Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều Bài 28: tập tính ở động vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 28: tập tính ở động vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 9: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

BÀI 28: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Tập tính nào sau đây vừa là tập tính bẩm sinh vừa là tập tính học được

A. Chim, cá di cư

B. Ong, kiến sống thành đàn

C. Chim ấp trứng

D. Mèo rình bắt chuột

Câu 2: Quan sát hình ảnh sau, xác định đâu là tập tính bẩm sinh

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c
D. Hình d

Câu 3: Đâu không phải tập tính ở động vật

A. Bảo vệ lãnh thổ

B. Săn mồi

C. Di cư

D. Tiếng kêu

Câu 4: Phản ứng “Nằm im theo dõi con mồi, lao đến khi con mồi lại gần” là phản ứng của hiện tượng nào

A. Gà mẹ nhìn thấy diều hâu

B. Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ

C. lợn con mới sinh ra

D. Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi

Câu 5: Thói quen nào sau đây là thói quen tốt

A. Ngủ dậy muộn

B. Chạy bộ buổi sáng

C. Vừa ăn cơm vừa xem ti vi

D. Hút thuốc lá

Câu 6: Thói quen nào sau đây là thói quen không tốt

A. Đọc sách

B. Ăn uống đúng giờ

C. Thức khuya

D. Làm việc có kế hoạch

Câu 7: Đâu không phải tập tính bẩm sinh

A. Tranh giành con cái ở sư tử.

B. Thỏ chạy trốn khi thấy kẻ thù

C. Gấu Bắc cực ngủ đông

D. Nhận biết chủ nhà của chó

Câu 8: Đâu không phải tập tính học được

A. Ăn uống theo giờ của thú nuôi

B. Dừng xe khi gặp đèn đỏ

C. Tập thể dụng buổi sáng

D. Một số loài chim di cư khi đến mùa đông

Câu 9: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

A. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

C. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

D. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

Câu 10: Tập tính động vật là

A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

B. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

D. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Câu 11: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh của động vật

A. Nhện giăng tơ

B. Khỉ con tập đi xe đạp

C. Trẻ con học cách cầm đũa

D. Vẹt tập nói tiếng người

Câu 12: Đâu không phải tập tính của động vật

A. vẹt tập nói tiếng người

B. người bị giảm cân sau ốm

C. Khỉ con tập đi xe đạp

D. Trẻ nhỏ học cách cầm đũa

Câu 13: Khi nuôi mèo để bắt chuột, để huấn luyện giúp mèo có thói quen bắt chuột thì thức ăn cho mèo cần có?

A. Thịt chuột non.

B. Thịt sống.
C. Cơm.

D. Cá rán

Câu 14: Đâu là một ứng dụng về tập tính học được của động vật trong chăn nuôi?

A. Nghe tiếng gọi “chích chích” gà chạy tới.

B. Trồng cỏ và ủ men cho bò ăn để tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho bò.

C. Nuôi lợn theo đàn để tăng lượng thức ăn của các cá thể

D. Nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.

Câu 15:  Trong nuôi gà, người ta thường chia máng ăn ra thành nhiều ổ nhỏ vì

A. Tránh hiện tượng con ăn quá nhiều con ăn quá ít

B. Gà thích sống và kiếm ăn đơn độc

C. Tránh hiện tượng tranh nhau dẫn tới đánh nhau trong đàn gà

D. Tránh hiện tượng gà nhảy vào và bới tung lên

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Đâu không phải cách chim định hướng khi di cư

A. Vị trí mặt trời

B. Hướng gió

C. Vị trí sao

D. Địa hình

Câu 2: Đâu là cách cá định hướng khi di cư

A. Thành phần hóa học của nước

B. Hướng gió

C. Hướng mặt trời

D. Địa hình      

Câu 3:  Trong các tập tính dưới đây, hãy xác định tập tính học được

(1) Khi lỡ chạm tay vào nước nóng, con người liền rụt tay lại.

(2) Khi bị ngã đau, em bé khóc.

(3) Ếch sinh sản vào mùa mưa.

(4) Chủ động khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch bệnh lây nhiễm.

(5) Chim mẹ mớm mồi cho chim non.

(6) Cá nổi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông.

(7) Bạn học sinh thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.

(8) Em cảm thấy buồn ngủ vào lúc 10 giờ tối.

(9) Em học thuộc bài thơ bằng cách đọc lại nhiều lần.

(10) Con người tiết nước bọt khi nhìn thấy quả khế chua.

A. 1,2,3,8,10

b. 2,4,7,8,9

C. 3,4,5,6,10

D. 1,4,6,7,8,9,10

Câu 4:  Trong các tập tính dưới đây, hãy xác định tập tính bẩm sinh

(1) Khi lỡ chạm tay vào nước nóng, con người liền rụt tay lại.

(2) Khi bị ngã đau, em bé khóc.

(3) Ếch sinh sản vào mùa mưa.

(4) Chủ động khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch bệnh lây nhiễm.

(5) Chim mẹ mớm mồi cho chim non.

(6) Cá nổi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông.

(7) Bạn học sinh thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.

(8) Em cảm thấy buồn ngủ vào lúc 10 giờ tối.

(9) Em học thuộc bài thơ bằng cách đọc lại nhiều lần.

(10) Con người tiết nước bọt khi nhìn thấy quả khế chua.

A. 1,2,8,10

b. 2,4,7

C. 2,3,5

D. 1,2,4,9

Câu 5: Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.

B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.
C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổcủa nó.

D. Người giảm cân sau khi bị ốm.

Câu 6: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

A. Sáo học nói tiếng người.

B. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.

C. Khỉ tập đi xe đạp.

D. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.

Câu 7: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.

B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài.
D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Câu 8: Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?
1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản.
2. Chúng có tuổi thọ ngắn.
3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron.
4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triển.
Tổ hợp ý đúng là: 

A. 1,2,4

B. 2,4

C. 1,2,3,4

D. 2,3,4

Câu 9: Trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại sau, biện pháp nào ứng dụng tập tính động vật

A. Bắt côn trùng bằng tay

B. Làm bẫy đèn bẫy côn trùng

C. Sử dụng thuốc để diệt côn trùng gây hại

D. Làm vệ sinh đồng ruộng

Câu 10: Tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ được gọi là gì?

A. Tập tính bẩm sinh.

B. Tập tính học được.

C. Tập tính của loài.

D. Tập tính cá thể. 

Câu 11: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu” như thế nào

A. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.

B. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.

C. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.

D. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 12: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Chim di cư về phương nam tránh rét” như thế nào

A. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.

B. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.

C. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.

D. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 13: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Tính hướng sáng của cá” như thế nào

A. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.

B. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.

C. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.

D. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 14: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Tính hướng sáng của côn trùng gây hại” như thế nào

A. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.

B. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.

C. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.

D. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 15: Tập tính nào dưới đây của động vật không là tập tính được con người huấn luyện?​

A. Chó làm toán.

B. Vẹt biết nói tiếng người. 

C. Trâu, bò kéo xe.

D. Chim di cư tránh rét. 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Chim công xòe đuôi trước con cái là loại tập tính gì?

A. Tập tính kiếm ăn.

B. Tập tính sinh sản. 

C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. 

D. Tập tính bầy đàn.

Câu 2: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

A. bẩm sinh.

B. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp.
C. học được.      

D. hỗn hợp.      

Câu 3: Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?
1.thức ăn.
2.hoạt động sinh sản.
3.hướng nước chảy.
4.thời tiết không thuận lợi.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 4: Huấn luyện chó nghiệp vụ bắt kẻ gian, tìm kiếm chất cấm,... được ứng dụng trong lĩnh vực nào của xã hội?​

A. Giáo dục.

B. An ninh quốc phòng.

C. Nông nghiệp.

D. Giải trí.

Câu 5: Đâu là ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi.

A. Dùng chuông gọi bò về chuồng đúng giờ.

B. Mèo đi vệ sinh đúng chỗ.

C. Dùng đèn thu hút hải sản.

D. Nuôi gà trên sân thượng. 

Câu 6: Tại sao nên nuôi kiến vàng trong vườn cây ăn trái?

A. Kiến vàng hiếu chiến.

B. Khả năng khống chế, tiêu diệt côn trùng gây hại.

C. Sống theo bầy đàn.

D. Có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn.

Câu 7: Đâu không phải đặc điểm của thiên địch

A. Đảm bảo cân bằng sinh thái

B. Đảm bảo an toàn đối với môi trường tự nhiên

C. Diệt trừ, khống chế được tất cả các sinh vật gây ảnh hưởng đến đời sống con người.

D. Diệt trừ các loại sinh vật có hại

Câu 8: Tập tính nào dưới đây không được ứng dụng trong học tập?​

A. Thường xuyên ôn tập. 

B. Làm bài tập nhiều lần. 

C. Đặt báo thức và ngủ dậy đúng giờ. 

D. Chơi game hàng ngày. 

Câu 9: Tại sao dùng đèn có thể bẫy được côn trùng?​

A. Côn trùng có cảm ứng hướng sáng.

B. Côn trùng di chuyển nhờ âm thanh. 

C. Đèn có chất hoá học thu hút côn trùng. 

D. Côn trùng bị thu hút bởi các vật có hình dạng như bóng đèn. 

Câu 10: Chọn những phương án đúng.

Tại sao người nông dân thường nuôi ong mắt đỏ trong vườn?​

A. Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào các loài sâu gây hại, giúp nông dân tiêu diệt côn trùng có hại cho cây trồng. 

B. Ong mắt đỏ giúp thụ phấn cho cây trồng, tăng năng suất cho cây. 

C. Thức ăn của ong mắt đỏ là các loài côn trùng gây hại cho cây trồng.

D. Ong mắt đỏ có tập tính bảo vệ lãnh thổ cao, giúp xua đuổi các loài côn trùng khác trong vườn, giúp bảo vệ cây trồng. 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Burrhus Frederic Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột lại chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là gì?

A. Thức ăn

B. Bàn đạp

C. Lồng
D. Đói bụng

Câu 2: Một số loài muỗi hút máu của người và động vật rất ưa thích khí cacbonic và nhiệt tỏa ra từ cơ thể. Dựa trên đặc tính này người ta có thể bắt muỗi nhờ một loại mồi có khả năng

A. Tạo ra nhiều chất hóa học.

B. Dẫn dụ khói và lửa.
C. Phát ra nhiều khói và nhiệt độ rất cao.

D. Phát ra mùi thơm như dầu nóng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay