Trắc nghiệm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
BÀI 1: THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG
VĂN BẢN 1: QUÊ HƯƠNG
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Quê hương được rút trong tập thơ nào của tác giả Tế Hanh?
- Tập thơ Nghẹn ngào (1939) sau đó được in lại trong tập Hoa niên (1945)
- Tập thơ Gửi miền Bắc (1955)
- Tập thơ Hai nửa yêu thương (1963)
- Tập thơ Khúc ca mới (1966)
Câu 2: Tác giả của bài thơ là
- Tố Hữu
- Thanh Hải
- Tế Hanh
- Thế Lữ
Câu 3: Bài thơ lần đầu tiên được in trong tập thơ nào?
- Hoa niên
- Nghẹn ngào
- Hai nửa yêu thương
- Khúc ca mới
Câu 4: Quê hương của nhà thơ là vùng biển nào của nước ta?
- Quảng Ninh
- Hà Tĩnh
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
Câu 5: Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?
- Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.
- Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.
- Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.
- Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
Câu 6: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông?
- Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
- Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
- Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
- Nỗi niềm khát vọng của người con xa xứ
Câu 7: Đâu không phải là sáng tác của Tế Hanh?
- Vượt thác
- Gửi miền Bắc
- Quê hương
- Hai nửa yêu thương
Câu 8: Quê hương thuộc thể thơ gì?
- Năm chữ
- Bảy chữ
C.Tám chữ
- Lục bát
Câu 9: Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của "dân chài lưới"
- Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
- Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ/ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
- Dân chài lưới nước da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
- Làng tôi vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Câu 10: Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?
- Con tuấn mã
- Dân làng
- Mảnh hồn làng
- Quê hương
II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)
Câu 1: Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào?
- Làm muối
- Đóng thuyền đi biển
- Đánh cá biển
- Canh tác nông nghiệp
Câu 2: Trong hai câu thơ Quê hương, đoạn thứ hai (từ câu 3 đến câu 8) nói đến cảnh gì?
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
- Cảnh đánh cá ngoài khơi.
- Cảnh đón thuyền cá về bến.
- Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.
Câu 3: Tế Hanh viết văn từ khi nào?
- Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Trong kháng chiến chống Pháp
C.Trong kháng chiến chống Mỹ
- Khi đất nước thống nhất
Câu 4: Khung cảnh của làng quê tác giả trong mỗi lần đón thuyền về rất tấp nập. Cảnh tấp nập ấy được diễn tả trong câu thơ nào?
- Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
- Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ/ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Câu 5: Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tế Hanh?
- Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực.
- Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết
- Thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết.
- Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng
Câu 6: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ "Quê hương"?
- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
- Nghệ thuật ước lệ đặc sắc
- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…
Câu 7: Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì?
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên.
- Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất.
- Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.
- Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù.
Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương?
- Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
- Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
- Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài.
- Giới thiệu xuất thân của nhà thơ
Câu 9: Hai câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
- Điệp ngữ
- Liệt kê
- Ẩn dụ
- Phép đối
III. VẬN DỤNG (04 CÂU)
Câu 1: Hai câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
- So sánh
- Ẩn dụ, so sánh
- Liệt kê, so sánh
- Nhân hoá, so sánh
Câu 2: Dòng nào dưới đây nói không đúng về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Quê Hương”?
- Biện pháp nói quá, chơi chữ.
- Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm với tự sự và miêu tả; giữa bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn.
- Thể thơ tám chữ, âm điệu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển; lời thơ giản dị.
- Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật, hình ảnh thơ sáng tạo, khoẻ khoắn, đầy sức sống, hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Câu 3: Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồn vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
- Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
- Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả.
- Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
- Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.
Câu 4: Hai câu thơ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang sử dụng biện pháp tu từ gì?
- Hoán dụ
- Ẩn dụ
- Điệp từ
- So sánh và nhân hóa
VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Phương thức biểu đạt nào sau đây không được sử dụng trong bài thơ?
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận
Câu 2: Hai câu thơ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ sử dụng biện pháp tu từ gì?
- So sánh
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Nhân hoá
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 1150k/năm
=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm ngữ văn 9 chân trời trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập ngữ văn 9 CTST