Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều Ôn tập chủ đề 8 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 8. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

 

Câu 1: Quá trình có phương trình CO2 + H + H20 + Ánh sáng mặt trời C6H12O6 + O2 + H + H2O ở cây xanh gọi là

  • A. Hô hấp
  • B. Quang hợp
  • D. Tiêu hóa

B. Phân tán

Câu 2: Chọn đáp án sai:

  • A. Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng trong thân.
  • B. Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên ngừng tưới nước cho cây để đất trong chậu thật khô.
  • C. Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, thời gian quan sát thấy hơi nước ở túi nylon có thể thay đổi tùy thuộc loài cây, điều kiện thời tiết.
  • D. Nên sử dụng cành hoa màu trắng trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước.

Câu 3: Bạn An đã chuẩn bị hai chậu cây và thiết kế thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước như sau:

Bước 1: Dán nhãn chậu cây thứ nhất là chậu A, chậu còn lại là B.

Bước 2: Ngắt toàn bộ lá cây ở chậu A, cây ở chậu B giữ nguyên lá.

Bước 3: Trùm túi nylon trong suốt lên cây trong chậu A và chậu B, đặt hai chậu cây ra ngoài sáng (Hình 32.1).

Bước 4: Sau khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút, quan sát hiện tượng trong túi nylon trùm trên cây A và cây B (Hình 32.2).

Từ kết quả quan sát được, bạn An rút ra kết luận: Hơi nước trong túi nylon là do lá thoát ra. Tuy nhiên, bạn Thuỷ cho rằng trong các bước thí nghiệm của An có một bước đã tiến hành chưa chính xác, vì vậy chưa thể rút ra kết luận như vậy được.

Theo em, trong thí nghiệm của An đã có bước nào chưa chính xác?

  • A. Bước 1
  • B. Bước 2
  • C. Bước 3
  • D. Bước 4

Câu 4: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

  • A. nhiệt dung riêng cao.
  • B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.
  • C. nhiệt bay hơi cao.
  • D. tính phân cực.

 Câu 5: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.

B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.

C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.

D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

 

Câu 6: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể là gì?

  • A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể
  • B. Xây dựng cơ thể
  • C. Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể
  • D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 7: Quang hợp ở cây xanh là quá trình chuyển hóa năng lượng từ

  • A. hóa năng thành quang năng.
  • B. hóa năng thành nhiệt năng.
  • C. quang năng thành hóa năng.
  • D. quang năng thành nhiệt năng.

 

Câu 8: Ánh sáng mạnh hoặc yếu và thời gian chiếu sáng có thể làm quang hợp của cây

  • A. Giảm đi
  • B.Tăng lên.
  • C. tăng lên hoặc giảm đi
  • D. Tất cả các phương án trên đều sai.

 

Câu 9: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

  • A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
  • B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
  • C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
  • D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

 

Câu 10: Điền vào chỗ trống: “Trong quá trình hô hấp tế bào, tế bào sử dụng..... và thải ra.......”

  • A. Oxygen/ Carbon dioxide,  nước
  • B. Carbon dioxide/ Oxygen, nước
  • C. Nước/ Oxygen, Carbon dioxide
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 11: Khi trồng trọt cần xới tơi đất trồng giúp

    A. Giúp nước mưa dễ thẩm vào đất, cây không bị mất nước.

    B. Giúp cây hấp thu tốt phân bón

    C. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng

    D. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển

 

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình trao đổi khí ở người

  • A. Bề mặt trao đổi khí là phế quản. 
  • B. Trao đổi khí diễn ra theo cơ chế khuếch tán.
  • C. Khi thở ra, khí oxygen được đưa từ phổi ra môi trường.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào?

   A. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O

   B. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian

   C. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt

   D. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP

 

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về khí khổng

  • A. Khí khổng có chức năng chính là trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.
  • B. Ở khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.
  • C. Các tế bào hạt đậu chứa nhiều lục lạp có vai trò đóng mở khe khí khổng.
  • D. Khí khổng có thể đóng và mở hoàn toàn.

 

Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng

  • A. Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể sinh vật.
  • B. Lipid là nhóm chất không cung cấp năng lượng.
  • C. Thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều làm cho cơ thể sinh vật sinh trường và phát triển không bình thường.
  • D. Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen, hai nguyên tử hydrogen.

 

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng

  • A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  • B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  • C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  • D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

 

Câu 17: Để cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt cần

  • A. Ăn nhiều chất xơ, chất đạm, hạn chế ăn tinh bột đường.
  • B. Ăn uống đủ chất, đa dạng về loại thức ăn và đảm bảo vệ sinh ăn uống
  • C. Ăn nhiều thịt, hạn chế ăn rau xanh.
  • D. Ăn những món mình thích và ngon.

 

Câu 18: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả?

  • A. Uống nước giải khát có ga
  • B. Trồng nhiều cây xanh
  • C. Tắm nắng
  • D. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon

 

Câu 19: Những sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp trong điều kiện có ảnh

sáng ?

(1) Tảo lục.

(2) Thực vật.

(3) Ruột khoang.

(4) Năm.

(5) Trùng roi xanh.

  • A. (1), (2), (5).
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (1), (2), (4).
  • D. (2), (4), (5).

 

Câu 20: Những loài cây cần ít nước là

  • A. Cây lô hội, cây lưỡi hổ
  • B. Cây sen đá
  • C. Cây ráy
  • D. Cả 2 phương án A, B

 

Câu 21: Vì sao phải đặt một cốc vào chỗ tối, một cốc vào chỗ sáng (nơi có ánh nắng)?

  • A.   Để xác định ánh sáng cần thiết trong quá trình quang hợp.
  • B.   Để thu kết quả khi cây quang hợp trong bóng tối.
  • C.   Cả hai ý trên đều đúng.
  • D.   Cả hai ý trên đều sai.

 

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hô hấp tế bào?

  • A. Hô hấp tế bào giúp biến đổi hóa năng thành quang năng, giúp cơ thể vận động.
  • B. Hô hấp và quang hợp là hai quá trình có mối quan hệ hai chiều.
  • C. Cả hai phương án trên đều sai
  • D. Cả hai phương án trên đều đúng.

 

Câu 23: Bạn An đã làm thí nghiệm như sau

Thí nghiệm 1.  Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm

nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Thí nghiệm 2. Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1

năm, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Biết rằng điều kiện nhiệt độ, nồng độ khí oxygen và carbon dioxide, độ ẩm

đều giống nhau ở cả hai thí nghiệm;  lạc ở hai thí nghiệm cùng giống và thời

điểm thu hoạch như nhau.

Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em?

  • A.   Thí nghiệm 1 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 2. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.
  • B.   Thí nghiệm 2 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 1. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.
  • C.   Không dự đoán được kết quả nảy mầm vì khả năng nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản hạt giống.
  • D.   Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 24: Cách chọn cá tươi

  • A. Mang cá có màu hồng, không bị nhớt.
  • B. Mang cá có màu trắng, không bị nhớt.
  • C. Mang cá có màu đen, sờ thấy nhớt.
  • D. Mang cá có màu xám, sờ thấy nhớt.

 

Câu 25: Nước là một yếu tố điều tiết nhiệt độ môi trường vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn từ không khí khi môi trường quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ ra không khí khi môi trường quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, những người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời. Theo em, việc làm này giúp ích gì cho cây

  • A. Để nước có thể hấp thụ được nhiệt từ không khí và dữ trữ lại rồi khi nhiệt độ xuống thấp, nước sẽ tỏa nhiệt vào không khí làm ấm cho cây, giúp cây thực hiện được các hoạt động sinh lí bình thường.
  • B. Vì nhiệt độ thấp làm giảm các hoạt động của cây, tưới nước vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời sẽ ấm áp hơn, cay hấp thụ nước tốt hơn.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay