Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

1. NHẬN BIẾT (25 câu)

Câu 1:  Hô hấp tế bảo gồm:

A. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra carbon dioxide

B. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng 

C. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra nước

D. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra các chất hữu cơ

Câu 2: Quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide, nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể là nội dung của khái niệm nào sau đây

A. Chuyển hóa năng lượng 

B. Hô hấp tế bào

C. Quang hợp

D. Trao đổi chất

Câu 3: Tại sao người nông dân tường dùng biện pháp phơi khô để bảo quản hạt trong thời gian dài?

A. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi làm chết tế bào, giúp giữ nguyên hình dạng hạt trong thời gian dài.

B. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt phòng chống ẩm mốc hạt.

C. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt, chạm quá trình hô hấp tế bào của hạt, hạt rơi vào trạng thái ngủ, phòng chống ẩm mốc, giúp bảo quản hạt giống trong thời gian dài.

D. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi giúp ức chế quá trình hô hấp tế bào của hạt và giúp tiêu diệt bào tử nấm mốc xung quanh hạt.

Câu 4: Vai trò của khí carbon dioxide đối với cơ thể sống là gì?

A. Thực vật sử dụng carbon dioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ. 

B. khí carbon dioxide là nguồn thức ăn quan trọng của các động vật khác. 

C. Carbon dioxide cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của các cơ thể sống.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Một số yếu tố ảnh hưởng tới hô hấp tế bào là

A. Nước

B. Nồng độ khí oxygen,  khí carbon dioxide  

C. Nhiệt độ 

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Nhiệt độ như thế nào sẽ ảnh hưởng đến hô hấp tế bào? 

A. Quá cao hoặc quá thấp

B. Quá cao

C. Quá thấp

D. Trung bình.  

 

Câu 7: Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào như thế nào?

A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào thông qua sự tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hoá học. 

B. Nhiệt độ là môi trường cho các phản ứng hoá học trong quá trình hô hấp tế bào. 

C. Nhiệt độ là nguyên liệu tham gia vào quá trình hô hấp. 

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 8: Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ.

A. Khuếch tán 

B. Chủ động

C. Thẩm thấu

D. Bổ sung

Câu 9: Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào là 

A. Là hai quá trình trái ngược nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau 

B. Là hai quá trình giống nhau và độc lập với nhau

C. Là hai quá trình giống nhau và phụ thuộc lẫn nhau.

D. Là hai quá trình trái ngược nhau và phụ thuộc lẫn nhau

Câu 10: Bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide,  để bảo quản nông sản,  chúng ta cần đưa cường độ hô hấp ở nông sản về mức độ nào sau đây?

A. Mức tối thiểu

B. Mức tối đa

C. Mức trung bình

D. Mức hợp lý

 

Câu 11: Quá trình đốt cháy nhiên liệu và hô hấp tế bào đều

A. Sử dụng khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen và sản sinh ra năng lượng. 

B. Sử dụng khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide và sản sinh ra năng lượng. 

C. Sử dụng,  khí oxygen và sản sinh ra năng lượng. 

D. Sử dụng năng lượng và sản sinh ra khí carbon dioxide. 

Câu 12: Tại sao cần hạn chế hô hấp tế bào trong quá trình bảo quản nông sản?

A. Hô hấp tế bào làm tiêu hao lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng có trong nông sản.

B. Hô hấp tế bào khiến nông sản mất mùi vị trong thời gian dài bảo quản

C. Hô hấp tế bào khiến nông sản không bảo quản được lâu.

D. Hô hấp tế bào thải ra môi trường lượng lớn CO2 gây ngộ độc cho con người.

Câu 13: Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp với hàm lượng nước của cơ thể

A. Tỉ lệ nghịch

B. Tỉ lệ thuận

C. Tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch tùy giai đoạn

D. Cả ba đều sai.

Câu 14: Vai trò của oxygen đối với cơ thể người sống là gì?

A. Oxygen là nguyên liệu cần thiết tham gia vào quá trình hô hấp tế bào của hầu hết các sinh vật. 

B. Nếu không có oxygen quá trình hô hấp tế bào sẽ không thể diễn ra,  tế bào thiếu hụt năng lượng để thực hiện các hoạt động sống và cơ thể sẽ chết dần.

C. Oxygen là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ.

D. Cả 3 phương án A,  B đều đúng.

Câu 15: Trong quá trình hô hấp tế bào nước đóng vai trò 

A. Dung môi và môi trường

B. Nguyên liệu và môi trường

C. Dung môi và nguyên liệu

B. Môi trường và sản phẩm

Câu 16: Trong quá trình hô hấp tế bào Oxygen đóng vai trò

A. Sản phẩm

B. Nguyên liệu

C. Dung môi

D. Năng lượng

Câu 17: Ý nghĩa của sự trao đổi khi ở tế bào là 

A. Làm tăng nồng độ oxi trong máu

B. Cung cấp oxi cho tế bào và loại CO, khỏi tế bào

C. Làm giảm nồng độ CO2 của máu

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18: Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không ảnh hưởng đến hô hấp?

A. Nhiệt độ.

B. Nồng độ khí CO2.

C. Nồng độ khí Nitơ (N2) 

D. Hàm lượng nước.

Câu 19: Hô hấp tế bào là quá trình

A. Phân giải nước thành oxygen,  đồng thời giải phóng ra năng lượng.

B. Phân giải các chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.

C. Hấp thu ánh sáng và chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.

D. Phân giải khí carbon dioxide,  đồng thời giải phóng ra năng lượng 

Câu 20: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở

A. Ti thể

B. Ribôxôm

C. Không bào

D. Không bào

Câu 21: Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ nhằm

A. Thải CO2, trong cơ thể ra ngoài môi trường.

B. Tiêu thụ bớt chất hữu cơ dự trữ.

C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống cho tế bào và cơ thể.

D. Cả A, B và C.

Câu 22: Quá trình hô hấp có ý nghĩa sinh học là

A. Đảm bảo sự cân bằng Oz và CO, trong khí quyển.

B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cho tế bào và cơ thể.

C. Chuyển hoá gluxit thành CO2 và năng lượng.

D. Thải các chất độc hại ra khỏi tế bào.

Câu 23: Hô hấp tế bào là quá trình biến đổi

A. Glucose.

B. Maltose.

C. Saccharose.

D. Cellulose.

Câu 24: Phần lớn năng lượng hô hấp tế bào được tích lũy dưới dạng

A. Năng lượng.

B. Khí carbon dioxide.

C. Hợp chất hóa học (ATP).

D. Nước.

Câu 25: Khí sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào ở thực vật là

A. Oxygen

B. Nitrogen

C. Carbon dioxide

D. Metan

2. THÔNG HIỂU (13 câu)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào?

A. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O

B. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian

C. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt

D. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP

Câu 2: Các khẳng định sau đây không đúng khi nói về thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật?

A. Ngâm hạt trong nước ấm trước khi gieo là để rửa sạch các chất bẩn bám vào vỏ hạt

B. Hạt sau khi ngâm nước tiếp tục được để ở tủ ấm hoặc nơi khô thoáng để có điều kiện nhiệt độ thích hợp, kích thích hạt nảy mầm

C. Mục đích của việc đậy chuông kín trong thí nghiệm là để carbon dioxide của không khí không vào bên trong chuông được

D. Cốc nước vôi trong ở chuông có hạt nảy mầm trở nên đục và có lớp váng trắng trên bề mặt còn ở chuông không có hạt nảy mầm thì không có hiện tượng đó

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản? 

A. Tùy theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau. 

B. Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.

C. Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.

D. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.

Câu 4: Sắp xếp các bước làm sau theo đúng tiến trình làm thí nghiệm chứng minh hô hấp ở hạt nảy mầm.

(1) Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị một.

(2) Cho hạt ra đĩa Petri có lót bông ẩm hoặc giấy thẩm ẩm.

(3) Đề đĩa trong tủ ẩm hoặc nơi có ánh sáng mặt trời để hạt nảy mầm.

(4) Ngâm hạt vào nước ấm.

(5) Quan sát hiện tượng xảy ra ở cốc nước vôi trong.

(6) Đặt đĩa Petri có hạt nảy mầm cùng cốc nước với trong vào trong chuông A. Đặt cốc nước vôi trong vào trong chuông B.

A.  (1) = > (2) = > (3) = > (4) = > (6) = > (5).

B. (1) = > (4) = > (2) = > (3) = > (6) = > (5).

C.  (1) = > (6) = > (5) = > (3) = > (4) = > (2).

D. (1) = > (6) = > (2) = > (3) = > (4) = > (5).

Câu 5: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản?

A. Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố : hàm lượng nước, khí carbon dioxide,  khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.

B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt.

C. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.

D. Cả hai phương án A,  B đều đúng.

Câu 6: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp tế bào?

A. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào

B. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào

C. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP

D. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào?

A. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O

B. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian

C. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt

D. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP

Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?

A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.

B. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau.

C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.

D. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

Câu 9: Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm

(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.

(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.

(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.

(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.

Số nhận định đúng là :

A. 4. 

B. 3. 

C. 1 

D. 2.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình hô hấp?

A. Quá trình hô hấp đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.

B. Quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.

C. Quá trình hô hấp làm sạch môi trường.

D. Quá trình hô hấp chuyển hóa gluxit thành CO2, H2O và năng lượng.

Câu 11: Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của nước đối với quá trình hô hấp là không đúng?

A. Hàm lượng nước trong cơ thể liên quan trực tiếp tới cường độ hô hấp

B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể

C. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.

D. Cung cấp proton H + và năng lượng cho quá trình hô hấp.

Câu 12: Khi trồng trọt cần xới tơi đất trồng giúp 

A. Giúp nước mưa dễ thẩm vào đất, cây không bị mất nước.

B. Giúp cây hấp thu tốt phân bón

C. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng

D. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển (VD : giun đất, trùng que).

Câu 13: Ý kiến nào sau đây là hợp lý khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản? 

A. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.

B. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.

C. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.

D. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.

3. VẬN DỤNG (16 câu)

Câu 1: Trong thí nghiệm số 2,  việc bơm nước vào bình D nhằm mục đích gì?

A. Đẩy không khí bên trong bình D vào trong ống nghiệm chứa nước vôi trong.

B. Nhằm cung cấp nước cho hạt.

C. Nhằm đẩy hạt theo ống để vào ống nghiệm chứa nước vôi trong.

D. Để nước cất và không khí trong bình D có thể trộn vào nhau.

Câu 2: Sau khi cho hạt vào bình chứa bông ẩm, tại sao nên để bình vào chỗ tối?

A. Để tránh va chạm làm bình đổ, vỡ.

B. Trong bóng tối, thực vật mới hô hấp.

C. Khi hạt nảy mầm, hô hấp tế bào diễn ra mạnh trong môi trường thiếu ánh sáng.

D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 3: Trong thí nghiệm thứ 2,  khi đưa nến đang cháy vào bình C chứa hạt và bông ẩm, tại sao phải mở nắp nhẹ nhàng và không được nghiêng lọ?

A. Để lượng không khí bên trong bình không bị khuếch tán ra ngoài.

B. Để hạn chế không khí bên ngoài tràn vào lọ chứa.

C. Cả hai ý đều sai.

D. Cả hai ý đều đúng.

Câu 4: Trong thí nghiệm 1,  việc luộc chín hạt trong bình B để làm gì?

A. Để hạt không hút thêm nước.

B. Để hạt dễ hô hấp.

C. Để làm cho hạt đồng đều.

D. Để làm hạt chết, hạt sẽ không hô hấp được.

Câu 5: Tại sao cần để bình thí nghiệm trong mùn cưa hoặc cho hạt vào bình giữ nhiệt?

A. Giúp nhiệt độ trong bình không thoát ra môi trường ngoài.

B. Giúp nhiệt độ bên ngoài không làm cho môi trường trong các bình thí

    nghiệm tăng lên.

C. Giúp cách nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài bình thí nghiệm.

D. Giúp cho hạt đậu ẩm hơn.

Câu 6: Tại sao không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ?

A. Cây xanh quang hợp tạo ra nhiều O2 làm tăng cường độ hô hấp trong lúc ngủ.

B. Quá trình hô hấp ở cây xanh tạo ra nhiều CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.

C. Quá trình hô hấp ở cây xanh tạo ra nhiều O2 làm tăng nồng độ O2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.

D. Quá trình quang hợp ở cây xanh tạo ra nhiều CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.

Câu 7: Nồng độ khí Carbon dioxide gây ức chế hô hấp

A. 3 % -5 %

B. 2 % -4 %

C. 2 % -5 %

D. 8 % -10 %

Câu 8: Đâu là các biện pháp bảo quản nông sản ứng dụng làm chậm quá trình hô hấp tế bào 

(1) Bảo quản lạnh

(2) Phơi khô

(3) Ngâm, muối chua

(4) Ướp muối

(5) Bảo quản trong kho kín (nồng độ CO2 cao)

A. (1), (3), (5)

B.  (2), (4), (5)

C. (1), (2), (5)

D.  (2), (3), (4)

Câu 9: Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống?

(1) Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín.

(2) Bảo quản thóc giống trong kho lạnh.

(3) Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoảng.

(4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao.

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (1), (3), (4)

D. (1), (2), (3), (4)

Câu 10: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?

A. Ban đêm. 

B. Buổi sáng.

C. Cả ngày và đêm. 

D. Ban ngày.

Câu 11: Trong bảo quản nông sản người ta không sử dụng biện pháp nào để giảm cường độ hô hấp đến mức

tối thiểu?

A. Phơi khô đối tượng bảo quản để độ ẩm còn 13 – 16 %

B. Giữ nông sản trong các kho lạnh ở nhiệt độ thích hợp

C. Sử dụng nồng độ CO2

D. Xử lý ở nhiệt độ cao để loại bỏ nước.

Câu 12: Loại nông phẩm nào sau đây thường được phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản?

A. Quả quýt.

B. Cây mía.

C. Hạt điều

D. Quả dưa hấu.

Câu 13: Bà con nông dân thường có kinh nghiệm bảo quản hành tỏi không bị mọc mầm bằng cách 

A. Phơi khô rồi cất vào thùng kín

B. Phơi khô rồi cất vào bao tải

C. Phơi khô rồi cho vào tủ lạnh

D. Phơi khô rồi treo ở giàn bếp

Câu 14: Trong phòng chứa nông sản (khoai, thóc, hạt đỗ), để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài, người ta thường làm gì?

A. Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxi, tăng lượng cacbonic

B. Hút bớt khí oxi và cacbonic, rồi bơm khí nito vào phòng

C. Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó

D. Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 40c

Câu 15: Để bảo quản rau tươi, dựa chuột, bắp cải nên lựa chọn cách bảo quản nào sau đây cho phù hợp?

A. Để trong túi nylon kín hoặc đục lỗ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

B. Phơi khô hoặc sấy khô

C. Để trong túi nylon hút chân không 

D. Để nơi khô ráo, thoáng khí

                                      

Câu 16: Muốn hạt nảy mầm nhanh thì trước khi gieo hạt cần làm gì? 

A. Ngâm hạt trong nước có nhiệt độ bằng môi trường để làm mềm nhanh vỏ hạt,  hạt hút nước phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ để chuẩn bị cho quá trình hô hấp xảy ra,  hạt sẽ nhanh nảy mầm.

B. Ngâm hạt trong nước ấm để làm mềm nhanh vỏ hạt,  hạt hút nước phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ để chuẩn bị cho quá trình hô hấp xảy ra,  hạt sẽ nhanh nảy mầm.

C. Ngâm hạt trong nước lạnh để làm co nhanh lớp vỏ hạt,  hạt hút nước phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ để chuẩn bị cho quá trình hô hấp xảy ra,  hạt sẽ nhanh nảy mầm.

D. Giữ hạt trong môi trường có điều kiện độ ẩm cao để làm mềm nhanh vỏ hạt,  hạt hút nước phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ để chuẩn bị cho quá trình hô hấp xảy ra,  hạt sẽ nhanh nảy mầm.

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1: Thực hiện thí nghiệm sau để chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào ở thực vật.

- Ngâm 100 g hạt trong cốc nước ấm (khoảng 40 ° C) từ  4 – 12 giờ (tuỳ loại hạt), vớt ra để nguội, sau đó cho vào bình thuỷ tinh A.

- Luộc chín 100 g hạt, để nguội, sau đó cho hạt đã luộc vào bình thuỷ tinh B.

- Đặt vào mỗi bình một nhiệt kế, dùng bông gòn ẩm đặt vào miệng bình để có định nhiệt kế 

- Tiếp tục cho hai bình thuỷ tinh này vào hai hộp nhựa (hoặc thùng xốp) chứa mùn cưa và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nhiệt kế sau khoảng 4 – 6 giờ.

- Quan sát, ghi nhận hiện tượng và kết luận về sự chuyển hoá năng lượng diễn ra trong quá trình hạt nảy mầm.

Kết quả ghi nhận kết quả giá trị nhiệt độ ở hai bình thí nghiệm trên,  ta thấy nhiệt độ ở bình thủy tinh A cao hơn nhiệt độ ở bình thủy tinh B. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

A. Ở bình A,  hạt đang nảy mầm nên có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh. Quá trình hô hấp tế bào có tỏa nhiệt nên nhiệt độ ở bình A tăng lên. Ở bình B,  hạt đã được luộc chín (hạt đã chết) nên không diễn ra quá trình hô hấp tế bào. Bởi vậy,  nhiệt độ ở bình B không tăng.

B. Ở bình A,  hạt đang nảy mầm nên có quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra mạnh. Quá trình chuyển hóa năng lượng từ quang năng thành nhiệt năng nên nhiệt độ ở bình A tăng lên. Ở bình B,  hạt đã được luộc chín (hạt đã chết) nên không diễn ra quá trình chuyển hóa năng lượng. Bởi vậy,  nhiệt độ ở bình B không tăng.

C. Cả hai phương án trên đều đúng.

D. Cả hai phương án trên đều sai.

Câu 2: Ta có thí nghiệm chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxygen và thải khí

 carbon dioxide như sau

- Ngâm 200 g hạt trong nước ấm (khoảng 40 ° C) từ 4 – 12 giờ (tuỳ loại hạt).

- Sau 4 – 12 giờ, vớt hạt, chia đôi và cho vào hai bình thuỷ tinh C và D (có lót bông ẩm).

- Khi hạt bắt đầu nảy mầm, đậy kín các bình thuỷ tinh và để vào chỗ tối một ngày.

- Ở bình C,  nhẹ nhàng mở nút bình, đưa nến đang cháy vào (Hình 26.2a).

- Ở bình D,  cho đầu ngoài ống dẫn của bình tam giác vào ống nghiệm.

Khi đưa nến đang cháy vào bình C,  nến bị tắt ngay. Em hãy giải thích hiện tượng trên. 

A. Vì hạt đang nảy mầm nên có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh. Quá trình hô hấp tế bào hấp thu carbon dioxide và thải khí oxygen dẫn đến nồng độ oxygen trong bình xuống thấp,  nồng độ carbon dioxide trong bình tăng cao khiến cho điều kiện trong bình không duy trì được sự cháy.

B. Vì hạt đang nảy mầm nên có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh. Quá trình hô hấp tế bào hấp thu oxygen và thải khí carbon dioxide dẫn đến nồng độ oxygen trong bình xuống thấp,  nồng độ carbon dioxide trong bình tăng cao khiến cho điều kiện trong bình không duy trì được sự cháy.

C. Cả hai phương án trên đều đúng.

D. Cả hai phương án trên đều sai.

Câu 3: Nhà Huấn vừa thu hoạch lạc,  Huấn chọn những củ già,  chắc,  bóc lấy hạt và lấy khoảng 300 g hạt chia thành hai phần bằng nhau. Một phần cất vào túi nylon hút chân không,  một phần để trên đĩa và đặt trong phòng. Sau 7 ngày,  Huấn thấy trên đĩa có nhiều hạt đã nảy mầm,  còn trong túi nylon không có hiện tượng hạt nảy mầm. Em hãy giải thích tại sao hạt lạc trên đĩa nảy mầm còn hạt lạc trong túi nylon thì không?

A. Hạt lạc trong túi nylon do thiếu không khí nên đã bị chết,  không thể nảy mầm.

B. Hạt lạc nảy mầm liên quan đến quá trình hô hấp tế bào. Khi bỏ vào túi nylon,  hạt đã lạc ngừng quá trình hô hấp tế bào lại.

C. Hạt lạc trong túi nylon không nảy mầm được vì trong túi nylon kín,  các điều kiện như nồng độ oxygen,  độ ẩm không thích hợp để quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh,  cung cấp năng lượng cho quá trình nảy mầm.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 4: Bạn Hiền đã làm thí nghiệm như sau 

Thí nghiệm 1 Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm

nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Thí nghiệm 2 Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1

năm, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Biết rằng điều kiện nhiệt độ, nồng độ khí oxygen và carbon dioxide, độ ẩm

đều giống nhau ở cả hai thí nghiệm giống nhau và thời điểm thu hoạch như nhau.

Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em?

A. Thí nghiệm 2 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 1. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp,  phân giải các chất dự trữ. 

B. Thí nghiệm 1 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 2. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp,  phân giải các chất dự trữ. 

C. Không dự đoán được kết quả nảy mầm vì khả năng nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản hạt giống.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 5: Bạn Tiến tiến hành thí nghiệm như sau

Bước 1. Tiến lấy 100 g hạt đậu chia thành 2 phần 50 g cho vào bình A và 50 g cho vào bình B.

Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt và chắt bỏ nước.

Bước 3. Nút chặt các bình,  để ở nhiệt độ phòng khoảng 1, 5 đến 2 giờ.

Bước 4. Mở nút bình,  đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình

Thí nghiệm của bạn An chứng minh điều gì?

A. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí oxygen trong bình A. Do vậy,  mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.

B. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống sinh ra khí oxygen trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.

C. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.

D. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.

 

Câu 6: Bạn An muốn làm thí nghiệm quan sát sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Bà cho An một ít hạt ngô và dặn An để trong miếng vải. Hằng ngày tưới nước để túi vải luôn ẩm cho hạt ngô dễ nảy mầm. Khoảng ba ngày sau,  khi hạt ngô đã nhú mầm,  An thấy túi ngô ấm lên. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

A. Túi ngô hấp thụ các yếu tố nhiệt độ,  độ ẩm,  nước, ..trong môi trường và giải phóng ra năng lượng ở dạng hóa năng nên khi nảy mầm thì ấm lên. 

B. Túi ngô hấp thụ các yếu tố nhiệt độ,  độ ẩm,  nước, ..trong môi trường. Để túi ngô có thể nảy mầm được thì phải được đặt trong môi trường nhiệt độ cao,  vì vậy túI ngô ấm lên. 

B. Quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh khi hạt nảy mầm,  quá trình này giải phóng ra năng lượng,  một phần năng lượng đó ở dạng nhiệt nên túi ngô ấm hơn. 

C. Tất cả các đáp án trên đều sai.

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 26: Thực hành về hô hấp tế bầo ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay