Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối Ôn tập chương 6,7 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 6,7. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6 + 7 (PHẦN 1)

KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1418 – 1527)

VÙNG ĐẤT PHÍA NAM VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Câu 1: Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì:

  • A. đang ở trên núi cao xa xôi, hẻo lánh, rất khó phát triển lực lượng.
  • B. quân khởi nghĩa bị thiếu lương thực trầm trọng.
  • C. quân khởi nghĩa đánh mãi không thắng nên cầu hoà.
  • D. muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.

Câu 2: Tốt Động - Chúc Động thuộc địa phương nào của Việt Nam hiện nay?

  • A. Chương Mĩ (Hà Nội).
  • B. Thanh Trì (Hà Nội).
  • C.Lạng Sơn.
  • D. Bắc Giang

Câu 3: Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của giặc Minh thông qua nhiều câu thơ, ngoại trừ câu:

  • A. “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.
  • B. “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”.
  • C. “Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.
  • D. “Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng”.

Câu 4: Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị nước nào cai trị?

  • A. Thái Lan.
  • B. Chăm-pa.
  • C. Mã Lai.
  • D. Chân Lạp.

Câu 5: Trong các thế kỉ X – XVI, người dân Phù Nam vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam, đồng thời tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của:

  • A. văn hóa phương Tây.
  • B. văn hóa A-rập.
  • C. văn hóa Thái Lan.
  • D. văn hóa Trung Quốc.

Câu 6: Nơi Lê Lợi chọn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa là:

  • A. Lang Chánh (Thanh Hoá).
  • B. Tây Đô (Thanh Hoá).
  • C. Lam Sơn (Thanh Hoá).
  • D. Thọ Xuân (Thanh Hoá).

Câu 7:“Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Ông đã dâng bản Bình Ngô sách và trở thành quân sư của Lê Lợi”. Ông là ai?

  • A. Liễu Thăng.
  • B. Nguyễn Trãi.
  • C. Mộc Thạnh.
  • D. Nguyễn Du.

Câu 8: Câu nào sau đây nói đúng về Liễu Thăng và Mộc Thạnh?

  • A. Là hai chiến tướng của nghĩa quân Lam Sơn.
  • B. Là người chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây, Vân Nam tiến vào nước ta.
  • C. Là hai viên tướng nhà Minh đã tử trận trong trận Chúc Động – Tốt Động.
  • D. Cả B và C.

Câu 9: Vị vua đầu tiên của Vương triều Lê sơ là:

  • A. Lê Thái Tổ.
  • B. Lê Thái Tông.
  • C. Lê Thánh Tông.
  • D. Lê Nhân Tông.

Câu 10: Chính sách trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo của nhà Lê sơ là:

  • A. Đề cao Nho giáo và Phật giáo.
  • B. Đề cao Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
  • C. Đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo.
  • D. Đề cao Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.

Câu 11: Nền giáo dục, khoa cử đặc biệt phát triển, trở thành nguồn đào tạo, tuyển chọn quan lại dưới triều đại nào?

  • A. Triều Lý.                            
  • B. Triều Trần.                   
  • C. Triều Hồ.                           
  • D. Triều Lê sơ.

Câu 12: Đâu là cách hiểu đúng của “Thời Lê Sơ”?

  • A. Nhà Tiền Lê.
  • B. Thời kỳ đầu của nhà Hậu Lê.
  • C. Nhà Hậu Lê.
  • D. Thời Lê Trung Hưng.

Câu 13: Kinh đô Vi-giay-a thuộc địa danh nào ngày nay?

  • A. Thăng Bình (Quảng Nam).                         
  • B. Tuy Hoà (Phú Yên).                                    
  • C. Tuy Phước (Bình Định).
  • D. An Nhơn (Bình Định).

Câu 14: Các ngành kinh tế chính của cư dân vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là:

  • A. Thương mại đường biển.
  • B. Nghề thủ công và buôn bán nhỏ.
  • C. Trồng lúa kết hợp chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản.
  • D. Thương mại đường biển và trồng lúa.

Câu 15: Câu nào sau đây nói đúng về tình hình chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ năm 988 – 1220?

  • A. Tình hình Chăm-pa gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía Bắc.
  • B. Năm 1069, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Đại Lý và Ma Linh cho Đại Việt.
  • C. “Cuộc chiến tranh Một trăm năm” khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: “Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh .....(1)... có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt ......(2)..... đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền .......(3)......, mở ra thời kì phát triển mới cho dân tộc.”

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Chính nghĩa, ách, dân chủ
  • B. Phi nghĩa, những năm tháng, cộng hoà
  • C. Giải phóng dân tộc, hơn hai mươi năm, độc lập
  • D. Thôn tính, hơn hai mươi năm, tự chủ

Câu 17: Sự kiện gì diễn ra vào đầu năm 1418?

  • A. Lê Lợi cùng 18 hào kiệt tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
  • B. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.
  • C. Vương Thông chính thức trở thành Tổng binh của quân Minh.
  • D. Cuộc khởi binh đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn xảy ra.

Câu 18: Câu nào sau đây nói đúng về Ngô Sĩ Liên?

  • A. Là người biên soạn sách “Đại Việt sử ký toàn thư”.
  • B. Là một nhà văn lỗi lạc.
  • C. Là Lễ bộ thượng thư ở triều vua Lê Thánh Tông
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Câu nào sau đây nói đúng về tình hình chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ năm 1220 - 1353?

  • A. Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ,…
  • B. Chăm-pa không còn phải chịu đựng nhiều sự đô hộ của Chân Lạp, có cơ hội phát triển kinh tế, giao thương,…
  • C. Chăm-pa vẫn tiếp tục phải chịu ách đô hộ của Chân Lạp, tuy nhiên đã có nhiều cuộc khởi nghĩa vùng lên,…
  • D. Chăm-pa lúc này không chỉ bị Chân Lạp xâm chiếm mà còn bị Phù Nam chiếm đóng.

Câu 20: Một số thành tựu nổi bật về kinh tế mà người Chăm đạt được trong thời kì từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là:

  • A. Xây dựng hải cảng mới như Đại Chiêm (Quảng Nam), khai thác và buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như trầm hương.
  • B. Xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định), khai thác và buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như trầm hương, long não, sừng tê giác,...
  • C. Xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định), mở rộng nhiều lò gốm mới tiếng như Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me (Bình Định).
  • D. Mở rộng hải cảng Đại Chiêm (Quảng Nam), xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định),...

Câu 21: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Chính quyền trung ương thời Lê sơ được tổ chức quy củ, chặt chẽ hơn so với các triều đại trước.
  • B. Thời Lê sơ, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được nhà nước đề cao và coi trọng.
  • C. Thời Lê sơ, do chính sách hạn điền nên giữa quý tộc và bình dân đã không còn sự phân biệt như trước.
  • D. Hội Tao đàn là hội thơ ca do Nguyễn Trãi đứng đầu.

Câu 22: Giai đoạn từ năm 1424 – 1425 của nghĩa quân là giai đoạn:

  • A. Gặp nhiều khó khăn, cần phải hoà hoãn với quân địch.
  • B. Mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên.
  • C. Toàn thắng trên mọi mặt trận.
  • D. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Câu 23: Vì sao cuối năm 1424, Nguyễn Chích hiến kế cho nghĩa quân Lam Sơn đánh chiếm Nghệ An?

  • A. Căn cứ của nghĩa quân ở Thanh Hoá đã bị quân Minh chiếm.
  • B. Nghệ An không có quân Minh nên dễ dàng đánh chiếm.
  • C. Nghệ An là quê hương của Nguyễn Chích, nên ông rất hiểu về vùng đất này.
  • D. Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa thế hiểm yếu, có thể làm căn cứ lâu dài để phát triển lực lượng nghĩa quân.

Câu 24: Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

  • A. Phải dựa vào sức dân.
  • B. Phải huy động được tinh thần đoàn kết toàn dân mới có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Như Bác Hồ từng nói: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công"
  • C. Phải sử dụng thành công và thuần thục các loại vũ khí chiến đầu như súng thần công, đại bác, cung tiễn,…
  • D. Cả A và B.

Câu 25: Đâu là một điểm khác nhau về thủ công nghiệp giữa thời Trần và thời Lê Sơ?

  • A. Ở thời Trần thì sản phẩm chỉ bán trong nước còn ở thời Lê thì còn để xuất khẩu.
  • B. Ở thời Trần thì kém phát triển còn ở thời Lê thì phát triển mạnh.
  • C. Ở thời Trần thì phải nhập khẩu mới đủ nguồn cung trong nước còn thời Lê thì đã đảm bảo đủ số lượng.
  • D. Ở thời Trần thì các sản phẩm tập trung vào thể hiện tình tín ngưỡng còn ở thời Lê thì tập trung vào thể hiện tính con người, nhân văn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay