Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ




































Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
TIẾT : VĂN BẢN 2: BẾP LỬA
MỤC TIÊU
Mức độ yêu cầu cần đạt
HS nhận biết được một số yếu tố đặc điểm của thể thơ tự do như, đồng thời nắm được bố cục, vần, nhịp, kết cấu của bài thơ.
Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.
Năng lực riêng
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bếp lửa
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm Bếp lửa
Năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
Phẩm chất
Tình yêu đất nước, tình cảm gia đình gắn bó bền chặt trong mỗi con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Bếp lửa.
Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS để dẫn vào bài mới.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Hãy nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em và chia sẻ để mọi người được biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và phát biểu
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét đánh giá
GV dẫn dắt vào bài: Có một câu nói rất hay về tình cảm gia đình như thế này “Gia đình là duy nhất trên cuộc đời mà không gì có thể thay thế được, và cho dù bạn có đi bất cứ nơi đâu thì đây cũng là nơi duy nhất chờ mong bạn trở về”. Thật vậy khi còn trẻ còn hoài bão chúng ta thường ấp ủ nguyện vọng được sải cánh trên bầu trời tự do thế nhưng dù có ở bất cứ đâu thì đôi cánh đó cũng sẽ luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Và với nhà thơ Bằng Việt cũng vậy, dù có đang đứng ở một nơi xa xôi, nơi có công nghệ tiên tiến hiện đại thì ông cũng không thể ngừng nhớ về quê hương của mình nơi có bếp lửa ấp iu nồng đượm và người bà đáng kính. Hãy cùng sống lại dòng hồi tưởng ngọt ngào và đầy chất thơ ấy qua Tiết 1 - Văn bản 2 – Bếp lửa.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả và tác phẩm.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS chia nhóm để trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt? + Nhóm 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Bếp lửa? + Nhóm 3: Xác định bố cục bài thơ? + Nhóm 4: Xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị trình bày trước lớp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
+ Bài thơ được sáng tác năm 1936, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. + Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – bếp lửa năm 1986 tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
+ Phần 1: Khổ đầu: hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc. + Phần 2: 4 khổ tiếp theo: Những kỉ niệm thơ ấu bên người bà và bếp lửa. + Phần 3: 2 khổ tiếp: Suy ngẫm của cháu về bà và bếp lửa. + Phần 4: khổ cuối: Niềm thương nhớ của người cháu.
+ Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: Là tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình thiêng liêng gắn liền với hình ảnh bếp lửa một thời thơ ấu. + Chủ đề tác phẩm: Thể hiện sự thương yêu kính trọng vô bờ của người cháu dành cho bà mình cũng như tình cảm yêu quê hương da diết. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Bếp lửa
Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Bếp lửa
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bếp lửa
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Hình ảnh bếp lửa – xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau: + Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà trong bài thơ? Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi thế nào qua các khổ thơ? + Hình ảnh bếp lửa xuất hiện bao nhiêu lần trong tác phẩm? Ý nghĩa của hình ảnh này? + Ở khổ thơ thứ 4 tác giả nói đến hình ảnh “ngọn lửa” mà không phải là bếp lửa có dụng ý gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
Nhiệm vụ 2: Kết cấu bài thơ cũng như hiệu quả của các yếu tố nghệ thuật sử dụng trong văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi: + Hãy chỉ ra những sự kết hợp giữa các yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự trong văn bản và nêu tác dụng của nó? + Hãy chỉ ra những nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ? + Bài thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp đó? + Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Và việc sử dụng các động từ “nhóm”; “nhen” và hình ảnh “bếp lửa” góp phần thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Bếp lửa + Trình bày những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết lên bảng. |
+ Đó là dòng hồi tưởng của người cháu về tuổi thơ có cháu và bà:
+ Đó là hình ảnh miêu tả bếp lửa vô cùng chân thực và chi tiết:
+ Xen vào đó là những tình cảm sâu đậm mà đứa cháu dành cho người bà kính yêu của mình:
Bài thơ có kết cấu chặt chẽ và sinh động cả về nội dung lẫn hình thức tạo nên một sự toàn vẹn để khắc họa tư tưởng chủ đề tác phẩm.
+ Nhà thơ Bằng Việt đã sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ 7 chữ, 8 chữ và 9 chữ để góp phần thể hiện dụng ý của tác giả: Đó là những tháng ngày sống bên bà tuy thiếu thốn nhưng chan chứa tình yêu thương; đó là khung cảnh tàn rụi của ngôi làng bị giặc đốt và xen với đó là tình cảm da diết nặng lòng với bà khi đã trưởng thành bôn ba nơi đất khách. + Bố cục bài thơ triển khai theo mạch cảm xúc của người cháu về tuổi thơ gắn liền với hình ảnh bếp lửa và người bà kính yêu của mình: Từ hiện thực – quá khứ - hiện tại…. Không gian thời gian có sự thay đổi song xuyên suốt bài thơ chính là hình ảnh “bếp lửa” và người bà tần tảo. + Nhà thơ Bằng Việt đã sử dụng rất nhịp nhàng các biện pháp tu từ nghệ thuật như: sử dụng nhiều từ láy có tính gợi cảm, gợi tả cao “chờn vờn”, “ấp iu”, “tha thiết”, “lầm lũi”, “dai dẳng”…. Biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc “Một ngọn lửa….”; “nhóm….”; “một bếp lửa…”, hình ảnh “bếp lửa” lặp lại 12 lần trong toàn bộ bài thơ, kết hợp cùng với ngôn từ ngắn gọn, bình dị, hàm súc đã góp phần tích cực trong việc thể hiện chủ đề cũng như mạch cảm xúc của bài thơ.
|
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC BẠN TỚI BÀI HỌC MỚI!
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Nêu cách xác định điển tích, điển cố?
- Nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong văn chương?
- Kể tên và nêu nghĩa của các thành ngữ thông dụng và cho biết các thành ngữ đó gắn với điển tích, điển cố nào?
- Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt?
CÂU HỎI ÔN TẬP
Bài 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm trong các câu thơ sau:
- Người nách thước kẻ tay dao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
- Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi
- Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Bài 2: Hãy phân tích ý nghĩa của điển tích: nước cành dương, mạc cưa mướp đắng, mắt xanh?
Bài 3: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Gương vỡ lại lành, Xanh vỏ đỏ lòng, Đứt đuôi con nòng nọc, Một nắng hai sương, Tái ông thất mã, Kính nhi viễn chi, Khẩu xà tâm phật, Mẹ tròn con vuông, Da ngựa bọc thây, Lực bất tòng tâm, Thuận buồm xuôi gió?
Bài 4: Giải thích ý nghĩa các điển cố (in đậm) trong các câu thơ sau:
a. “Sầu đông các lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
b. “Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà”
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
c. Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 1: THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG
VĂN BẢN 1: QUÊ HƯƠNG
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Văn bản văn học là gì?
A. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và đơn vị độc lập cơ bản của văn học.
B. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của cá nhân và đơn vị độc lập cơ bản của văn học.
C. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của tập thể nhà văn và đơn vị độc lập cơ bản của văn học.
D. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn.
Câu 2: Văn học có thể tồn tại dưới dạng nào?
A. Truyền miệng và văn tự với quy mô một câu, vài dòng.
B. Truyền miệng và văn tự với quy mô hàng vạn câu, hàng ngàn trang.
C. Truyền miệng và văn tự với quy mô một câu, vài dòng hoặc hàng vạn câu, hàng ngàn trang.
D. Văn tự với quy mô một câu, vài dòng hoặc hàng vạn câu, hàng ngàn trang.
Câu 3: Kết cấu của bài thơ là gì?
A. Là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung.
B. Là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
C. Là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
D. Là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về hình thức của bài thơ.
Câu 4: Đâu không phải phương diện tổ chức tác phẩm thơ?
A. Sự lựa chọn thể thơ.
B. Sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định.
C. Sự triển khai mạch cảm xúc.
D. Sự phối hợp của tình huống truyện.
Câu 5: Ngôn ngữ thơ có đặc điểm gì?
A. Hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu.
B. Sắc sảo, mang ý châm biếm sâu cay.
C. Sâu lắng, trữ tình, giàu tính hình tượng.
D. Hóm hỉnh, hài hước, giàu tính trào phúng.
Câu 6: Đâu là thông tin khôngchính xác về nhà thơ Tế Hanh.
A. Sinh năm 1921, mất năm 2009.
B. Tên khai sinh là Trần Thế Hanh.
C. Quê ở xã Bình Dương, huyện Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
D. Một số tập thơ tiêu biểu: “Hoa niên”, “Gửi miền Bắc”, “Tiếng sóng”,…
Câu 7: Trong bài thơ Quê hương, tác giả miêu tả khung cảnh ở đâu?
A. Ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ.
B. Ở vùng đồi núi, cao nguyên rộng lớn.
C. Ở một làng chài ven biển.
D. Ở một thảo nguyên rộng lớn.
Câu 8: Khung cảnh khi người dân bơi thuyền đi đánh cá nhưu thế nào?
A. Trời nắng chói chang, gió ào ào thổi.
B. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
C. Trời âm u, biển động, sóng cuộn trào từng đợt.
D. Trời yên, biển lặng, mặt trời đang lặn dần xuống biển.
Câu 9: Chiếc thuyền vượt biển được so sánh với điều gì?
A. Con tuấn mã.
B. Con hà mã.
C. Con rồng.
D. Con chim hải âu.
Câu 10: Khi xa cách ngôi làng của mình, tác giả nhớ về điều gì?
A. Nhớ chiếc thuyền im trên bãi biển.
B. Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
C. Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
D. Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.
II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Quê hương viết bằng thể thơ nào?
A. Thể thơ tám chữ.
B. Thể thơ bảy chữ.
C. Thể thơ lục bát.
D. Thể thơ song thất lục bát.
Câu 2: Bài thơ Quê hương viết về đề tài gì?
A. Đề tài miền núi và người lao động.
B. Đề tài quê hương và người lao động.
C. Đề tài xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
D. Đề tài người anh hùng trong lao động.
Câu 3: Đâu là nhận xét đúng về tình cảm mà nhà thơ Tế Hanh đã gửi gắm vào bài thơ Quê hương?
A. Tình yêu thiên nhiên, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
B. Tình cảm làng xóm, sự trân trọng tinh thần đoàn kết trong lao động.
C. Tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
D. Tình yêu lao động, yêu biển cả quê hương.
Câu 4: Bài thơ Quê hương dùng nhịp nào?
A. 3/2/3.
B. 3/5.
C. 3/3/2, 5/3.
D. 3/2/3, 3/5.
Câu 5: Xác định vần ở những câu thơ dưới đây:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá…
A. Vần chân sông – hồng.
B. Vần lưng trời - bơi.
C. Vần liền sông – hồng.
D. Vần lưng trời - bơi.
-----------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(Trích Bếp lửa - Bằng Việt)
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (1.0 điểm): Từ “đinh ninh" trong đoạn thơ được hiểu như thế nào? Vì sao bà phải “dặn cháu đinh ninh”?
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm): Có ý kiến cho rằng hình ảnh người bà trong đoạn thơ mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (6.0 điểm): Phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh để thấy rõ tình cảm nồng nàn của tác giả dành cho quê hương của mình.
-----------Còn tiếp-----------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Ngữ văn 9 chân trời, soạn ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS