Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều Ôn tập chủ đề 9 (P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 9. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 9: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
Câu 1: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích
- A. từ môi trường.
- B. từ môi trường ngoài cơ thể.
- C. từ môi trường trong cơ thể.
- D. từ các sinh vật khác.
Câu 2: Chọn đáp án sai các hiện tượng cảm ứng tương ứng với các kích thích sau
- A. Nước: Rễ cây mọc dài về phía có nước
- B. Ánh sáng: Rễ cây mọc cong về phía có ánh sáng.
- C. Con người: Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi.
- D. Âm thanh: Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen.
Câu 3: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích
- A. từ môi trường.
- B. từ môi trường ngoài cơ thể.
- C. từ môi trường trong cơ thể.
- D. từ các sinh vật khác.
Câu 4: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?
- A. Các nhận biết.
- B. Các kích thích.
- C. Các cảm ứng.
- D. Các phản ứng.
Câu 5: Đâu không phải ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi và đời sống.
- A. Chế độ chiếu sáng trong trồng trọt.
- B. Hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ cho động vật nuôi.
- C. Huấn luyện động vật.
- D. Chiết cành cây.
Câu 6: Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là
- A. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
- B. hình thức phản ứng đa dạng.
- C. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.
- D. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.
Câu 7: Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là
- A. cảm ứng ở động vật nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
- B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.
- C. cảm ứng ở động vật nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm hơn, khó nhận thấy hơn.
- D. hình thức phản ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.
Câu 8: Hình dưới chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?
- A. Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân.
- B. Tính hướng tiếp xúc.
- C. Tính hướng hoá.
- D. Tính hướng nước.
Câu 9: Tập tính nào sau đây vừa là tập tính bẩm sinh vừa là tập tính học được
- A. Chim, cá di cư
- B. Ong, kiến sống thành đàn
- C. Chim ấp trứng
- D. Mèo rình bắt chuột
Câu 10: Quan sát hình ảnh sau, xác định đâu là tập tính bẩm sinh
- A. Hình a
- B. Hình b
- C. Hình c D. Hình d
Câu 11: Đâu không phải tập tính ở động vật
- A. Bảo vệ lãnh thổ
- B. Săn mồi
- C. Di cư
- D. Tiếng kêu
Câu 12: Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp
- A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
- B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
- C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
- D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.
Câu 13: Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?
- A. Tính hướng nước.
- B. Tính hướng sáng.
- C. Tính hướng tiếp xúc.
- D. Tính hướng hóa.
Câu 14: Cho đoạn thông tin sau:
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Từ cần điền vào chỗ trống (1) là
- A. Môi trường
- B. Tiếp nhận
- C. Thích nghi
- D. Phản ứng
Câu 15: Đâu không phải cách chim định hướng khi di cư
- A. Vị trí mặt trời
- B. Hướng gió
- C. Vị trí sao
- D. Địa hình
Câu 16: Đâu là cách cá định hướng khi di cư
- A. Thành phần hóa học của nước
- B. Hướng gió
- C. Hướng mặt trời
- D. Địa hình
Câu 17: Trong các tập tính dưới đây, hãy xác định tập tính học được
(1) Khi lỡ chạm tay vào nước nóng, con người liền rụt tay lại.
(2) Khi bị ngã đau, em bé khóc.
(3) Ếch sinh sản vào mùa mưa.
(4) Chủ động khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch bệnh lây nhiễm.
(5) Chim mẹ mớm mồi cho chim non.
(6) Cá nổi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông.
(7) Bạn học sinh thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.
(8) Em cảm thấy buồn ngủ vào lúc 10 giờ tối.
(9) Em học thuộc bài thơ bằng cách đọc lại nhiều lần.
(10) Con người tiết nước bọt khi nhìn thấy quả khế chua.
- A. 1,2,3,8,10
- b. 2,4,7,8,9
- C. 3,4,5,6,10
- D. 1,4,6,7,8,9,10
Câu 18: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do
- A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
- B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
- C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
- D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 19: Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?
- A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
- B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
- C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
- D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.
Câu 20: Chim công xòe đuôi trước con cái là loại tập tính gì?
- A. Tập tính kiếm ăn.
- B. Tập tính sinh sản.
- C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
- D. Tập tính bầy đàn.
Câu 21: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính
- A. bẩm sinh.
- B. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp. C. học được.
- D. hỗn hợp.
Câu 22: Hai bạn lớp 6A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.
- A. cây xấu hổ - va chạm, cây me - ánh sáng, nhiệt độ
- B. cây xấu hổ - ánh sáng, nhiệt độ, cây me - va chạm
- C. cây xấu hổ - va chạm, cây me - giá thể
- D. cây xấu hổ - con mồi, cây me - ánh sáng, nhiệt độ
Câu 23: Sử dụng các từ gợi ý: bên trong (I), cơ thể (II), phản ứng (III) để hoàn thành đoạn thông tin sau khi nói về cảm ứng theo thứ tự:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)…lại các kích thích từ môi trường …(2)…. và môi trường bên ngoài của …(3)…sinh vật
- A. (II)-(III)-(I).
- B. (III)-(I)-(II).
- C. (I)-(III)-(II).
- D. (I)-(II)-(III).
Câu 24: Burrhus Frederic Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột lại chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là gì?
- A. Thức ăn
- B. Bàn đạp
- C. Lồng D. Đói bụng
Câu 25: Một số loài muỗi hút máu của người và động vật rất ưa thích khí cacbonic và nhiệt tỏa ra từ cơ thể. Dựa trên đặc tính này người ta có thể bắt muỗi nhờ một loại mồi có khả năng
- A. Tạo ra nhiều chất hóa học.
- B. Dẫn dụ khói và lửa. C. Phát ra nhiều khói và nhiệt độ rất cao.
- D. Phát ra mùi thơm như dầu nóng.