Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều Ôn tập chủ đề 8 (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

 

Câu 1: Chọn đáp án SAI: Quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở

  • A. Động vật
  • B. Kim loại
  • C. Vi sinh vật
  • D. Động vật

Câu 2: Cơ quan đảm nhận chức năng hút chất dinh dưỡng ở thực vật là

  • A. Rễ
  • B. Thân
  • C. Lá
  • D. Khí khổng

Câu 3: Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên chọn loại túi có đặc điểm gì để trùm lên lá?

  • A. Túi nylon kín, trong suốt.
  • B. Túi có đục lỗ thủng.
  • C. Túi nylon kín, màu đen.
  • D. Túi vải.

Câu 4: Cắt một cành hoa hồng trắng rồi cắm vào cốc nước pha màu cam. Sau một thời gian, cánh hoa sẽ có màu gì?

  • A. Màu trắng.
  • B. Không màu.
  • C. Màu cam.
  • D. Màu vàng.

Câu 5: Đáp án nào gồm các bộ phận của hệ hô hấp

  • A. Mũi, Phổi, Khí quản
  • B. Miệng, Não, Gan
  • D. Mắt, Mũi, Miệng

D. Tai, Chân, Tay

 

Câu 6: Tuỳ theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật ra thành

  • A. Thực vật và động vật
  • B. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
  • C. Nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng
  • D. Nguyên sinh và khởi sinh

Câu 7: Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây ?

(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.

(2) Điều hòa không khí.

(3) Tạo chất hữu cơ và chất khí.

(4) Giữ ấm cho cây.

  • A. (1), (2).
  • B. (1), (3).
  • C. (2), (3).
  • D. (3), (4).

Câu 8: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là gì?

  • A. Ánh sáng, nhiệt độ
  • B. Nước
  • C. Khí carbon dioxide
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Khi thực hiện thí nghiệm nhằm chứng minh cây xanh thải CO2, trong quá trình hô hấp điều cần thiết bắt buộc là phải

  • A. Sử dụng một cây có nhiều lá.
  • B. Làm thí nghiệm trong buồng tối
  • C. Nhấn chìm cây trong nước
  • D. Sử dụng một cây con

Câu 10: Về mặt năng lượng, hô hấp tế bào và quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào ?

  • A. Năng lượng từ Mặt Trời được sử dụng trong quá trình quang hợp và được lưu trữ trong các liên kết của các phân tử glucose. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng này được biến đổi thành các phân tử ATP. Các phân tử ATP này là nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
  • B. Năng lượng chuyển hóa trong quá trình hô hấp tế bào được sử dụng để cung cấp
  • C. Quang hợp và hô hấp cùng thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng.
  • D. Năng lượng không tham gia vào quá trình quang hợp và hỗ hấp tế bào.

Câu 11: Ở động vật khi tiếp xúc với môi trường có nồng độ carbon dioxide cao thì

   A. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong.

   B. CO cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong

   C. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cưởng độ hô hấp tế bào giảm.

   D. O2 cạnh tranh với CO2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cường độ hô hấp tế bào giảm.

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về vai trò của khí khổng

  • A. Khí khổng giúp cây quang hợp và hô hấp.
  • B. Khí khổng giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng.
  • C. Khí khổng giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.
  • D. Khí khổng giúp lá có màu xanh.

Câu 13: Tại sao nước có thể hòa tan được nhiều chất

  • A. Do nước ở thể lòng.
  • B. Do tính tinh khiết.
  • C. Do tính phân cực.
  • D. Do nước là hợp chất.

Câu 14: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nước nhiều hơn cho cây trồng

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.
  • B. Vì nhiệt độ cao có thể làm rễ cây chết. Vậy nên phải dưới nhiều nước hơn để nhiệt động xung quanh rễ cây trồng giảm, các hoạt động hút nước và chất dinh dưỡng diễn ra bình thường.
  • C. Vì nhiệt độ cao khiến cây phải thoát nước nhiều. Nhờ thoát hơi nước mà cây không bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời, do đó, vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nước nhiều hơn cho cây trồng.
  • D. Vì nhiệt độ cao khiến cây phải hạn chế thoát hơi nước. Nhờ thoát hơi nước mà cây không bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời, do đó, vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nước nhiều hơn cho để cây trồng để quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.

Câu 15: Hệ tuần hoàn là

  • A. Hệ cơ quan thực hiện việc hấp thu các chất trong cơ thể động vật.
  • B. Hệ cơ quan thực hiện việc đào thải các chất trong cơ thể động vật.
  • C. Hệ cơ quan thực hiện việc vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.
  • D. Hệ cơ quan thực hiện việc tiêu hóa các chất trong cơ thể động vật.

 

Câu 16: Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây?

  • A. Bổ sung nước điện giải
  • B. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh
  • C. Mặc ấm để che chắn gió
  • D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 17: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí

quyển ?

  • A. Hydrogen dioxide.
  • B. Oxygen.
  • C. Nitrogen.
  • D. Carbon

 

Câu 18: Loài cây nào sau dây cần nhiều nước?

  • A. Cây cói
  • B. Cây lưỡi hổ
  • C. Cây sen đá
  • D. Cây lô hội

Câu 19: Loài cây nào sau dây cần nhiều nước?

  • A. Cây cói
  • B. Cây lưỡi hổ
  • C. Cây sen đá
  • D. Cây lô hội

Câu 20: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai ?

  • A. Tất cả các sinh vật đều có hô hấp tế bào.
  • B. Hô hấp tế bào là quá trình đồng hóa, tổng hợp chất hữu cơ.
  • C. Cả hai phương án trên đều đúng
  • D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 21: Em hãy vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng?

  • A.   Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.
  • B.   Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
  • C.   Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.
  • D.   Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.

Câu 22: Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mô hôi và nhịp thở tăng lên

  • A. Vì khi chạy các cơ bắp của con người đều hoạt động nên sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và tăng nhịp thở.
  • B. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời sinh nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.
  • C. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời thu nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.
  • D. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí carbon dioxide và tăng đào thải khí oxygen đồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.

 

Câu 23: Vì sao khi sốt, tiêu chảy, nôn ta cần số sung nước bằng cách uống oresol

  • A. Oresol thúc đẩy quá trình ra mồ hôi, thải độc cho cơ thể.
  • B. Khi bị sốt, tiêu chảy, cơ thể bị mất nước. Oresol là dung dịch có thành phần là nước và các chất điện giải giúp bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
  • C. Oresol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, giúp ta nhanh khoẻ lại.
  • D. Oresol làm tăng hương vị khi ăn giúp ăn được nhiều, cơ thể bù lại sức.

Câu 24: Trong nghề trồng lúa nước, việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơn so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì

  • A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.
  • B. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.
  • C. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.
  • D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.

Câu 25: Dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì, giải thích

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  • B. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì cao vì phải trải qua những thay đổi lớn về thể chất, cơ thể nhiều dinh dưỡng để thúc đẩy các quá trình trao đổi chất, giúp lớn lên và hoàn thiện cả về kích thước lẫn trí tuệ.
  • C. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì thấp vì ở độ tuổi này cơ thể hấp thu tốt, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ,…
  • D. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì cao vì ở độ tuổi này trẻ hoạt động nhiều, cần cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động vui chơi, học tập.

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài: Ôn tập chủ đề 8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay