Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối Ôn tập chương 3 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 2)

Câu 1: Vì sao việc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ XIII là cơ sở dẫn đến sự ra đời nhiều vương quốc phong kiến mới ở Đông Nam Á?

  • A. Nhu cầu liên kết các quốc gia nhỏ và tộc người trong kháng chiến.
  • B. Nhà Mông - Nguyên lập nên nhiều chính quyền tay sai ở Đông Nam Á.
  • C. Nhiều tộc người mới (Thái, A-ri-an…) di cư đến Đông Nam Á.
  • D. Các vương quốc Đông Nam Á tổ chức lại nhà nước sau chiến tranh.

Câu 2: Dòng Phật giáo nào của Ấn Độ được truyền bá rộng rãi ở Thái Lan, Mi-an-ma ngày nay ?

  • A. Phật giáo Đại thừa.
  • B. Phật giáo Tiểu thừa.
  • C. Phật giáo Thiền tông.
  • D. Phật giáo Mật tông.

Câu 3: Tổ chức sơ khai của người Lào là các:

  • A. làng, bản.
  • B. chiềng, chạ.
  • C. mường cổ.
  • D. nôm.

Câu 4: So với các nước Đông Nam Á khác, điều kiện địa lí của Lào có điểm gì khác biệt?

  • A. Đất nước có nhiều đồi núi.
  • B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cằn cỗi.
  • D. Không tiếp giáp với biển.

Câu 5: Quần thể kiến trúc nào được in trên quốc kì của Vương quốc Cam-pu-chia ngày nay?

  • A. Thạt Luổng.
  • B. Ăng-co Vát.
  • C. Chùa Vàng.
  • D. Đền Bô-rô-bu-đua.

Câu 6: Vương quốc phong kiến nào ở Đông Nam Á được hình thành và phát triển từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X không còn tiếp tục phát triển trong giai đoạn này?

  • A. Vương quốc Pa-gan.
  • B. Vương quốc Chăm-pa.
  • C. Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a.
  • D. Vương quốc Phù Nam.

Câu 7: Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là gì?

  • A. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
  • B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
  • C. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc.
  • D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo.

Câu 8: Chủ nhân đầu tiên của đất nước Lào là:

  • A. Người Lào Lùm.
  • B. Người Khơ-me.
  • C. Người Lào Sủng.
  • D. Người Lào Thơng.

Câu 9: Đến giữa thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập trước sự xâm lược của phương Tây?

  • A. Thái Lan.
  • B. Việt Nam.
  • C. Ma-lai-xi-a.
  • D. Phi-lip-pin.

Câu 10: Văn hóa của Cam-pu-chia và Lào có điểm gì tương đồng? 

  • A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Đại Việt.
  • B. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
  • C. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.
  • D. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.

Câu 11: Điều kiện tự nhiên chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào là gì?

  • A. Sông Mê Công.
  • B. Dải đồng bằng hẹp nhưng màu mỡ.
  • C. Dãy Trường Sơn.
  • D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 12: Chữ viết của Lào dựa trên cơ sở những nét cong của chữ viết nước nào?

  • A. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
  • B. Cam-pu-chia và Việt Nam.
  • C. Thái Lan và Mi-an-ma.
  • D. Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 13:  Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?

  • A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.
  • B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.
  • C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.
  • D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của Chăm-pa phải trả lại.

Câu 14: Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?

  • A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.
  • B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.
  • C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.
  • D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của Chăm-pa phải trả lại.

Câu 15: Dưới thời Ăng-co, bộ máy nhà nước của Vương quốc Cam-pu-chia được xây dựng theo mô hình

  • A. phong kiến phân quyền.
  • B. quân chủ chuyên chế tập quyền.
  • C. quân chủ lập hiến.
  • D. dân chủ chủ nô.

Câu 16: Người lãnh đạo nhân dân Campuchia đấu tranh giành lại độc lập từ tay quân xâm lược Gia-va vào năm 802 là:

  • A. Giay-a-vác-man II.
  • B. Riêm Kê.
  • C. Giay-a-vác-man VII.
  • D. Pha Ngừm.

Câu 17: Nền văn hóa của người Khơme phát triển đạt nhiều thành tựu rực rỡ, ngoại trừ:

  • A. Sớm sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ
  • B. Xây dựng những cung điện nguy nga, lộng lẫy.
  • C. Xây dựng kiến trúc đền, tháp nổi tiếng gắn chặt với tôn giáo.
  • D. Sáng tạo nền văn học dân gian, văn học viết rất phong phú.

Câu 6: Cư dân Campuchia lúc đầu cư trú ở.

Câu 18: Lý giải nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời nhà nước ở Cam-pu-chia sớm hơn ở Lào:

  • A. Cam-pu-chia có điều kiện địa lý thuận lợi hơn.
  • B. Cam-pu-chia có nhiều vị vua kiệt xuất.
  • C. Cam-pu-chia sớm chinh phục được các vùng đất của người Thái.
  • D. Cam-pu-chia phải thành lập nhà nước để chống xâm lược.

Câu 19: Dưới thời vua nào, nước Lan Xang phân thành 7 tỉnh?

  • A. Pha Ngừm.
  • B. Xu-li-nha Vông-xa.
  • C. Khún Bo-lom.

Câu 20:  Vương quốc Cham-pa được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á?

  • A. Hạ lưu sông Mê Công.
  • B. Trung Bộ Việt Nam.
  • C. Hạ lưu sông Mê Nam.
  • D. Các đảo của In-đô-nê-xi-a.

Câu 21: Vương quốc Lạng Xạng có chính sách ngoại giao như thế nào với Đại Việt và Cam-pu-chia?

  • A. Đưa quân đánh Đại Việt và Cam-pu-chia.
  • B. Giữ quan hệ hòa hiếu với Đại Việt và Cam-pu-chia.
  • C. Giữ quan hệ hòa hiếu với Đại Việt và lần chiếm Cam-pu-chia.
  • D. Lấn chiếm Đại Việt và giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia.

Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện phát triển thịnh đạt của vương quốc Lan Xang từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII? 

  • A. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện và củng cố vững chắc, có quân đội hùng mạnh.
  • B. Là quốc gia mạnh nhất và cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
  • C. Nhân dân có cuộc sống thanh bình, có quan hệ buôn bán với nhiều nước, kể cả người Châu Âu.
  • D. Lãnh thổ và nền độc lập được bảo vệ vững chắc trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Miến Điện.

Câu 23: : Yếu tố nào đã tạo ra sự xáo trộn về dân cư ở khu vưc Đông Nam Á thế kỉ XIII?

  • A. Ảnh hưởng của thiên tai.
  • B. Cuộc xâm lược của người Mông Cổ.
  • C. Cuộc xâm lược của thực dân phương Tây.
  • D. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Câu 24: Chậu A Nụ là lãnh tụ của phong trào nào ở Lào?

  • A. Khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến.
  • B. Khởi nghĩa chống ách thống trị của Xiêm.
  • C. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
  • D. Cải cách – duy tân phát triển đất nước.

Câu 25: Dưới thời Ăng-co, người dân Cam-pu-chia sống chủ đạo bằng nghề gì?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Thủ công nghiệp.
  • C. Thương nghiệp.
  • D. Tất cả các nghề trên.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay