Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều Bài 30: sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 30: sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

BÀI 30: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?

A. Mô phân sinh bên.

B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh đỉnh rễ.

D. Mô phân sinh lóng.

Câu 2: Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho

A. thân và rễ cây gỗ to ra.

B. thân và rễ cây Một lá mầm dài ra.

C. lóng của cây Một lá mầm dài ra.

D. cành của thân cây gỗ dài ra.

Câu 3: Đâu không phải đối tượng sử dụng hormone sinh trưởng

A. Cây quất cảnh

B. Tỏi

C. Hành

D. Khoai tây

Câu 4: Đâu là đối tượng sử dụng hormone ức chế

A. Cây lấy gỗ

B. Câu lấy sợi

C. Khoai tây

D. Cây quất cảnh

Câu 5: Loài thực vật nào dưới đây chịu hạn kém?​

A. Cây rêu.

B. Cây cam.

C. Cây xương rồng.

D. Cây rau muống. 

Câu 6: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự nào?​

A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. 

B. Trồng đồng thời cả hai loại cây. 

C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. 

D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước. ​

Câu 7: Thực vật sinh trưởng nhờ có

A. mô phân sinh. 

B. tế bào chuyên hoá. 

C. chồi.

D. tế bào gốc.

Câu 8: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?

A. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.

B. Từ một quả cam thành hai quả cam.

C. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.

D. Từ hạt thành hạt nảy mầm.

Câu 9:  Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.

Hạt ➞  ……. ➞  ……. ➞  …….. ➞  ……..

A. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây con -> Cây trưởng thành

B. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành

C. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con

D. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Cây non

Câu 10:  Vai trò nào không phải của mô phân sinh đỉnh là

A. Giúp thân tăng lên về chiều dài

B. Giúp cành tăng lên về chiều dài

C. Giúp rễ tăng lên về chiều dài

D. Giúp thân tăng lên về chiều ngang

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?

A. Mô phân sinh đỉnh rễ.

B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh bên.

D. Mô phân sinh lóng.

Câu 2: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.

B. làm cho cây lớn lên và to ra.

C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.

D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Câu 3: Nhân tố nào không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?​

A. Nhiệt độ.

B. Ánh sáng.

C. Nước.

D. Khí carbon dioxide.

Câu 4: Nước ảnh hướng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào?

A. Thiếu nước cây sẽ thu hút sâu bệnh và tác nhân gây bệnh. 

B. Nước chỉ ảnh hưởng ít hoặc thậm chí không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

C. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết nếu thiếu nước.

D. Sinh vật sẽ sinh trưởng nhanh đột biến, kích thước tăng lên nhiều lần. 

Câu 5: Ở thực vật, ánh sáng không ảnh hưởng đến quá trình nào?​

A. Sinh trưởng.

B. Phát triển.

C. Thụ phấn.

D. Quang hợp.

Câu 6: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?​

A. Do tác động của gió từ một phía.

B. Do cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.

C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.

D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng. 

Câu 7: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự nào?​

A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. 

B. Trồng đồng thời cả hai loại cây. 

C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. 

D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước. ​

Câu 8: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?​

A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

B. Khả năng sống bị giảm, sau đó không phát triển bình thường.

C. Khả năng sống bị giảm, có thể bị chết. 

D. Không thể sống được. 

Câu 9: Để thúc đẩy quá trình chín của quả, người nông dân sử dụng chất kích thích nào?​

A. Ethylene.

B. Auxin. 

C. Acid abscisic.

D. Cytokinin.

Câu 10: Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên nhờ có 

A. mô phân sinh. 

B. chất dinh dưỡng.

C. nước và muối khoáng. 

D. sự chăm sóc của con người.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Quan sát hình 30.1 và kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rêu.

A. Túi bào tử → Bào tử → bào tử nảy mầm → Cây rêu con

B. Bào tử → Bào tử nảy mầm → Cây rêu con

C. Cây rêu mang túi bào tử → Bào tử → Bào tử nảy mầm → Cây rêu con

D. Bào tử → Bào tử nảy mầm → Cây rêu con → Cây rêu mang túi bào tử

Câu 2: Biện pháp canh tác: “làm nhà kính trồng cây nhằm ổn định nhiệt độ khi môi trường quá nóng hay quá lạnh; phủ rơm rạ trên mặt đất sau khi gieo hạt, giữ ấm giúp sự nảy mầm thuận lợi” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Chất dinh dưỡng

D. Độ ẩm

Câu 3: Biện pháp canh tác: “trồng xen cây có nhu cầu ánh sáng khác nhau trên một khu đất” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Chất dinh dưỡng

D. Độ ẩm

Câu 4: Biện pháp canh tác: “bón phân hợp lí theo nhu cầu của cây trồng, trồng luân phiên các loại cây khác nhau trên một khu đất” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Chất dinh dưỡng

D. Độ ẩm

Câu 5:  Biện pháp canh tác: “tưới tiêu chủ động đảm bảo giữ độ ẩm thích hợp với mỗi loại cây trồng” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Chất dinh dưỡng

D. Độ ẩm

Câu 6: Ghép các thông tin trong cột A với cột B trong bảng sau sao cho phù hợp.

A. 1 - b, 2 – d, 3 – a, 4 – e, 5 – c.

B. 1 - b, 2 – d, 3 – a, 4 – c, 5 – e.

C. 1 - d, 2 – e, 3 – a, 4 – b, 5 – c.

D. 1 - b, 2 – a, 3 – d, 4 – e, 5 – c.

Câu 7: Khi trồng cây trong nhà hoặc các phòng làm việc, tại sao người ta thường đặt chậu cây ở vị trì cần cửa sổ?

A. Giúp cây thu nhận ánh sáng tốt hơn, thuận lợi cho quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ đảm bảo quá trình sinh trưởng của thực vật. 

B. Dễ vệ sinh hơn. 

C. Giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng tốt hơn. 

D. Giúp quá trình tưới nước, cung cấp chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, không làm mất vệ sinh nhà ở, văn phòng làm việc. 

Câu 8: Hậu quả nào dưới đây có thể xảy ra đối với con người, thực vật và động vật nếu thiếu nước?

A. Sinh trưởng và phát triển chậm hoặc có thể ngừng lại.

B. Thực vật xanh tốt

C. Cơ thể sinh trưởng mạnh không kiểm soát. 

D. Sinh vật vẫn phát triển bình thường. 

Câu 9: Vì sao người ta thường thắp đèn ban đêm ở các vườn cây thanh long?​

A. Kéo dài thời gian chiếu sáng cho cây thanh long giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, có thể thu hoạch trái vụ.

B. Đèn giúp cung cấp nhiệt độ cho cây thanh long vào ban đêm, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

C. Thắp đèn giúp xua đuổi các loài động vật phá hoại như chuột, chim, dơi,...

D. Người nông dân thắp đèn để tiện trong việc chăm sóc cây trồng vào ban đêm.

Câu 10: Tại sao khi trời lạnh, sinh vật sinh trưởng kém nếu không được chống rét?​

A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá năng lượng giảm, sinh trưởng giảm. 

B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng để tạo ra năng lượng để chống rét. 

C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, làm hạn chế tiêu tốn năng lượng. 

D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá năng lượng ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết. 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Sắp xếp các tầng thực vật của rừng mưa nhiệt đới dưới đây theo thứ tự tăng dần về nhu cầu ánh sáng. ​

·       Tầng thảm xanh

·       Tầng dưới tán

·       Tầng tán rừng

·       Tầng vượt tán

A. Tầng thảm xanh, tầng dưới tấn, tầng tán rừng, tầng vượt tán.

B. Tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh.

C. Tầng dưới tấn, tầng tán rừng, tầng vượt tán, tầng thảm xanh.

D. Tầng thảm xanh, tầng tán rừng, tầng dưới tấn, tầng vượt tán.

Câu 2: Trên cùng 1 thửa ruộng, người ta trồng 2 giống lúa khác nhau ở 2 nửa của thửa ruộng. Ruộng lúa được chăm sóc kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, khi thu hoạch, có 1 giống lúa cho năng suất cao hơn. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên?​

A. Giống lúa khác nhau.

B. Tỉ lệ nước được tưới khác nhau. 

C. Ánh sáng nhận được hàng ngày khác nhau.

D. Dinh dưỡng từ phân bón bổ sung khác nhau. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay