Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối Ôn tập chương 5 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. ĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRẦN - HỒ

(1009 - 1407) (PHẦN 2)

Câu 1: Công trình kiến trúc nào thời nhà Lý có hình dạng mô phỏng bông hoa sen nở trên mặt nước?

  • A. Chùa Trấn Quốc.
  • B. Chùa Dâu.
  • C. Chùa Diên Hựu.
  • D. Chùa Phật Tích.

Câu 2: Dưới thời nhà Trần, chức quan được đặt thêm để trông coi, đốc thúc việc đắp đê được gọi là:

  • A. Khuyến nông sứ.
  • B. Đồn điền sứ.
  • C. Hà đê sứ.
  • D. An phủ sứ.

Câu 3: Người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là:

  • A. Trần Thái Tông.
  • B. Trần Nghệ Tông.
  • C. Trần Thuận Tông.
  • D. Trần Nhân Tông.

Câu 4: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Đố ai nổi sáng sông Rừng

Đã vui Hàm Tử lại mừng Chương Dương,

Vân Đồn cướp sạch binh cường,

Nội Bàng mai phục chặn đường giặc lui?”

  • A. Lý Thường Kiệt.
  • B. Lê Hoàn.
  • C. Ngô Quyền.
  • D. Trần Hưng Đạo.

Câu 5: Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình cho nghệ thuật xây thành Việt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011?

  • A. Chùa Một Cột.
  • B. Thành nhà Hồ.
  • C. Kinh thành Huế.
  • D. Hoàng thành Thăng Long.

Câu 6: Quân đội nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?

  • A. dân binh, công binh.
  • B. cấm quân, quân địa phương.
  • C. cấm quân, công binh.
  • D. dân binh, ngoại binh.

Câu 7: Bộ “Hình thư”, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới thời vua nào?

  • A. Lý Thái Tổ (1010)     
  • B. Lý Thái Tông (1042)
  • C. Lý Thánh Tông (1054)         
  • D. Lý Nhân Tông (1072)

Câu 8: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), anh (chị) hãy cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?

 A. Nhân đạo.

  • B. Nhân văn.
  • C. Chủ động.
  • D. Bị động.

Câu 9: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, ai là người tự giương cao lá cờ: "Phá cường địch, báo hoàng ân"?

  • A. Trần Quốc Tuấn.
  • B. Phạm Ngũ Lão.
  • C. Trần Quốc Toản.
  • D. Trần Khánh Dư.

Câu 10: Đời vua cuối cùng của nhà Lý là ai?

  • A. Lý Cao Tông
  • B. Lý Anh Tông
  • C. Lý Huệ Tông
  • D. Lý Chiêu Hoàng

Câu 11: Thời Trần, ruộng đất của quý tộc, vương hầu do khai hoang mà có gọi là gì?

  • A. Thái Ấp.
  • B. Điền trang.
  • C. Tịch điền.
  • D. Trang viên.

Câu 12: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?

  • A. Trần Quốc Toản
  • B. Trần Thủ Độ
  • C. Trần Quang Khải
  • D. Trần Quốc Tuấn

Câu 13: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt

  • A. Thoát Hoan.
  • B. Ô Mã Nhi.
  • C. Hốt Tất Liệt.
  • D. Ngột Lương Hợp Thai.

Câu 14: Câu nào sau đây nói đúng về Hồ Quý Ly?

  • A. Là người tiến hành cải cách đất nước và ở ngôi vua trong suốt triều Hồ.
  • B. Là người tiến hành cải cách đất nước nhưng chỉ ở ngôi một thời gian ngắn.
  • C. Là người lấy cớ “phù Hồ diệt Trần” để lật đổ nhà Trần.
  • D. Là người lấy cớ “phù Minh diệt Trần” để lật đổ nhà Trần.

Câu 15: Hồ Quý Ly cho phát hành loại tiền giấy đầu tiên là:

  • A. Thông bảo hội sao.
  • B. Thông bảo.
  • C. Thuận Thiên thông bảo.
  • D. Thánh Nguyên thông bảo.

Câu 16: Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập:

  • A. Đô sát viện
  • B. Văn Miếu
  • C. Quốc Tử Giám
  • D. Quốc sử quán

Câu 17: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là

  • A. Đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống.
  • B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.
  • C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
  • D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Câu 18: Điểm giống nhau trong chính sách tổ chức quân đội thời nhà Lý so với thời nhà Trần là:

  • A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
  • B. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.
  • C. Xây dựng theo chủ trương “đông đảo, tinh nhuệ”.
  • D. Xây dựng theo chủ trương “cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

Câu 19: Ai là người cho quân đánh Cham-pa để làm bàn đạp tấn công Đại Việt vào thế kỉ XIII:

  • A. Ô Mã Nhi.
  • B. Thoát Hoan.
  • C. Hốt Tất Liệt.
  • D. Ngột Lương Hợp Thai.

Câu 20:  Quân Minh áp đặt ách thống trị lên đất nước ta từ năm nào?

  • A. 1405
  • B. 1406
  • C. 1407
  • D. 1408

Câu 21: Nhà Lý đã mở thương cảng nào để trao đổi, buôn bán với nước ngoài?

  • A. Vân Đồn (Quảng Ninh).
  • B. Cam Ranh (Khánh Hòa).
  • C. Dung Quất (Quảng Ngãi).
  • D. Chân Mây (Thừa Thiên Huế).

Câu 22:

 “Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm                  

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của 4 câu thơ trên?

  • A. Đánh đòn tâm lý vào kẻ thù khiến chúng hoang mang, lo sợ.
  • B. Tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt.
  • C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.
  • D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Câu 23: Biểu hiện nào cho thấy dưới thời Trần hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đã bước đầu mang tính chuyên môn hóa? 

  • A. Hình thành các công trường thủ công.
  • B. Xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi.
  • C. Xuất hiện các làng nghề thủ công.
  • D. Trình độ kĩ thuật được nâng cao.

Câu 24: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau:  “Vó ngựa…đi đến đâu, cỏ cây không mọc được đến đó” 

  • A. Trung Hoa
  • B. Mông Cổ
  • C. Ả Rập
  • D. Đại Đường

Câu 25:  Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Trước và sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã loại bỏ một loạt các biện pháp cải cách về nhiều mặt, loại bỏ chính sách mới, lập lại chính sách cũ.
  • B. Về quân sự chính trị, Hồ Quý Ly tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội, thành lập một đội quân từ dân và nương tựa vào dân, liên kết chặt chẽ với dân.
  • C. Về văn hoá giáo dục, Hồ Quý Ly đã chấn chỉnh lại Phát giáo và Nho giáo.
  • D. Hồ Quý Ly là một con người hành động kiên cường nhưng lại không có tầm nhìn, năng lực và sự quyết đoán.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay