Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều Bài 26: trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 26: trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 26: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Nhu cầu nước của động vật không phụ thuộc vào

A. Loài.

B. Kích thước.

C. Giới tính.

D. Nhiệt độ môi trường.

Câu 2: Trung bình, trẻ em nặng 11-20 kg cần uống ít nhất bao nhiêu lít nước mỗi ngày

A. 2.

B. 1,5.

C. 1.

D. 0,8.

Câu 3: Trung bình, một người nặng 50 kg cần uống ít nhất bao nhiêu lít nước mỗi ngày

A. 2.

B. 1,8.

C. 1,5.

D. 1,2.

Câu 4: Theo nghiên cứu, nước chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể người

A. 70-80%.  

B. 60-70%.

C. 55-60%.

D. 50-55%.

Câu 5: Ở người, nước được thải ra bằng cách

A. Tất cả các đáp án dưới đây.

B. Hơi thở, bốc hơi qua da. 

C. Nước tiểu.

D. Nước trong phân. 

Câu 6: Con đường trao đổi nước ở động vật và người không bao gồm giai đoạn

A. Sử dụng. 

B. Tái tạo.

C. Tải ra.

D. Lấy vào. 

Câu 7: Nước được lấy vào cơ thể bằng cách

A. Uống nước. 

B. Ăn các thức ăn chứa nước.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 8: Khi đủ nước, cơ thể sẽ

A. Các cơ quan hoạt động tốt, khỏe mạnh.

B. Tiêu hóa tốt, tuần hoàn tốt, tăng cường trao đổi chất.

C. Phòng chống bệnh tật.

D. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

Câu 9: Lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hàng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống là khái niệm của

A. Giới hạn dinh dưỡng.

B. Quá trình trao đổi chất dinh dưỡng.

C. Nhu cầu dinh dưỡng.

D. Khẩu phần ăn.

Câu 10: Kiểu dinh dưỡng của động vật là

A. Tự dưỡng.

B. Dị dưỡng.

C. Đa dưỡng.

D. Nhu dưỡng.

Câu 11: Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Mỗi loài.

C. Lứa tuổi, giai đoạn phát triển của cơ thể.

D. Cường độ hoạt động của cơ thể.

Câu 12: Các chất cặn bã không được cơ thể hấp thụ sẽ thải ra ngoài qua

A. Dạ dày. 

B. Hậu môn.

C. Ruột già.

D. Ruột non. 

Câu 13: Quá trình dinh dưỡng ở động vật gồm bao nhiêu giai đoạn

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 14: Chế độ dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Mức độ hoạt động.

C. Giới tính.

D. Độ tuổi.

Câu 15: Ở người, các chất được vận chuyển theo bao nhiêu vòng tuần hoàn

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 16: Vòng tuần hoàn nhỏ đi từ cơ quan nào đến cơ quan nào

A. Từ tim đến dạ dày, rồi trở về tim.

B. Từ tim đến phổi, rồi trở về tim.

C. Từ tim đến các bộ phận trên cơ thể, rồi trở về tim.

D. Từ tim đến não, rồi trở về tim.

Câu 17: Máu đưa đi của vòng tuần hoàn lớn có đặc điểm

A. Cả C và D đều đúng.

B. Cả C và D đều sai.

C. Giàu O2.

D. Giàu các chất dinh dưỡng.

Câu 18: Nếu bị thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó, cơ thể sẽ

A. Tử vong.

B. Không hoạt động bình thường.

C. Bị ốm, sốt.

D. Cảm thấy bủn rủn, không có sức.

Câu 19: Nước, chất dinh dưỡng, chất thải,… được vận chuyển trong cơ thể nhờ hoạt động của

A. Hệ tuần hoàn.

B. Hệ tiêu hóa.

C. Hệ hô hấp.

D. Hệ bài tiết.

Câu 20: Sự sắp xếp hợp lý các hoạt động của con đường trao đổi chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa ở động vật là

A. Ăn, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.

B. Ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, tiêu hóa, thải phân.

C. Ăn, tiêu hóa, thải phân, hấp thụ chất dinh dưỡng.

D. Ăn, thải phân, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng.

2. THÔNG HIỂU (20 câu)

Câu 1: Các tế bào và cơ quan trong cơ thể động vật được nuôi dưỡng bởi

A. Cả C và D đều sai.

B. Cả C và D đều đúng.

C. Chất dinh dưỡng.

D. Oxygen.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vòng tuần hoàn lớn

A. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu khí CO2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí O2 trở về tim.

B. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa khí CO2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận máu giàu khí O2 và các chất dinh dưỡng trở về tim.

C. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất dinh dưỡng và khí CO2 trở về tim.

D. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí CO2 trở về tim.

Câu 3: Hệ tuần hoàn là

A. Hệ cơ quan thực hiện việc hấp thu các chất trong cơ thể động vật.

B. Hệ cơ quan thực hiện việc đào thải các chất trong cơ thể động vật.

C. Hệ cơ quan thực hiện việc vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.

D. Hệ cơ quan thực hiện việc tiêu hóa các chất trong cơ thể động vật.

Câu 4: Để cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt cần

A. Ăn nhiều chất xơ, chất đạm, hạn chế ăn tinh bột đường.

B. Ăn uống đủ chất, đa dạng về loại thức ăn và đảm bảo vệ sinh ăn uống

C. Ăn nhiều thịt, hạn chế ăn rau xanh.

D. Ăn những món mình thích và ngon.

Câu 5: Phát biểu không đúng là

A. Oxygen được lấy từ phổi còn chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hóa cung cấp sẽ được máu vận chuyển đến từng tế bào trong cơ thể.

B. Chất thải (trong đó có carbon dioxide) từ hoạt động sống của tế bào sẽ được máu vận chuyển đến phổi và cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

C. Ở người, các chất được vận chuyển theo hai vòng tuần hoàn.

D. Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu đỏ thẫm nghèo CO2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận CO­2 và thải ra O2 trở thành máu đỏ tươi và trở về tim.

Câu 6: Các chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua

A. Thành dạ dày.

B. Máu.

C. Dịch tiêu hóa. 

D. Ruột già.

Câu 7: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì

A. Áp lực co bóp của tim tăng.

B. Số lượng mao mạch ít hơn.

C. Mao mạch thường ở gần tim.

D. Tổng tiết diện của mao mạch lớn.

Câu 8: Con đường trao đổi nước ở động vật và người là

A. Nước từ thức ăn, nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Các tế bào và cơ quan → Bài tiết ra khỏi cơ thể.

B. Nước từ nước uống → Hấp thụ vào máu → Ống tiêu hoá → Các tế bào và cơ quan → Bài tiết ra khỏi cơ thể.

C. Nước từ thức ăn, nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Bài tiết ra khỏi cơ thể.

D. Nước từ nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Bài tiết ra khỏi cơ thể.

Câu 9: Cơ quan nào trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn

A. Dạ dày.   

B. Miệng.

C. Ruột non. 

D. Ruột già. 

Câu 10: Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hoá

A. Carbon dioxide và các chất thải.

B. Carbon dioxide và các chất dinh dưỡng.

C. Oxygen và các chất dinh dưỡng.

D. Oxygen và các chất khoáng.

Câu 11: Tại sao nói hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật

A. Vì hệ tuần hoàn gồm vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ, đưa chất dinh dưỡng đi khắp nơi trên cơ thể.

B. Vì ở đây diễn ra tất cả các quá trình trao đổi cần thiết để tổng hợp, phân giải và đưa các chất đi nuôi cơ thể.

C. Vì hệ tuần hoàn gồm vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ trải khắp cơ thể, đưa chất dinh dưỡng đến từng tế bào.

D.  Cả A và C đều đúng.

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây đúng

A. Thiếu tinh bột, cơ thể sẽ thiếu năng lượng để hoạt động.

B. Thiếu vitamin A dẫn đến suy giảm trí nhớ.

C. Chỉ thiếu chất dinh dưỡng mới gây ra những hậu quả nghiêm trọng, còn thừa thì không sao.

D. Các chất dinh dưỡng không được cơ thể hấp thu sẽ thải ra ngoài qua hậu môn.

Câu 13: Động mạch là những mạch máu là những mạch máu

A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan.

C. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

D. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

Câu 14: Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người

A. Miệng → khí quản → dạ dày → ruột già → ruột non → trực tràng → hậu môn.

B. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột già → ruột non → hậu môn.

C. Miệng → khí quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.

D. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Đa số động vật và con người lấy nước vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn và nước uống.

B. Nước luôn có sự đào thải ra khỏi cơ thể nên việc bổ dung nước là vô cùng quan trọng.

C. Nước sau khi đươc biến đổi thành các chất đơn giản hơn sẽ được hấp thu vào máu và đưa đến các tế bào, cơ quan trong cơ thể.

D. Động vật thu nhận thức ăn từ môi trường ngòa chủ yếu thông qua hoạt động ăn và uống.

Câu 16: Ý nghĩa chủ yếu của việc ra mồ hôi ở cơ thể người là

A. Giảm cân,

B. Bài tiết chất thải.

C. Giảm nhịp tim.

D. Điều hòa thân nhiệt.

Câu 17: Quá trình tiêu hoá thức ăn hoàn thành ở

A. Ruột non.

B. Ruột già.

C. Dạ dày.

D. Gan.

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình tiêu hoá thức ăn

A. Để tận dụng các phân tử thức ăn hoà tan đơn giản.

B. Để phá vỡ các phân tử thức ăn phức tạp thành các phân tử hoà tan đơn giản.

C. Để tạo ra các phân tử thực phẩm phức tạp từ các phân tử hoà tan đơn giản.

D. Để loại bỏ các phân tử thức ăn phức tạp khỏi cơ thể.

Câu 19: Tĩnh mạch là những mạch máu đi từ

A. Động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

B. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.

C. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

D. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

Câu 20: Cách tốt nhất để giảm cân là

A. Ăn kiêng chất đạm và chất béo.

B. Ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

C. Tránh tất cả chất béo và đường càng nhiều càng tốt.

D. Chỉ ăn những khẩu phần nhỏ hơn những gì bạn đã ăn

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1:  Ăn chín uống sôi có tác dụng

A. Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và kí sinh trùng gây ô nhiễm trong thức ăn, nước uống.

B. Giúp bảo vệ răng, tránh sâu răng.

C. Nâng cao hiệu suất thu nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn

D. Thức ăn có hình thức và hương vị ngon hơn.

Câu 2: Rửa tay trước khi ăn có tác dụng

A. Nâng cao hiệu suất thu nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

B. Giúp tay sạch sẽ, có thể cầm thức ăn.

C. Loại bỏ vi trùng gây bệnh còn bám dinh trên tay, tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

D. Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và kí sinh trùng gây ô nhiễm trong thức ăn, nước uống.

Câu 3: Tạo không khí thoải mái khi ăn có tác dụng

A. Giúp bảo vệ răng, tránh sâu răng.

B. Thức ăn có hình thức và hương vị ngon hơn.

C. Nâng cao hiệu suất thu nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

D. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Câu 4: Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà

A. Bò, lợn, mèo, thằn lằn, lạc đà.

B. Thằn lằn, mèo, lợn, bò, lạc đà.

C. Thằn lằn, mèo, lợn, lạc đà, bò.

D. Bò, thằn lằn, mèo, lợn, lạc đà.

Câu 5: Đâu không phải tác nhân gây hại cho các cơ quan trong ống tiêu hóa và cơ thể

A. Vi khuẩn, nấm có trong thức ăn bị hôi thiu.

B. Giun, sán sống kí sinh trong ruột.

C. Hàm lượng thuốc trừ sâu có trong rau xanh.

D. Vi khuẩn có trong sữa chua uống.

Câu 6: Tại sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng

A. Ăn một loại thức ăn rất nhàm chán và dễ ngấy, ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động của hệ tiêu hóa.

B. Một loại thức ăn không thể cung cấp đầy đủ số lượng và số loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn một loại thức ăn, cơ thể sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường.

C. Một loại thức ăn không thể cung cấp đầy đủ số lượng và số loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn một loại thức ăn sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người không được thực hiện thông qua hoạt động

A. Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn.

B. Đưa chất dinh dưỡng đến các tế bào, cơ quan trong cơ thể.

C. Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

D. Thải phân.

Câu 8: Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng

A. Tưới nhiều nước cho cây.

B. Bón phân đạm cho cây với nồng độ cao.

C. Đưa cây từ trong tối ra ngoài sáng.

D. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.

Câu 9:Thiếu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến bệnh

A. Táo bón. 

B. Cận thị.

C. Còi xương.

D. Hở van tim.

Câu 10:Thừa chất dinh dưỡng có thể dẫn đến bệnh

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.  

B. Béo phì.

C. Tiểu đường.

D. Huyết áp cao.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1:Số thời điểm uống nước hợp lí là

(1)  Sau khi ngủ dậy.

(2)  Ngay trước khi đi ngủ.

(3)  Ngay sau khi vận động.

(4)  Sau các bữa ăn.

(5)  Khi ngồi trong phòng điêu hoà.

(6)  Khi đã ăn no.

(7)  Trong bữa ăn.

(8)  Trong lúc học tập, làm việc.

(9)  Trước khi đi ngủ 30 phút.

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 2: Dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai, giải thích

A. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai thấp vì hiện tượng mệt mỏi, ốm nghén khiến người mẹ không ăn được nhiều.

B. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao vì dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ.

C. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai thấp vì nếu con quá lớn sẽ gây nguy hiểm cho người mẹ khi sinh.

D. Tất cả các đáp án trên đều không đúng.

 

Câu 3:Dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì, giải thích

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì cao vì phải trải qua những thay đổi lớn về thể chất, cơ thể nhiều dinh dưỡng để thúc đẩy các quá trình trao đổi chất, giúp lớn lên và hoàn thiện cả về kích thước lẫn trí tuệ.

C. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì thấp vì ở độ tuổi này cơ thể hấp thu tốt, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ,…

D. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì cao vì ở độ tuổi này trẻ hoạt động nhiều, cần cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động vui chơi, học tập.

 

Câu 4:Hậu quả của các loại thực phẩm bị ô nhiễm đối với người sử dụng

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai…

C. Gây ra các bệnh cấp tính như rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh,…

D. Có thể dẫn đến tử vong nếu bị ngộ độc nặng do không được cấp cứu kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được

 

Câu 5:Bạn An nặng 30 kg. Dựa theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng quốc gia, thể tích nước bạn An cần cung cấp cho bản thân mỗi ngày là

A. 2000 ml.

B. 1200 ml.

C. 1000ml.

D. 800ml.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay