Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều Bài 23: trao đổi khí ở sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: trao đổi khí ở sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 23: TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Trao đổi khí là

A. Sự trao đổi oxygen, carbon dioxide và nước giữa cơ thể và môi trường.

B. Sự trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường.

C. Sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường.

D. Sự trao đổi các nguyên tử khí hiếm giữa cơ thể và môi trường.

Câu 2: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế

A. Di truyền.

B. Biến dị.

C. Khuếch tán.

D. Thẩm thấu.

Câu 3: Theo cơ chế khuếch tán, các phân tử khí di chuyển từ

A.  Vùng có hàm lượng phân tử khí cao sang vùng có hàm lượng phân tử khí thấp hơn.

B. Vùng có hàm lượng phân tử khí thấp sang vùng có hàm lượng phân tử khí cao hơn.

C. Vùng có nhiệt độ cao sang vùng có nhiệt độ thấp hơn.

D. Vùng có nhiệt độ thấp sang vùng có nhiệt độ cao hơn.

Câu 4: Các bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng

A. Rộng và dày.

B. Rộng và mỏng.

C. Hẹp và dày.

D. Hẹp và mỏng.

Câu 5: Khi diện tích khuếch tán lớn, trao đổi khí diễn ra

A. Nhanh.

B. Chậm.

C. Bình thường.

D. Hỗn loạn.

Câu 6: Ở thực vật, trao dổi khí giữa môi trường bên ngoài và bên trong được thực hiện chủ yếu qua

A. Chồi non của cây. 

B. Khí khổng ở lá cây.

C. Lục lạp ở lá cây.

D. Tế bào lông hút ở rễ cây.

Câu 7: Ở đa số các cây hai lá mầm, khí khổng phân bố nhiều ở

A. Lớp biểu bì ở thân cây.

B. Lớp biểu bì ở chồi non.

C. Lớp biểu bì mặt dưới lá.

D. Lớp biểu bì mặt trên lá.

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây là của khí khổng

A. Gồm hai tế bào hình hạt lạc, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.

B. Gồm hai tế bào hình hạt đậu, xếp ngược nhau tạo nên khe khí khổng.

C. Gồm hai tế bào hình hạt lạc, xếp cạnh nhau tạo nên khe khí khổng.

D. Gồm hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.

Câu 9: Chức năng chính của khí khổng là

A. Thực hiện quá trình trao đổi khí.

B. Thoát hơi nước cho cây.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 10: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng

A. Hình yên ngựa.

B. Hình hạt đậu.

C. Hình hạt lạc.  

D. Hình đĩa lõm hai mặt.

Câu 11: Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào

A. Cả ban ngày lẫn ban đêm.

B. Chỉ ban ngày.

C. Chỉ ban đêm.

D. Chỉ khi cần sử dụng khí oxygen.

Câu 12: Cây xanh quang hợp khi

A. Bất cứ khi nào.

B. Có ánh sáng.

C. Có khí oxygen. 

D. Có đầy đủ nước. 

Câu 13: Cây hô hấp khi

A. Chỉ ban ngày.

B. Chỉ ban đêm.

C. Suốt ngày đêm.

D. Khi cây thiếu carbon dioxide.

Câu 14: Trong quang hợp, khí khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá và khí khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường lần lượt là

A. CO2, O2.

B. O2, CO2.

C. H2O, O2.

D. O2, H2O.

Câu 15: Trong hô hấp, khí khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá và khí khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường lần lượt là

A. O2, CO2.

B. CO2, O2.

C. O2, H2O.

D. H2O, O2.

Câu 16: Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường thông qua

A. Hệ cơ.

B. Hệ hô hấp.

C. Hệ tuần hoàn.

D. Hệ tiêu hóa.

Câu 17: Ở động vật, trao dổi khí giữa môi trường bên ngoài và bên trong qua

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Ống khí.

C. Phổi.

D. Mang.

Câu 18: Ở động vật, đâu không phải hình thức hô hấp

A. Trao đổi khí qua da. 

B. Trao đổi khí qua lớp cutin. 

C. Trao đổi khí qua phổi. 

D. Trao đổi khí qua mang. 

Câu 19: Cơ thể động vật trao đổi khí với môi trường đảm bảo cho các tế bào, mô và các cơ quan được cung cấp đầy đủ

A. Chất dinh dưỡng.

B. Carbon dioxide.

C. Oxygen.

D. Nước.

Câu 20: Bề mặt trao đổi khí của người là

A. Phổi.

B. Khí quản.

C. Phế quản.

D. Phế nang.

2. THÔNG HIỂU (20 câu)

Câu 1: Đặc điểm giống nhau của sự trao đổi khí ở thực vật và động vật là

A. Đường đi của khí trong cơ thể.

B. Các khí tham gia vào quá trình trao đổi khí đều là carbon dioxide và oxygen.

C. Cơ quan thực hiện trao đổi khí.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 2: Ở người, khi hít vào, các khí được đưa vào phổi là

A. Oxygen.

B. Carbon dioxide.

C. Nitrogen.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về vai trò của khí khổng

A. Khí khổng giúp cây quang hợp và hô hấp.

B. Khí khổng giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng.

C. Khí khổng giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.

D. Khí khổng giúp lá có màu xanh.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình trao đổi khí ở người

A. Bề mặt trao đổi khí là phế quản. 

B. Trao đổi khí diễn ra theo cơ chế khuếch tán.

C. Khi thở ra, khí oxygen được đưa từ phổi ra môi trường.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về khí khổng

A. Khí khổng có chức năng chính là trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.

B. Ở khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.

C. Các tế bào hạt đậu chứa nhiều lục lạp có vai trò đóng mở khe khí khổng.

D. Khí khổng có thể đóng và mở hoàn toàn.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong quang hợp

A. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

B. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

C. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.

D. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình trao đối khí ở sinh vật

A. Ở cây một lá mầm, khí khổng nằm ở cả biểu bì trên và biểu bì dưới của lá.

B. Nguyên tử được cấu tạo từ ba loại hạt

C. Khí khổng không đóng và mở hoàn toàn.

D. Các loại cây khác nhau thì đều có mật độ khí khổng như nhau.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong hô hấp

A. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

B. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

C. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.

D. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình trao đổi khí ở sinh vật

A. Khi hô hấp, sinh vật hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

B. Khi quang hợp, thực vật thu nhận oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

C. Khuếch tán là sự di chuyển các phân tử khí từ vùng có nồng độ phân tử khí cao sang vùng có nồng độ phân tử khí thấp.

D. Trao đổi khí diễn ra nhanh khi diện tích khuếch tán lớn.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình trao đổi khí của sinh vật

A. Khi quang hợp, thực vật thu nhận carbon dioxide và thải ra khí oxygen.

B. Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng rộng và mỏng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp

A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.

B. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.

D. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau.

Câu 12: Sự kết hợp nào sau đây về các đặc điểm của lá cây trên cạn và sự thích nghi với quá trình trao đổi khí của chúng là không đúng

A. Bề mặt không được bao phủ bởi lớp biểu bì cho phép các khí khuếch tán tự do.

B. Bề mặt ẩm của các tế bào trung mô cho phép các khí hòa tan trong hơi ẩm.

C. Bề mặt rộng và phẳng tạo nên một diện tích bề mặt lớn.

D. Nhiều lỗ khí cho phép các khí đi vào và ra khỏi lá một cách tự do.

Câu 13: Chọn phương án đúng. Tế bào hạt đậu thay đổi như thế nào khi mở khí khổng

A. Kích thước tế bào lớn hơn.

B. Kích thước tế bào nhỏ đi.

C. Tế bào trở nên nhũn mềm.

D. Tế bào trở nên cứng cáp.

Câu 14: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sau đây sẽ khuếch tán từ máu vào phế nang

A. Khí nitrogen.

B. Khí hydrogen.

C. Khí oxygen.

D. Khí carbon dioxide.

Câu 15: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sau đây sẽ khuếch tán từ phế nang vào máu

A. Khí nitrogen.

B. Khí carbon dioxide.

C. Khí oxygen.

D. Khí oxygen.

Câu 16: Chuyển động của không khí vào và ra khỏi phổi được gọi là sự

A. Trao đổi khí.

B. Thông khí.

C. Trao đổi oxygen.

D. Hô hấp.

Câu 17: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

 “Thực vật hấp thụ …(1)… và thải ra …(2)… mọi lúc.”

A. (1) oxygen; (2) carbon dioxide.

B. (1) carbon dioxide; (2) hơi nước.

C. (1) carbon dioxide; (2) oxygen.

D. (1) oxygen; (2) hơi nước.

Câu 18: Oxygen và carbon dioxide đi qua biểu mô mao mạch và màng tế bào phế nang trong quá trình trao đổi khí theo cơ chế

A. Bom oxygen/ carbon dioxide.

B. Khuếch tán.

C. Người vận chuyển khí.

D. Thẩm thấu.

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây đúng về quá trình trao đổi khí ở côn trùng

(1)  Cơ quan hô hấp của côn trùng là ống khí.

(2)  Sự trao đổi khi diễn ra thông qua các ống khí của côn trùng.

A. (1).

B. (2).

C. (1), (2).

D. Cả (1) và (2) đều sai.

Câu 20: Quá trình trao đổi khí ở phổi diễn ra ở

A. Phế quản.

B. Phế nang.

C. Màng phổi.

D. Tiểu phế quản.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Vai trò của hít thở sâu đối với cơ thể người là

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Giảm căng thẳng, bình tĩnh.

C. Tăng năng lượng.

D. Tăng cường hệ thống hô hấp.

Câu 2: Ở cây sen, khí khổng tập trung chủ yếu ở

A. Mặt ngoài của cánh hoa.

B. Mặt trong của cánh hoa.

C. Mặt trên của lá.

D. Mặt dưới của lá.

Câu 3: Khi trồng cây trong phòng ngủ, vì sao cần phải để phòng ngủ được thông thoáng vào ban đêm

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.

B. Vì khi không có ánh sáng, cây không quang hợp mà chỉ trao đổi chất, quá trình này cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng, hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.

C. Vì khi không có ánh sáng cây không quang hợp mà chỉ hô hấp tế bào, quá trình hô hấp tế bào cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng, hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.

D. Vì khi không có ánh sáng, có một số loài cây vẫn quang hợp, quá trình này cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng, hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.

Câu 4: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

A. Một lần hít vào và một lần thở ra.

B. Hai lần hít vào và một lần thở ra.

C. Một lần hít vào và hai lần thở ra.

D. Một lần hít vào hoặc một lần thở ra.

Câu 5: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu

A. Nitrogen.

B. Ozone.

C. Oxygen.

D. Carbon dioxide.

Câu 6: Điều nào sau đây có thể báo hiệu sự bất thường về hô hấp

(1)  Nồng độ oxygen trong phế nang thấp.

(2)  Nồng độ carbon dioxide cao trong phế nang.

(3)  Co cơ liên sườn khi hít vào.

A. (2), (3).

B. (1), (2).

C. (1), (3).

D. (1), (2), (3).

Câu 7: Trong những ngày nắng nóng mạnh sự trao đổi khí ở thực vật diễn ra

A. Nhanh.

B. Chậm.

C. Bình thường.

D. Tùy từng bộ phận của thực vật.

Câu 8: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp bằng

A. Phổi.

B. Mang.

C. Hệ thống ống khí.

D. Bề mặt cơ thể.

Câu 9:Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất

A. Phổi và da của ếch nhái.

B. Da của giun đất.

C. Phổi của chim.

D. Phổi của bò sát.

Câu 10:Động vật hô hấp bằng phổi là

A. Cá voi.

B. Kiến.

C. Ốc sên.

D. Tôm.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1:Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt khô ráo thì nhanh bị chết

A. Do giun đất bị sốc nhiệt, các chức nnagw hoạt động của cơ thể giảm mạnh, lượng O2 cung cấp không đủ cho các tế bào nên giun nhanh bị chết.

B. Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, khí CO2 và O2 không khuếch tán qua da, giun không hô hấp nên nhanh chết.

C. Do giun đất chỉ sống được ở trong đất, rời khỏi đất giun sẽ bị chết.

D. Do không khí bị ô nhiễm quá nặng, ở bề mặt trên mặt đất tiếp xúc với quá nhiều CO2 nên bị ngộ độc.

Câu 2:Vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng

A. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.

B. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.

C. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.

D. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.

 

Câu 3: Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mô hôi và nhịp thở tăng lên

A. Vì khi chạy các cơ bắp của con người đều hoạt động nên sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và tăng nhịp thở.

B. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời sinh nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.

C. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời thu nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.

D. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí carbon dioxide và tăng đào thải khí oxygen đồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.

 

Câu 4:Cách chọn cá tươi

A. Mang cá có màu hồng, không bị nhớt.

B. Mang cá có màu trắng, không bị nhớt.

C. Mang cá có màu đen, sờ thấy nhớt.

D. Mang cá có màu xám, sờ thấy nhớt.

 

Câu 5:Vào những ngày trời nắng nóng, sự trao đổi khí của cây diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?

A. Sự trao đổi khí của cây diễn ra nhanh trong những ngày trời nắng nóng. Bởi khi trời nắng nóng, khí khổng mở ra để hấp thu nước, làm tăng sự khuếch tán các loại khí qua khí khổng. Điều này thức đẩy quá trình trao đổi khí ở thực vật.

B. Sự trao đổi khí của cây diễn ra chậm trong những ngày trời nắng nóng. Bởi khi trời nắng nóng, khí khổng đóng lại để hạn chế sự mất nước, làm giảm sự khuếch tán các loại khí qua khí khổng. Điều này ngăn cản quá trình trao đổi khí ở thực vật.

C. Sự trao đổi khí của cây diễn ra nhanh trong những ngày trời nắng nóng. Bởi khi trời nắng nóng, thực vật cần nhiều năng lượng hơn. Điều này thức đẩy quá trình trao đổi khí ở thực vật.

D. Sự trao đổi khí của cây diễn ra chậm trong những ngày trời nắng nóng. Bởi khi trời nắng nóng, các hoạt động của thực vật bị giảm sút. Điều này ngăn cản quá trình trao đổi khí ở thực vật.

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay