Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

  1. NHẬN BIẾT (33 câu)

Câu 1: Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí chủ yếu ở thực vật là

A. khí khổng.

B. lục lạp.

C. ti thể.

D. ribosome.

Câu 2: Ở động vật,  quá trình trao đổi khí với môi trường diễn ra ở cơ quan nào?

A. Bề mặt da

B. Hệ thống ống khí

C. Mang hoặc phổi

D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 3: Ở người, quá trình trao đổi khí diễn ra ở cơ quan nào sau đây?  

A. Bề mặt da

B. Hệ thống ống khí

C. Phổi

D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 4: Trong quá trình trao đổi khí,  Oxygen được dẫn vào phổi đến cơ quan nào sau đây?

A. Phế nang.

B. Khí quản

C. Khoang mũi. 

D. Phế quản.

Câu 5: Ở đa số các cây trên cạn, khí khổng thường phân bố ở đâu?

A. Lớp biểu bì mặt trên của lá

B. lớp biểu bì mặt dưới của lá.

C. chỉ có ở mặt trên của lá.

D. Chỉ có ở mặt dưới của lá

Câu 6: Khí khổng có đặc điểm gì sau đây?

A. Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng mở, các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá.

B. Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp ngược nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng mở, các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá. 

C. Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng đóng, các loại khí khuếch tán ra khỏi lá.

D. Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp ngược nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng đóng, các loại khí khuếch tán ra khỏi lá.

Câu 7: Trao đổi khí là gì?

A. sự trao đổi các chất khí (carbon dioxide và oxygen) giữa cơ thể với môi trường.

B. sự trao đổi khí oxygen và khí carbon dioxide giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài.

C. Cả hai phương án trên đều đúng

D. Cả hai phương án trên đều sai. 

Câu 8: Ở động vật, trao đổi khí diễn ra trong quá trình nào sau đây

A. Quá trình hô hấp

B. Quá trình quang hợp

C. Quá trình chuyển hóa năng lượng

D. Quá trình trao đổi chất

Câu 9: Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện trong quá trình nào sau đây?

A. quá trình quang hợp

B. Quá trình hô hấp

C. Cả hai phương án trên đều đúng

D. Cả hai phương án trên đều sai.

Câu 10: Tốc độ khuếch tán của các phân tử khí phụ thuộc vào

A. Kích thước,  nhiệt độ

B. Hình dạng phân tử

C. Diện tích bề mặt trao đổi khí

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng

A. rộng và mỏng.

B. dài và hẹp

C. mỏng và hẹp.

D. dài và mỏng.

Câu 12: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế

A. khuếch tán.

B. vận chuyển chủ động.

C. vận chuyển thụ động.

D. Cả 2 phương án B,  C đều đúng.

Câu 13: Trao đổi khí ở phổi là quá trình

A. Trao đổi khi ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và trao đổi CO2, từ máu vào không khí ở phế nang.

C. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phế nang và của CO2 từ không khí ở phế nang vào máu.

D. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2, từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2, từ máu vào không khí ở phế nang.

Câu 14: Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở tế bào là gì?

A. Làm tăng nồng độ oxi trong máu

B. Cung cấp oxi cho tế bào và loại CO, khỏi tế bào

C. Làm giảm nồng độ CO2 của máu

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15: Ý nghĩa của sự trao đổi khi ở phổi là gì?

A. Làm tăng lượng máu tuần hoàn trong hệ mạch

B. Làm tăng lượng oxi và làm giảm lượng khí CO2, trong máu

C. Làm tăng lượng khi CO2 của máu

D. Cả phương án B,  C đều đúng.

Câu 16: Vai trò của khí carbon dioxide đối với cơ thể sống là gì?

A. Thực vật sử dụng carbon dioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ. 

B. khí carbon dioxide là nguồn thức ăn quan trọng của các động vật khác. 

C. Carbon dioxide cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của các cơ thể sống.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Trao đổi khí ở tế bào bao gồm các quá trình 

A. Trao đổi khí ở tế bào là sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào.

B. Trao đổi khí ở tế bào là sự khuếch tán của CO2 từ tế bào vào máu.

C. Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

D. Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO2 từ máu vào tế bào và của O2 của tế bào vào máu.

Câu 18: Trao đổi khí ở sinh vật là gì?

A. sự trao đổi các chất ở cơ thể với môi trường.

B. sự trao đổi các chất ở môi trường với cơ thể.

C. sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường.

D. sự trao đổi các chất ở rắn giữa cơ thể và môi trường

Câu 19: Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?

A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen.

B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.

C. Lấy vào khí carbon dioxide và hơi nước.

D. Lấy vào khí oxygen và hơi nước

Câu 20: Chức năng của khí khổng là gì?

A. trao đổi khí carbon dioxide với môi trường.

B. trao đổi khí oxygen với môi trường.

C. thoát hơi nước ra môi trường.

D. Cả ba chức năng trên.

Câu 21: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?

A. Hình yên ngựa.

B. Hình hạt đậu.

C. Hình lõm hai mặt.

D. Có nhiều hình dạng.

Câu 22: Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?

A. Biểu bì lá. 

B. Gân lá.

C. Tế bào thịt lá. 

D. Trong khoang chứa khí.

Câu 23: Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?

A. Buổi tối

B. Sáng sớm

C. Suốt cả ngày đêm

D. Buổi chiều

Câu 24: Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?

A. Buổi tối

B. Sáng sớm

C. Suốt cả ngày đêm

D. Buổi chiều

Câu 25: Quá trình quang hợp cây xanh nhận từ môi trường khí 

A. Không khí

B. Carbon dioxide

C. Cả Oxygen và Carbon dioxide

D. Oxygen

Câu 26: Quá trình quang hợp cây xanh thải ra môi trường khí 

A. Oxygen

B. Carbon dioxide

C. Không khí

D. Cả Oxygen và Carbon dioxide

Câu 27: Quá trình hô hấp cây xanh nhận từ môi trường khí

A. Cả Oxygen và Carbon dioxide

B. Không khí

C. Carbon dioxide

D. Oxygen

Câu 28: Quá trình hô hấp cây xanh thải ra ngoài môi trường khí 

A.Không khí

B. Carbon dioxide

C. Cả Oxygen và Carbon dioxide

D. Oxygen

Câu 29: Vai trò của tập thể dục và hít thở sâu đối với cơ thể người là 

A. Giúp tăng giới hạn chịu đựng của con người.

B. Giúp cơ thể tránh bị ngộ độc khí oxygen.

C. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển với tốc độ nhanh hơn.

D. Giúp cơ thể lấy được nhiều khí oxygen các hoạt động của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.

Câu 30:  Quá trình trao đổi khí diễn ra ở 

A. Cả động vật, thực vật và con người

B. Chỉ có ở con người

C. Ở thực vật khi có ánh sáng mặt trời

D. Động vật

Câu 31: Quá trình hô hấp động vật thải ra ngoài môi trường khí 

A. Oxygen

B. Carbon dioxide

C. Không khí

D. Cả Oxygen và Carbon dioxide

Câu 32: Nơi diễn ra sự trao đổi khí mạnh nhất ở thực vật là

A. Lá.

B. Quà

C. Thân.

D. Rễ.

 

Câu 33: Khí khổng phân bố nhiều ở bộ phận nào của thực vật?

A. Quả chín

B. Lá cây

C. Thân cây

D. Rễ cây

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của khí khổng đối với lá cây? 

A. Khí khổng giúp cây quang hợp và hô hấp

B. Khí khổng giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.

C. Khí khổng giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng

D. Khí khổng giúp lá có màu xanh.

Câu 2: Điền vào chỗ trống “Theo cơ chế khuếch tán,  các phân tử khí di chuyển từ nơi có......tới nơi có.....”

A. nồng độ thấp/nồng độ cao

B. nồng độ cao/nồng độ thấp

C. nhiều ánh sáng/ ít ánh sáng

D. Nhiệt độ cao/ nhiệt độ thấp

Câu 3: Những đặc điểm giống nhau của sự trao đổi khí ở thực vật và động vật là gì? 

A. Đường đi của khí trong cơ thể

B. Các khí tham gia vào quá trình trao đổi khí đều là carbon dioxide và oxygen.

C. Cơ quan thực hiện trao đổi khí.

D. Tất cả các phương án trên. 

Câu 4: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người 

A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.

B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.

D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản.

Câu 5: Mệnh đề nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi khí ở sinh vật?

A. Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi.

B. Ở người, trao đổi khí diễn ra theo cơ chế khuếch tán.

C. Khi ta hít vào, khí oxygen cùng các khí khác có trong không khí được đưa từ phổi ra môi trường.

D. Cả hai phương án A,  B đều đúng.

Câu 6: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về khí khổng?

A. Khí khổng có chức năng chính là trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.

B. Khí khổng có thể đóng và mở hoàn toàn.

C. Ở khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.

D. Các tế bào hạt đậu chứa nhiều lục lạp có vai trò đóng mở khe khí khổng.

Câu 7: Mệnh đề nào sau đây là sai khi nói về quá trình trao đối khí ở sinh vật?

A. Các loại cây khác nhau thì đều có mật độ khí khổng như nhau.

B. Khí khổng không đóng và mở hoàn toàn.

C. Các loại cây khác nhau thì có mật độ khí khổng khác nhau.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong quang hợp diễn ra như thế nào?

A. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

B. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.

C. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

D. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong hô hấp diễn ra như thế nào? 

A. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

B.Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.

C. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

D. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về quá trình trao đổi khí ở sinh vật?

A. Khi hô hấp, sinh vật hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

B. Khi quang hợp, thực vật thu nhận oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

C. Khuếch tán là sự di chuyển các phân tử khí từ vùng có nồng độ phân tử khí cao sang vùng có nồng độ phân tử khí thấp.

D. Trao đổi khí diễn ra nhanh khi diện tích khuếch tán lớn.



Câu 11: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về quá trình trao đổi khí của sinh vật?

A. Khi quang hợp, thực vật thu nhận carbon dioxide và thải ra khí oxygen.

B. Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng rộng và mỏng

C. Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng hẹp và mỏng

D. Cả hai phương án A,  B đều đúng.

Câu 12: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?

A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.

B. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau.

C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.

D. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

Câu 13: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp?

A. Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.

B. Oxygen là nguyên liệu quan trọng để thực hiện quá trình hô hấp tế bào.

C. Càng lên cao không khí càng loãng,  hàm lượng oxygen trong không khí càng ít.

D. Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau và độc lập vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.

Câu 14:  Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm không có ở hô hấp hiếu khí?

A. hô hấp hiếu khí không trải qua giai đoạn chuỗi truyền điện tử

B. hô hấp hiếu khí sản phẩm tạo ra có ATP, CO2. H2O

C. hô hấp hiếu khí diễn ra trong môi trường không có O2

D. hô hấp hiếu khí diễn ra ở mọi tế bào vi khuẩn

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ cơ quan mà quá trình trao đổi khí diễn ra ở người? 

A. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ tuần hoàn.

B. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ thần kinh.

C. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ hô hấp.

D. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ tiêu hóa.

3. VẬN DỤNG (21 câu)

Câu 1: Quá trình trao đổi khí ở châu chấu được thực hiện qua

A. mang.

B. da.

C. hệ thống ống khí.

D. phổi.

Câu 2: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp bằng 

A. Mang

B. Phổi

C. Qua bề mặt cơ thể

D. Bằng hệ thống ống khí

Câu 3: Để có sức khoẻ tốt vào ban đêm người ta không nên để nhiều hoa, cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa,  vì

A. Do cây xanh có thể hấp dẫn côn trùng

B.Do cây xanh quang hợp đã lấy oxygen nhả ra carbon dioxide

C. Do cây xanh hô hấp đã lấy oxygen nhả ra carbon dioxide

D. Do cơ chế thải độc của thực vật về đêm

Câu 4: Xét các loài sinh vật sau 

(1) tôm

(2) cua

(3) châu chấu

(4) trai

(5) giun đất

(6) ốc

Những loài nào hô hấp bằng mang?

A. (1), (2), (4) và (6)

B. (3), (4), (5) và (6)

C. (4) và (5)

D. (1), (2), (3) và (5)

Câu 5: Côn trùng hô hấp bằng

A. Qua bề mặt cơ thể

B. Phổi

C. Mang

D. hệ thống ống khí

Câu 6: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?

A. phổi và da của ếch nhái

B. phổi của chim

C. da của giun đất

D. phổi của bò sát

Câu 7: Trong những ngày nắng nóng mạnh sự trao đổi khí ở thực vật diễn ra

A. Nhanh, mạnh

B. Chậm

C. không đồng đều ở các bộ phận khác nhau

D. bình thường

Câu 8: Động vật hô hấp bằng phổi là

A. Cá chép

B. Kiến

C. Chim bồ câu

D. Ốc sên

Câu 9: Động vật hô hấp bằng hệ thống ống khí là

A. Chim bồ câu

B. Kiến

C. Cá chép

D. Chó

Câu 10: Đặc điểm nhận biết cá vẫn còn tươi là 

A. Vảy dễ bong

B. Mang cả màu đỏ thẫm

C. Mang cá màu đỏ tươi

D. Mang cả màu trắng

Câu 11: Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho đường dẫn khí?

A. Bụi.

B. Vi khuẩn.

C. Khói thuốc lá.

D. Khí oxygen.

Câu 12: Ở chim bồ câu,  máu đến tế bào các cơ quan để thực hiện sự trao đổi khí là máu

A. Đỏ thẫm 

B. Đỏ tươi

C. Máu pha 

D. Đỏ thẫm hoặc đỏ tươi

Câu 13: Cơ quan trao đổi khí ở trai sông là

A. Phổi

B. Bề mặt cơ thể

C. Mang

D. Cả A, B và C

Câu 14: Vì sao sơn kín da ếch thì ếch sẽ chết sau một thời gian?

A. Vì không khí không thể khuếch tán qua da khiến hô hấp của ếch bị hạn chế.

B. Vì không khí không thể khuếch tán qua da khiến hô hấp của ếch bị ngừng hẳn.

C. Vì sơn là một chất độc gây chết đối với ếch.

D. Vì nước không thể đi vào cơ thể ếch khiến ếch thiếu nước mà chết dần.

Câu 15: Vì sao mở nắp mang cá có thể biết cá còn tươi hay không?

A. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ tươi. Ngược lại, mang cá có màu đỏ sẫm.

B. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ sẫm. Ngược lại,  mang cá có màu đỏ tươi.

C. Vì khi cá còn tươi, mang cá vẫn đóng mở bình thường. Ngược lại mang cá khép kín.

D. Vì khi cá còn tươi, mang cá khép lại. Ngược lại, mang cá mang cá vẫn đóng mở bình thường.

Câu 16: Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho đường dẫn khí?

A. Vi khuẩn.

B. Khí oxygen

C. Bụi.

D. Khói thuốc lá.

Câu 17: Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến

A. khí quản.

B. tế bào máu.

C. phế quản.

D. khoang mũi.

Câu 18: Khi trồng cây trong phòng ngủ,  vì sao cần phải để phòng ngủ được thông thoáng vào ban đêm?

A. Vì khi không có ánh sáng cây không quang hợp mà chỉ hô hấp tế bào,  quá trình hô hấp tế bào cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng,  hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở,  nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.

B. Vì khi không có ánh sáng,  cây không quang hợp mà chỉ trao đổi chất,  quá trình này cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng,  hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở,  nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.

C. Vì khi không có ánh sáng,  có một số loài cây vẫn quang hợp,  quá trình này cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng,  hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở,  nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 19: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào không khí ở phế nang?

A. Khi nito

B. Khí cacbonic

C. Khí ôxi

D. Khí hiđrô

Câu 20: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

A. Hai lần hít vào và một lần thở ra.

B. Một lần hít vào và một lần thở ra.

C. Một lần hít vào hoặc một lần thở ra.

D. Một lần hít vào và hai lần thở ra.

Câu 21: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu?

A. Khi nito

B. Khí ôxi

C. Khí cacbonic

D. Khi hiđrô

4. VẬN DỤNG CAO (7 câu)

Câu 1: Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt khô ráo thì nhanh bị chết?

A. Do giun đất bị sốc nhiệt, lượng O2 cung cấp không đủ cho các tế bào nên giun nhanh bị chết.

B. Do giun chỉ sống được ở trong đất, rời khỏi đất giun sẽ bị chết.

C. Do ở bề mặt trên mặt đất tiếp xúc với quá nhiều CO2 nên bị ngộ độc.

D. Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, khí CO2 và O2 không khuếch tán qua da, giun không hô hấp nên nhanh chết.

Câu 2: Thực vật có hô hấp giống con người không? 

A. Hô hấp của thực vật và con người giống nhau,  không có sự khác biệt đáng kể.

B. Có,  thực vật cũng hấp thụ khí oxygen và thải khí carbon dioxide khi hô hấp như động vật nhưng hoạt động lấy khí oxygen và thải khí carbon đioxide là thụ động,  còn ở động vật là chủ động (hoạt động hít - thở).

C. Không,  thực vật hấp thụ khí carbon dioxide và thải khí oxygen khi hô hấp. Hơn nữa,  hoạt động lấy khí oxygen và thải khí carbon đioxide là thụ động,  còn ở động vật là chủ động (hoạt động hít - thở).

D. Phương án A,  B đều đúng.

Câu 3: Vào những ngày trời nắng nóng, sự trao đổi khí của cây diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?

A. Sự trao đổi khí của cây diễn ra chậm trong những ngày trời nắng nóng. Bởi khi trời nắng nóng,  khí khổng đóng lại để hạn chế sự mất nước,  làm giảm sự khuếch tán các loại khí qua khí khổng. Điều này ngăn cản quá trình trao đổi khí ở thực vật.

B. Sự trao đổi khí của cây diễn ra nhanh trong những ngày trời nắng nóng. Bởi khi trời nắng nóng,  khí khổng mở ra để hấp thu nước,  làm tăng sự khuếch tán các loại khí qua khí khổng. Điều này thức đẩy quá trình trao đổi khí ở thực vật.

C. Cả hai phương án trên đều đúng

D. Cả hai phương án trên đều sai.

Câu 4: Thí nghiệm quan sát khí khổng bao gồm các bước sau 

1. Mô tả và vẽ hình dạng khí khổng quan sát được

2. Nhỏ một giọt nước lên mảnh biểu bì, đặt lamen lên

3. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x, rồi tăng lên 40x, tìm các khí khổng

4. Lấy một lá cây thài lài tía, gấp một phần lá ở gần một đầu

5. Dùng kim mũi mác cẩn thận tách lớp biểu bì dưới

6. Đặt mảnh biểu bì vừa tách lên một lam kính

Quy trình thí nghiệm đúng là

A. 1-2-3-4-5-6.

B. 4-5-6-1-2-3.

C. 4-5-6-3-2-1.

D. 4-5-6-2-3-1.

Câu 5: Em hãy vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng?

A. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao,  sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng,  chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.

B. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.

C. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu,  thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài. 

D. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.

Câu 6: Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mô hôi và nhịp thở tăng lên?

A. Vì khi chạy các cơ bắp của con người đều hoạt động nên sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và tăng nhịp thở.

B. Vì khi chạy cần năng lượng,  để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời thu nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên,  toát mồ hôi.

C. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.

D. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí carbon dioxide và tăng đào thải khí oxygen đồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.

 

Câu 7: Bạn Hiếu tiến hành thí nghiệm như sau

Bước 1. Hiếu lấy 100 g hạt đậu chia thành 2 phần 50 g cho vào bình A và 50 g cho vào bình B.

Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt và chắt bỏ nước.

Bước 3. Nút chặt các bình,  để ở nhiệt độ phòng khoảng 1, 5 đến 2 giờ.

Bước 4. Mở nút bình,  đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình.

Thí nghiệm của bạn Hiếu chứng minh điều gì?

A. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí oxygen trong bình A. Do vậy,  mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.

B. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống sinh ra khí oxygen trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.

C. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.

D. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật (4 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay