Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 34: sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 34: sinh trưởng và phát triển ở sinh vật . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHỦ ĐỀ 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬTBÀI 34: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?
A. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
B. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.
C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.
D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau.
Câu 2: Phát triển ở sinh vật là
A. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.
B. những biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật, bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật.
D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể, biểu hiện ở ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
Câu 3: Ở cây Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của
A. mô phân sinh cành.
B. mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh lóng.
D. mô phân sinh đỉnh.
Câu 4: Ở cây Một lá mầm, mô phân sinh gồm có
A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
B. mô phân sinh lóng và mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
D. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.
Câu 5: Sinh trưởng ở sinh vật là:
A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
B. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.
C. quá trình tăng lên kích thước cơ thế do tăng lên về kích thước tế bào và mô.
D. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hoá tế bào.
Câu 6: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là
A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên
B. mô phân sinh cành và mô phân sinh bên
C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân
D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ
Câu 7: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh bên
B. Mô phân sinh thân
C. Mô phân sinh đỉnh rễ
D. Mô phân sinh long
Câu 8: Sinh trưởng ở động vật là
A. sự gia tăng về kích thước cơ thể động vật theo thời gian
B. sự gia tăng về khối lượng cơ thể động vật theo thời gian
C. sự gia tăng về kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian
D. sự biến đổi về hình thái của cơ thể động vật theo thời gian
Câu 9: Tìm từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành thông tin sau:
Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(1)... Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(2)...
A. (1) - chiều dài, (2) - chiều ngang
B. (1) - chiều ngang, (2) - chiều dài
C. (1) - kích thước, (2) - chiều dài
D. (1) - Chiều dài, (2) - kích thước
Câu 10: Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số (1) trong hình
\
A. Mô phân sinh đỉnh
B. Mô phân sinh bên
C. Mô rễ
D. Mô phân sinh thân
Câu 11: Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số (2) trong hình
A. Mô phân sinh đỉnh
B. Mô phân sinh bên
C. Mô rễ
D. Mô phân sinh thân
Câu 12: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?
A. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
B. Từ một quả cam thành hai quả cam.
C. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
D. Từ hạt thành hạt nảy mầm.
Câu 13: Biến đổi nào dưới đây diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển?
A. Mắt tiêu biến khi lên bờ.
B. Da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống.
C. Hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
D. Từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành.
Câu 14: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.
Hạt ➞ ……. ➞ ……. ➞ …….. ➞ ……..
A. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây con -> Cây trưởng thành
B. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành
C. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con
D. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Cây non
Câu 15: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con ếch.
……. ➞ Ấu trùng ➞ ……. ➞ ……….
A. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Nòng nọc -> Ếch trưởng thành
B. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Nòng nọc -> Ếch con
C. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Ếch con -> Ếch trưởng thành
D. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Ếch con -> Nòng nọc
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Loại mô phân sinh không có ở cây ngô là
A. mô phân sinh đỉnh rễ.
B. mô phân sinh lóng.
C. mô phân sinh bên.
D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 2: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là
A. mô phân sinh đỉnh rễ.
B. mô phân sinh lóng.
C. mô phân sinh bên.
D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 3: Cho các bộ phận sau:
(1) Đỉnh rễ (2) Thân (3) Chồi nách
(4) Chồi đỉnh (5) Hoa (6) Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở:
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (4)
C. (3), (4), (5)
D. (2), (5), (6)
Câu 4: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh bên
B. Mô phân sinh thân
C. Mô phân sinh đỉnh rễ
D. Mô phân sinh lóng
Câu 5: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là
A. trứng → nhộng → sâu → bướm
B. nhộng → trứng → sâu → bướm
C. trứng → sâu → nhộng → bướm
D. bướm → nhộng → sâu → trứng
Câu 6: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là
A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa
B. làm cho cây lớn lên và to ra
C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả
Câu 7: Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh đỉnh rễ
B. Mô phân sinh đỉnh thân
C. Mô phân sinh bên
D. Mô phân sinh lóng
Câu 8: Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho
A. thân và rễ cây gỗ to ra
B. thân và rễ cây một lá mầm dài ra
C. lóng của cây một lá mầm dài ra
D. cành của thân cây gỗ dài ra
Câu 9: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh bên
B. Mô phân sinh thân
C. Mô phân sinh đỉnh rễ
D. Mô phân sinh lóng
Câu 10: Dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng của con ếch là gì?
A. Ấu trùng lớn lên thành ếch trưởng thành.
B. Ếch đẻ trứng dưới nước.
C. Ếch chuyển từ môi trường nước lên sống ở môi trường cạn.
D. Nòng nọc phát triển hình thái đến ếch trưởng thành.
3. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1: Hoàn thành các thông tin dưới đây.
Dấu hiện sinh trưởng của cây cam: …….. lớn lên thành ……… .
A. Cây non, cây trưởng thành
B. Cây con, cây trưởng thành
C. Cây non, cây con
D. Câu con, cây non
Câu 2: Dấu hiệu thể hiện sự phát triển của con ếch là gì?
A. Ấu trùng lớn lên thành ếch trưởng thành.
B. Da ếch trần, mềm, ẩm.
C. Ếch chuyển từ môi trường nước lên sống ở môi trường cạn.
D. Trứng đã thụ tinh phát triển thành ấu trùng, thay đổi hình thái đến trưởng thành.
Câu 3: Chọn thông tin thích hợp vào chỗ trống.
………là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
A. Sinh trưởng
B. Phát triển
C. Lớn lên
D. Dài ra
Câu 4: Chọn thông tin thích hợp vào chỗ trống.
……. bào gồm sinh trưởng, phân hoá tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
A. Sinh trưởng
B. Phát triển
C. Lớn lên
D. Dài ra
Câu 5: Mô phân sinh đỉnh nằm ở
A. Ngọn
B. Đỉnh rễ và các chồi
C. Thân
D. Rễ cây
Câu 6: Cây cao lên nhờ
A. mô phân sinh đỉnh.
B. mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh thứ cấp.
D. mô phân sinh lóng.
Câu 7: Các tế bào ở mô phân sinh đỉnh phân chia, giúp cây dài ra từ
A. bất kì vị trí nào trên cây.
B. từ ngọn.
C. từ gốc.
D. từ các cành bên.
Câu 8: Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên nhờ có
A. mô phân sinh.
B. chất dinh dưỡng.
C. nước và muối khoáng.
D. sự chăm sóc của con người.
Câu 9: Ở thân cây gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm ở đâu ?
A. Nằm chìm trong lớp thịt vỏ
B. Nằm xen giữa mạch rây và mạch gỗ
C. Nằm phía ngoài mạch rây
D. Nằm bên trong mạch gỗ
Câu 10: Thông thường, khi ta bóc vỏ cây thân gỗ thì những thành phần nào sẽ bị loại bỏ khỏi cây ?
A. Biểu bì và thịt vỏ
B. Biểu bì, thịt vỏ và mạch gỗ
C. Biểu bì, thịt vỏ và mạch rây
D. Mạch rây và mạch gỗ
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Vì sao khi tìm gỗ làm nhà, người ta lại lựa chọn lớp gỗ ròng thay vì gỗ dác?
A. Vì phần gỗ này rắn chắc, ít bị mối mọt và có độ bền cơ học cao hơn gỗ dác
B. Vì phần gỗ này có màu sắc bắt mắt, vân đẹp hơn lớp gỗ dác
C. Vì phần gỗ này dễ phân cắt, đục đẽo và khắc các họa tiết theo ý muốn
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 2: Phi tôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:
A. ánh sáng lục và đỏ
B. ánh sáng đỏ và đỏ xa
C. ánh sáng vàng và xanh tím
D. ánh sáng đỏ và xanh tím
Câu 3: Những cây nào sau đây thuộc cây ngắn ngày:
A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt.
B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt
D. Cúc, cà phê, lúa.
Câu 4: Những cây nào sau đây thuộc cây dài ngày:
A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt.
B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt
D. Cúc, cà phê, lúa.
Câu 5: Thời điểm ra hoa ở thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. chiều cao của thân
B. đường kính gốc
C. theo số lượng lá trên thân
D. cả A, B, C
=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần sinh học bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (3 tiết)