Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

  1. NHẬN BIẾT (31 câu)

Câu 1: Nước có tính chất gì?

A. Nước còn có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt

B. Nước có khả năng kết hợp với các chất hoá học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.

C. Nước hòa tan được dầu 

D. Cả 2 phương án A,  B đều đúng.

Câu 2: Chất dinh dưỡng nào có tên gọi thông thường là chất béo?

A. Protein.

B. Lipid.

C. Carbohydrate.

D. Vitamin.

Câu 3: Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật là

A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào,  giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

B. Cung cấp năng lượng.

C. Tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Cung cấp và dự trữ năng lượng, tham gia vào cấu tạo tế bào là vai trò của nhóm chất nào sau đây?

A. Chất bột đường.

B. Chất béo.

C. Protein.

D. Cả 3 nhóm chất trên.

Câu 5: Nước có thể hoà tan nhiều chất nhờ

A. Tính phân cực.

B. Nhiệt độ sôi.

C. Tính lưỡng cực.

D. Tính acid.

Câu 6: Vai trò của nước đối với đời sống sinh vật là

A. Giúp động vật lẩn tránh kẻ thù.

B. Gây độc cho cây nếu lượng nước hấp thụ vào cơ thể lớn.

C. Kích thích sinh sản ở sinh vật.

D. Điều hòa thân nhiệt

Câu 7: Nước có những vai trò nào trong đời sống sinh vật?

A. Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật.

B. Nguyên liệu và môi trường diễn ra các phản ứng chuyển hoá.

C. Dung môi hoà tan và vận chuyển các chất.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Để phòng ngừa bị bệnh bướu cổ, chúng ta cần làm gì?

A. Bổ sung lodine từ các loại thực phẩm như cá biển, nước mắm.

B. Uống nhiều nước.

C. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

D. Cắt bỏ tuyến giáp.

Câu 9: Tại sao các nhà khoa học khi phát hiện sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước?

A. Nước là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật.

B. Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể.

C. Nước đảm bảo cho nhiệt độ trên hành tinh ổn định, tạo điều kiện cho sinh vật phát triển.

D. Tất cả các đáp án trên 

Câu 10: Tại sao chúng ta cần bổ sung chất béo?

A. Chất béo bảo vệ tế bào và cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

B. Chất béo tham gia vào quá trình trao đổi chất và điều hòa nhiệt độ cơ thể.

C. Chất béo có vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng, tham gia cấu trúc màng tế bào,  ...

D. Chất béo điều khiển các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 11: Vai trò của carbohydrate là gì?

A. Cung cấp và dự trữ năng lượng, tham gia cấu trúc màng tế bào,  ...

B. Cung cấp năng lượng, cấu tạo nên tế bào và các mô.

C. Là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào, tham gia quá trình trao đổi chất của cơ thể.

D. Tham gia vào quá trình trao đổi chất và điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Câu 12: Nước bao gồm những tính chất gì 

A. Không màu, không mùi, không vị.

B. Sôi ở 100 ° C,  có thể hòa tan được nhiều chất.

C. Hòa tan được dầu, mỡ. 

D. Phương án A,  B đúng.

Câu 13: Chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với thực vật?

A. Giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao

B. Giúp giảm sâu bệnh cho cây trồng

C. Giúp duy trì năng suất cây trồng qua các thế hệ

D. Giúp cây trồng không bị thiếu nước, phát triển khỏe mạnh

Câu 14: Chất dinh dưỡng ở thực vật là 

A. Chất dinh dưỡng là các chất hữu cơ, được hấp thụ chủ yếu từ đất

B. Chất dinh dưỡng là các chất khoáng, được hấp thụ chủ yếu từ không khí

C. Chất dinh dưỡng là các chất khoáng, được hấp thụ chủ yếu từ đất

D. Chất dinh dưỡng là các chất khoáng, được phân giải và hấp thụ trực tiếp từ sinh vật.

Câu 15: Phân tử nước được tạo thành từ 

A. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.

B. Một nguyên tử nitrogen liên kết với ba nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.

C. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết ion.

D. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen.

Câu 16: Đặc điểm thể hiện tính phân cực của phân tử nước là 

A. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen không mang điện tích.

B. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị chia đều về các phía nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.

C. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử oxygen nên đầu mang nguyên tử oxygen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử hydrogen tích điện dương.

D. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử  hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.

Câu 17: Vai trò của nước đối với sự sống là gì?

A. Dung môi hòa tan

B. Điều hòa thân nhiệt sinh vật và môi trường

C. Tạo lực hút mao dẫn, giúp vận chuyển các chất trong mao dẫn

D. Cả A, B và C

Câu 18: Trong quá trình quanh hợp ở thực vật nước đóng vai trò

A. Nguyên liệu

B. Chất vận chuyển

C. Dung môi

D. Chất xúc tác

Câu 19: Cây trồng hấp thu các chất khoáng chủ yếu dưới dạng

A. Tinh thể

B. Các muối hòa tan

C. Các hợp chất hữu cơ

D. Hợp chất vô cơ

Câu 20: Ở động vật, dựa vào năng lượng chứa trong nó, chất dinh dưỡng được chia thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm.

B. 3 nhóm.

C. 4 nhóm.

D. 5 nhóm.

Câu 21: Vai trò nào dưới đây không là vai trò của vitamin?

A. Là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào.

B. Tham gia vào quá trình trao đổi chất.

C. Bảo vệ tế bào và cơ thể.

D. Cung cấp và dự trữ năng lượng.

Câu 22: Sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào đầu?

A. Đồng bằng.

B. Nhà ở.

C. Nguồn nước.

D. Chất dinh dưỡng.

Câu 23: Vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật?

A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào

B. Tham gia các phản ứng hoá học trong tế bào

C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 24: Chất dinh dưỡng là gì?

A. Chất dinh dưỡng là các chất hoá học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài.

B. Chất dinh dưỡng là các chất hữu cơ được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài.

C. Chất dinh dưỡng là khoáng chất được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài.

D. Chất dinh dưỡng là thành phần tự nhiên được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài.

Câu 25: Động vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những nguồn nào sau đây?

A. Carbohydrate (chất bột đường)

B. Lipid (chất béo); protein (chất đạm)

C. Vitamin và chất khoáng.

D. Cả A,  B,  C

Câu 26: Thực vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những nguồn nào sau đây?

A. Các muối khoáng C, H, O, N, P,  ... 

B. Carbohydrate (chất bột đường)

C. Lipid (chất béo); protein (chất đạm)

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 27: Khoáng chất nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

A. N 

B. O

C. H

D. C

Câu 28: Khoáng chất nào sau đây tham gia điều hòa quá trình trao đổi chất của sinh vật? 

A. Fe,  Zn

B. Cu 

C. Mo

D. Tất cả các đáp án trên  

 

Câu 29: Nước có những vai trò gì đối với sinh vật? 

A. Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật.

B. Nước có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động điều hoà thân nhiệt

C. Nước vừa là dung môi hoà tan và vận chuyển các chất,  vừa là nguyên liệu và môi trường diễn ra các phản ứng chuyển hoá.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 30: Mỗi phân tử nước được cấu tạo từ

A. Một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen

B. Hai nguyên tử oxygen và một nguyên tử hydrogen

C. Bốn nguyên tử oxygen và một nguyên tử hydrogen

D. Một nguyên tử oxygen và bốn nguyên tử hydrogen

Câu 31: Chất khoáng có vai trò gì đối với cơ thể sống?

A. Là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào.

B. Tham gia điều hòa các hoạt động sống của cơ thể.

C. Cung cấp và dự trữ năng lượng.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (13 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước trong cơ thể người?

A. Trong cơ thể người, nước vai trò điều chỉnh thân nhiệt.

B. Trong cơ thể người, nước vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể.

C. Trong cơ thể người, nước vai trò cấu tạo nên tế bào cơ thể.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 2: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về nhóm chất cung cấp năng lượng cho cơ thể?

A. Trong các chất dinh dưỡng, nhóm chất cung cấp năng lượng bao gồm carbohydrate, protein và lipid.

B. Trong các chất dinh dưỡng, nhóm chất cung cấp năng lượng bao gồm carbohydrate, chất khoáng và nước.

C. Trong các chất dinh dưỡng, nhóm chất cung cấp năng lượng bao gồm protein, lipid và nước.

D. Trong các chất dinh dưỡng, nhóm chất cung cấp năng lượng bao gồmprotein, chất khoáng và nước.

Câu 3: Trong các chất dinh dưỡng, nhóm chất nào sau đây không cung cấp năng lượng cho cơ thể sinh vật?

A. Carbohydrate, protein và lipid.

B. Carbohydrate, chất khoảng và nước.

C. Vitamin, lipid và nước.

D. Vitamin, chất khoảng và nước.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể sinh vật.

B. Sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng.

C. Chất dinh dưỡng tham gia điều hoà các hoạt động trong cơ thể sinh vật.

D. Chất dinh dưỡng chỉ tham gia cấu tạo nên tế bào, không xây dựng cơ thể sinh vật.

Câu 5: Đâu không phải là vai trò của nước đối với cơ thể người?

A. Tạo nước bọt.

B. Tham gia thải chất thải và vận chuyển các chất trong cơ thể.

C. Điều hoà thân nhiệt.

D. Gây tăng cân.

Câu 6: Đâu không phải là vai trò của nước?

A. Nước là thành phần xúc tác cho các phản ứng

B. Nước là thành phần cấu tạo của tế bào và cơ thể

C. Nước là dung môi hòa tan các chất

D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của nước?

A. Nước là chất lỏng có hình dạng nhất định, không màu, không mùi, không vị.

B. Nước có tính dẫn điện và dẫn nhiệt.

C. Nước là dung môi hoà tan được tất cả các chất.

D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng.

Câu 8: Vai trò nào dưới đây không phải vai trò của vitamin?

A. Là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào.

B. Tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.

C. Bảo vệ tế bào và cơ thể.

D. Cung cấp và dự trữ năng lượng.

 

Câu 9: Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của nước đối với cơ thể người?

A. Nước cần cho não để tạo lipid.

B. Nước điều chỉnh thân nhiệt.

C. Nước giúp bề mặt niêm mạc ẩm ướt.

D. Nước là thành phần chính tạo nên môi trường trong của cơ thể.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước?

A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.

B. Nước là thành phần cấu trúc tế bào.

C. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

D. Nước giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.

Câu 11: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc và tính chất của nước?

A. Là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi.

B. Sôi ở 100 ° Cvà đông đặc ở 0 ° C..

C. Do có tính phân cực, nước là dung môi hòa tan nhiều chất.

D. Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen.

Câu 12: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật?

    (1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

    (2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.

    (3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

    (4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

    (5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

    (6) Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.

A. 1

B. 2 

C. 3 

D. 4

Câu 13: Trong các phát biểu dưới đây,  có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phân tử nước?

    (1) Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử oxygen liên kết với một phân tửhydrogen.

    (2) Trong phân tử nước, đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương.

    (3) Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính lưỡng tính.

    (4) Nước có thể liên kết với một phân tử bất kì khác.

A. 1. 

B. 2. 

C. 3. 

D. 4.

3. VẬN DỤNG (28 câu)

Câu 1: Nhóm chất carbohydrate có ở thực phẩm nào sau đây? 

A. Bánh mì

B. Mỡ động vật

C. Thịt bò

D. Trứng gà

 

Câu 2: Nhóm chất protein có ở thực phẩm nào sau đây? 

A. Thịt bò

B. Cá 

C. Trứng gà

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Nhóm chất Lipid có ở thực phẩm nào sau đây?

A. Bơ,  Mỡ động vật

B. Cà rốt

C. Ớt chuông

D. Cần tây

 

Câu 4: Nhóm chất Vitamin và chất khoáng có ở thực phẩm nào sau đây?

A. Dứa

B. Quả cà chua

C. Rau cần tay

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Các sinh vật nào dưới đây có môi trường sống ở nước?

A. Cây hồng leo.

B. Hoa sen.

C. Con chó.

D. Cây xoài

Câu 6: Nước có thể hoà tan

A. Mỡ 

B. Đường

C. Dầu ăn 

D. Bơ

 

Câu 7: Nhóm chất cung cấp năng lượng là

A. Carbohydrate

B. Chất khoáng

C. Vitamin

D. Nước

Câu 8: Nhóm chất không cung cấp năng lượng là

A. Nước 

B. Lipid

C. Protein

D. Carbohydrate

Câu 9: Biểu hiện thường thấy của bệnh nhân bị bệnh bướu cổ là gì?

A. Vùng cổ bị lồi lên do tuyến giáp tăng kích thước.

B. Hay quên, mất trí nhớ.

C. Vùng cổ có vết máu tụ bầm. 

D. Ho, sốt kèm sưng hạch ở cổ.    

Câu 10: Nếu mất đi 10 % lượng nước thì cơ thể sống sẽ như thế nào?

A. Tử vong.

B. Rối loạn trao đổi chất.

C. Trao đổi chất bình thường.

D. Thoát hơi nước tăng nhanh.

Câu 11: Sinh vật mất bao nhiêu lượng nước của cơ thể thì tử vong?

A. 10 %

B. 12 %

C. 20 %

D. 50 %

Câu 12: Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ ở người là gì?

A. Thiếu lodine.

B. Thiếu nước.

C. Thừa protein.

D. Thua vitamin A.

Câu 13: Chất dinh dưỡng bao gồm các thành phần nào sau đây?

A. Carbohydrate.

B. Protein.

C. Vitamin và chất khoáng

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Thành phần hóa học của nước bao gồm những gì?

A. 2 nguyên từ H, 1 nguyên tử O.

B. 1 nguyên tử H, 1 nguyên tử O.

C. 2 nguyên tử O, 1 nguyên tử H.

D. 2 nguyên tử O, 1 nguyên tử C.

Câu 15: Có mấy loại thực phẩm được liệt kê thuộc nhóm chất dinh dưỡng chất đạm (protein)

  1. Thịt bò

  2. Tôm

  3. Bánh mì

  4. Bắp cải tím

  5. Sữa bò

  6. Cá hồi

  7. Bơ lạc

  8. Giá đỗ

  9. Thịt gà

  10.   Khoai tây

A. 6

B. 4

C. 5                        

D. 8

Câu 16: Nhóm các chất dinh dưỡng động vật cần với lượng lớn 

A. Chất đạm (protein), chất bột đường (carbohydrate), vitamin.

B. Chất đạm (protein), chất bột đường (carbohydrate), chất béo (lipid).

C. Vitamin, chất béo (lipid), chất khoảng.

D. Chất bột đường (carbohydrate), chất béo (lipid), chất khoáng.

Câu 17: Tại sao khi bị táo bón, bác sĩ thường khuyên chúng ta uống nhiều nước?

A. Nước giúp bề mặt niêm mạc ẩm ướt.

B. Nước giúp thải các chất thải của cơ thể.

C. Nước cần cho não để tạo hormon.

D. Nước giúp điều chỉnh thân nhiệt.

Câu 18: Con người mất bao nhiêu lượng nước của cơ thể thì tử vong?

A. 3 đến 5 %.

B. 2 đến 4 %.

C. 6 đến 8 %.

D. 12 đến 20 %.

Câu 19: Tại sao chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau?

A. Để cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể.

B. Giúp cơ thể tăng chiều cao tối ưu.

C. Giúp cơ thể đạt đến cân nặng phù hợp.

D. Giúp cơ thể tiêu diệt mọi loại vi khuẩn, virus xâm nhập.

Câu 20: Những biện pháp nào sau đây giúp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì?

A. Ăn nhiều thực phẩm thuộc nhóm carbohydrate.

B. Hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.

C. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

D. Phương án B, C đều đúng.

Câu 21: Vai trò của nhóm chất Carbohydrate đối với cơ thể sinh vật là

A. Tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

B. Tham gia cấu tạo màng sinh chất, dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

C. Tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng, điều hoà các hoạt động của tế bào và cơ thể, vận chuyển các chất,  ...

D. Tham gia cấu tạo tế bào, enzyme,  ... 

Câu 22: một số loài thực vật và động vật sống trong môi trường nước là

A. Sứa biển,  rong nho,  cá chép,  cá voi xanh

B. San hô,  hải quỳ,  cua đá,  tôm hùm,  ngao,  hươu cao cổ

C. Sứa biển,  con ngựa,  cá chép,  cá voi xanh

D. Chim,  hải cẩu,  con chó,  con voi,  cá voi.

Câu 23: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể sinh vật?

A. 50 %. 

B. 60 %. 

C. 70 %. 

D. 80 %.

Câu 24: Hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bướu cổ ở người?

A. Do thiếu sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày.

B. Do thiếu iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày.

C. Do thiếu calcium trong khẩu phần ăn hàng ngày.

D. Do thiếu kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Câu 25: Nếu thiếu vitamin A có thể sẽ dẫn đến

A. Mắc bệnh quảng gà.

B. Mắc bệnh còi xương.

C. Mắc bệnh phù nề.

D. Mắc bệnh tiểu đường.

Câu 26: Vai trò của protein đối với cơ thể người là

A. Cung cấp năng lượng, cấu tạo nên tế bào và mô.

B. Điều hòa hoạt động sống.

C. Vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 27: Nhóm dinh dưỡng nào sau đây có vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể?

A. Protein.

B. Lipid.

C. Carbohydrate.

D. Vitamin.

Câu 28: Vai trò của Lipit là gì?

A. Dự trữ năng lượng

B. Chồng mất nhiệt

C. Là dung môi hòa tan một số vitamin giúp cơ thể hấp thụ được

D. Cả A, B và C

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Khi nghe đến bệnh bướu cỗ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoảng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm nào để có đủ iodine ngăn ngừa bệnh bướu cổ?

A. Các loại thịt.

B. Các loại hải sản.

C. Các loại rau, củ, quả.

D. Các loại sữa 

Câu 2: Vì sao khi người thiếu sắt, da trở nên xanh xao?

A. Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu huyết sắc tố mang oxy đến các tế bà,  thiếu sắt thì hàm lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn tới da sẽ trông nhợt nhạt,  xanh xao.

B. Thiếu sắt cơ thể người không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác nên da trở nên xanh xao.

C. Thiếu sắt làm các cơ bị teo, cơ thể không được vận động da sẽ trở nên xanh xao.

D. Sắt là yếu tố làm đều màu da và trắng da, thiếu sắt da sẽ trở nên xanh xao.

Câu 3: Tại sao khi sốt, tiêu chảy, nôn ta cần số sung nước bằng cách uống oresol?

A. Oresol làm tăng hương vị khi ăn giúp ăn được nhiều, cơ thể bù lại sức.

B. Oresol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, giúp ta nhanh khoẻ lại.

C. Oresol thúc đẩy quá trình ra mồ hôi, thải độc cho cơ thể.\

D. Oresol là dung dịch có thành phần là nước và các chất điện giải giúp bù lại lượng nước và điện giải đã mất.

Câu 4: Nước là một yếu tố điều tiết nhiệt độ môi trường vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn từ không khí khi môi trường quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ ra không khí khi môi trường quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, những người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời. Theo em,  việc làm này giúp ích gì cho cây?

A. Nước có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh. Điều này giúp cho nhiệt độ môi trường nước được giữ ổn định hơn.

B. Để nước có thể hấp thụ được nhiệt từ không khí và dữ trữ lại rồi khi nhiệt độ xuống thấp,  nước sẽ tỏa nhiệt vào không khí làm ấm cho cây,  giúp cây thực hiện được các hoạt động sinh lí bình thường.

C. Cả hai phương án trên đều sai

D. Cả hai phương án trên đều đúng.

Câu 5:  Các loài cây ăn thịt (cây gọng vó, cây nắp ấm,  ...) thu hút côn trùng đến tiết ra các chất dính làm cho côn trùng không thể thoát được, đồng thời tiết ra enzyme để tiêu hoá thức ăn của mình.Theo em, các loài cây này thường sinh sống ở những nơi có điều kiện như thế nào và chúng lấy chất gì từ côn trùng?

A. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ít dinh dưỡng,  đặc biệt là nitrogen. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (protein) từ các loài động vật,  chủ yếu là các loài côn trùng.

B. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi nhiều chất dinh dưỡng,  đặc biệt ở các khu rừng nhiệt đới. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (chất béo) từ các loài động vật,  chủ yếu là các loài côn trùng.

C. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ẩm ướt,  đặc biệt ở các khu rừng rậm. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (chất béo) từ các loài động vật,  chủ yếu là các loài côn trùng.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay