Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối Ôn tập chương 5 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. ĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRẦN - HỒ

(1009 - 1407) (PHẦN 1)

Câu 1: Năm 1076, nhà Lý thành lập Quốc Tử Giám để:

  • A. biên soạn sử sách cho nhà nước.
  • B. thờ Khổng Tử.
  • C. ghi chép về tông thất hoàng gia.
  • D. dạy học cho con em quý tộc.

Câu 2: Căn cứ mạnh nhất của quân Tống, nơi quân Lý tiêu huỷ hết kho lương thực khi tiến công vào đất Tống để tự vệ là:

  • A. Khâm Châu.
  • B. Ung Châu.
  • C. Liêm Châu.
  • D. Đức Châu.

Câu 3: Vị tướng người dân tộc thiểu số nào đã có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077)?

  • A. Quách Quỳ.
  • B. Triệu Tiết.
  • C. Hoà Mâu.
  • D. Thân Cảnh Phúc.

Câu 4: Vị vua đầu tiên của nhà Trần là:

  • A. Trần Thủ Độ.
  • B. Trần Tự Khánh.
  • C. Trần Quốc Tuấn.
  • D. Trần Cảnh.

Câu 5: Chiến thuật quen thuộc của quân Mông – Nguyên khi xâm lược Đại Việt là:

  • A. phối hợp với quân Chăm-pa để tiến đánh Đại Việt.
  • B. xâm lược Chăm-pa trước để làm bàn đạp đánh Đại Việt.
  • C. chia thành 2 đạo quân thủy – bộ cùng tiến đánh Đại Việt.
  • D. cho quân áp sát biên giới để uy hiếp và cử sứ giả đến dụ hàng.

Câu 6: Kinh thành Thăng Long được bao bọc bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là gì?     

  • A. Cấm thành.   
  • B. La thành.    
  • C. Hoàng thành.
  • D. Vi thành.

Câu 7: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?     

  • A. Hình thư.    
  • B. Luật Gia Long.    
  • C. Luật Hồng Đức.    
  • D. Hình luật.

Câu 8: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

  • A. Đánh du kích.
  • B. Phòng thủ.
  • C. Đánh lâu dài.
  • D. "Tiến công trước để tự vệ".

Câu 9:  Vào thời gian nào quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta?

  • A. Cuối năm 1076.
  • B. Đầu năm 1077.
  • C. Cuối năm 1075.
  • D. Đầu năm 1076.

Câu 10: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?

  • A. Quân phải đông, nước mới mạnh.
  • B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
  • C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ.
  • D. Quân đội phải văn võ song toàn.

Câu 11: Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất của quân Mông Cổ?

  • A. Tây Kết.
  • B. Chương Dương.
  • C. Đông Bộ Đầu.
  • D. Hàm Tử.

Câu 12: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?

  • A. Chương Dương.
  • B. Quy Hoá.
  • C. Bình Lệ Nguyên.
  • D. Các vùng trên.

Câu 13: Mông Cổ là nước nằm ở châu lục nào?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Mĩ-La tinh.

Câu 14: Vương triều Hồ được thành lập là do:

  • A. Vua Trần nhường ngôi cho Hồ Quý Ly.
  • B. Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi.
  • C. Nhà Minh yêu cầu nhà Trần truyền ngôi cho nhà Hồ.
  • D. Quý tộc Trần suy tôn Hồ Quý Ly lên ngôi.

Câu 15: Câu nào sau đây nói đúng về Hồ Hán Thương?

  • A. Là người đưa triều Hồ lên một tầm cao mới.
  • B. Là người có tài điều binh khiển tướng.
  • C. Là người trị vì đất nước từ năm 1400 đến năm 1407.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?     

  • A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.    
  • B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.    
  • C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.    
  • D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 17: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào?

  • A. Trận Bạch Đằng năm 981.
  • B. Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (10-1075).
  • C. Trận Như Nguyệt (1077).
  • D. Cả ba trận trên.

Câu 18: Nghệ thuật “Tránh sức mạnh lúc ban mai, tranh thủ chiều tà” đã được quân dân nhà Trần vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2?

  • A. Thực hiện vườn không nhà trống, phản công chiến lược.
  • B. Chủ động đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.
  • C. Chủ động đánh nhanh thắng nhanh.
  • D. Chủ động giảng hòa để củng cố lực lượng.

Câu 19: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?

  • A. Lui quân để bảo toàn lực lượng.
  • B. Dâng biểu xin hàng.
  • C. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công.
  • D. Dốc toàn lực phản công.

Câu 20:  Thành Tây Đô được xây dựng vào năm nào?

  • A. 1397
  • B. 1400
  • C. 1401
  • D. 1407

Câu 21: : Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?

  • A. Cung điện được xây dựng nguy nga tráng lệ.
  • B. Dân cư tập trung đông đúc phía ngoài hoàng thành.
  • C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển.
  • D. Các thương nhân châu Âu bến buôn bán và lập thương điếm.

Câu 22: Hằng năm, các vua Lý thường về các địa phương làm lễ tịch điền nhằm mục đích gì?

  • A. Khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.
  • B. Quản lí việc sản xuất nông nghiệp.
  • C. Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang.
  • D. Góp phần nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình.

Câu 23: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.
  • B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt.
  • C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong.
  • D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống.

Câu 24: Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288?

  • A. Con nước thủy triều.
  • B. Sự suy yếu của quân Mông Nguyên.
  • C. Cây cối rậm rạp.
  • D. Sự ủng hộ của nhân dân.

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Hồ Quý Ly khi còn làm quan nhà Trần đã từng bước tiến lên nắm giữ những chức vụ quan trọng về chính trị và quân sự như Khu mật sứ, Thống chế, Đồng bình chương sự.
  • B. Thời làm quan cho nhà Trần, Hồ Quý Ly khi củng cố được thế lực đã tiến hành các âm mưu phế lập và đàn áp.
  • C. Năm 1400, Trần Thiếu Đế thấy Hồ Quý Ly nhân nghĩa, tài cao còn mình thì yếu kém nên đã nhường ngôi cho ông.
  • D. Hồ Quý Ly là người lập nên triều Hồ, lấy niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay