các tỉnh Tây Nguyên và một phần Campuchia

D. Các tỉnh phía Nam

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Chăm-pa?

A. Cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này là sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội từ thời văn hoá Sa Huỳnh.

B. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Đại Việt góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.

C. Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua, có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối.

D. Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của các con sông, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công

Câu 5: Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của quốc gia cổ nào?

A. Văn Lang và Âu Lạc.

B. Chăm-pa và Phù Nam.

C. Văn Lang và Phù Nam.

D. Văn Lang và Chăm-pa.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là gì?

A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.

B. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.

C. Hình thành ở lưu vực các con sông.

D. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

A. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều được hình thành trên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phủ là một cơ sở cho nghề luyện kim phát triển sớm ở Việt Nam.

C. Nhu cầu bảo vệ cuộc sống của cộng đồng là một cơ sở để hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.

D. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam có hoạt động kinh tế đa dạng, trên cơ sở phát triển nông nghiệp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay