Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời Bài 29: trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 29: trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬTBÀI 29: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬTA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
Câu 1: Hoạt động hấp thụ nước của cây chủ yếu diễn ra ở cơ quan
A. Rễ
B. Thân
C. Lá
D. Chồi non
Câu 2: Lông hút ở rễ có nguồn gốc từ đâu?
A. Do các tế bào ở phần trụ giữa kéo dài ra hình thành.
B. Do các tế bào biểu bì kéo dài ra hình thành.
C. Do các tế bào ở vỏ kéo dài ra hình thành.
D. Do các tế bào mạch gỗ và mạch rây kéo dài ra hình thành.
Câu 3: Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước?
A. Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá.
B. Giúp khuếch tán khí CO, vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.
C. Giúp khuếch tán khí O. từ trong lá ra ngoài môi trường.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Lông hút ở rễ do tế bào nào phát triển thành?
A. Tế bào mạch gỗ ở rễ
B. Tế bào mạch cây ở rễ
C. Tế bào nội bì
D. Tế bào biểu bì
Câu 5: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào
A. Hoạt động trao đổi chất
B. Chênh lệch nồng độ ion
C. Cung cấp năng lượng
D. Hoạt động thẩm thấu
Câu 6: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?
A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.
Câu 7: Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường nào sau đây?
A. Mạch rây
B. Tế bào chất
C. Mạch gỗ
D. Cả mạch gỗ và mạch rây
Câu 8: Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau đây?
A. Lực hút do hơi nước thoát ra của lá
B. Lực đẩy của áp suất rễ
C. Lực di chuyển của chất hữu cơ từ lá xuống rễ
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn
Câu 9: Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế
A. Hoạt tải từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
B. Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
C. Thẩm thấu và thẩm tách tử đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
D. Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
Câu 10: Lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?
A. Lực thoát hơi nước
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
D. Áp suất rễ
Câu 11: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường
A. Gian bào và tế bào chất
B. Gian bào và tế bào biểu bì
C. Gian bào và màng tế bào
D. Gian bào và tế bào nội bì
Câu 12: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 13: Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
A. Phá hủy hệ vi sinh vật đất có lợi
B. Ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất
C. Làm giảm ô nhiễm môi trường
D. Tất cả đều sai
Câu 14: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.
B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.
D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.
Câu 15: Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.
B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.
D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 17: Điền vào chỗ trống sau “… vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.”
A. Mạch gỗ.
B. Mạch rây.
C. Lông hút ở rễ.
D. Lá cây.
Câu 18: Trong thân cây, mạch rây có vai trò
A. vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.
B. vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.
C. vận chuyển chất hữu cơ từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.
D. vận chuyển nước và muối khoáng được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.
Câu 19: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua bộ phận nào của cây?
A. Rễ cây.
B. Thân cây.
C. Lá cây.
D. Ngọn cây.
Câu 20: Quá trình thoát hơi nước có vai trò là
A. giúp cho quá trình vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ theo mạch gỗ lên thân đến lá và các phần khác của cây.
B. giúp cho lá cây không bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.
C. giúp cho quá trình vận chất hữu cơ từ rễ theo mạch gỗ lên thân đến lá và các phần khác của cây.
D. Cả A và B đều đúng.
2. THÔNG HIỂU ( 8 câu)
Câu 1: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của lông hút?
(1) Lách vào kẽ đất hút nước và ion khoáng cho cây.
(2) Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
(3) Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được oxi để hô hấp.
(4) Tế bào kéo dài, lách vào các kẽ đất làm cho bộ rễ Hiệp rộng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Khi nói về sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các ion khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước
B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi)
C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp
D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp
Câu 3: Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.
B. Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.
C. Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi được chiếu sáng.
D. Cả A, B, C
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch rây?
A. Mạch rây có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá.
B. Mạch rây gồm các tế bào sống, thiếu đi một số các bào quan.
C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá cung cấp cho các cơ quan của cây.
D. Trong cây, mạch rây vận chuyển các chất theo dòng đi xuống.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.
B. Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi cường độ carbon dioxide tăng.
C. Thực vật không thể chủ động điều tiết đóng mở khí khổng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng?
A. Vì cây trồng hút nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.
B. Vì khi trời nóng cây thoát hơi nước nhiều.
C. Vì cây cần nhiều nước hơn để hấp thụ chất dinh dưỡng.
D. Vì cây cần nhiều nước để tăng cường độ quang hợp.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình trao đổi nước và dinh dưỡng ở thực vật?
A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước yếu, quá trình hút nước và muối khoáng của cây tăng lên.
B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước mạnh, quá trình hút nước và muối khoáng của cây giảm xuống.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước mạnh, quá trình hút nước và muối khoáng của cây tăng lên.
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước yếu, quá trình hút nước và muối khoáng của cây giảm xuống.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạch gỗ?
A. Mạch gỗ là các tế bào sống, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.
B. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.
C. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, vận chuyển chất hữu cơ và nước cung cấp cho các cơ quan.
D. Mạch gỗ là các tế bào sống, có thành tế bào dày, có đầy đủ các bào quan.
3. VẬN DỤNG (9 câu)
Câu 1: Trong các đặc điểm sau
(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.
(2) Thành tế bào dày.
(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
(4) Áp suất thẩm thấu lớn.
Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Trong các đặc điểm dưới đây, tế bào lông hút ở rễ có bao nhiêu đặc điểm?
1. Thành tế bào dày
2. Không thấm cutin
3. Có không bào nằm ở trung tâm lớn
4. Là tế bào biểu bì ở rễ
5. Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của hệ rễ mạnh
6. Nó chỉ hút nước mà không hút khoáng
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?
1. Hiện tượng rỉ nhựa
2. Hiện tượng ứ giọt
3. Hiện tượng thoát hơi nước
4. Hiện tượng đóng mở khí khổng
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 4: Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng là
A. 5-5,5
B. 6-6,5
C. 7-7,5
D. 8-9
Câu 5: Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm thì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu bằng cách nào?
A. Rễ cây sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất.
B. Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
C. Thân của cây có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
D. Lá của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Câu 6: Điền vào chỗ trống “ (1) ………. là sử dụng lượng phân, loại phân và cách bón phân thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao, không để lại các hậu quả tiêu cực đối với nông sản và (2) ……….”
A. (1) Bón phân đúng cách, (2) cây trồng.
B. (1) Bón phân đúng cách, (2) môi trường.
C. (1) Bón phân hợp lí, (2) cây trồng.
D. (1) Bón phân hợp lí, (2) môi trường.
Câu 7: Cơ quan đảm nhận chức năng thoát hơi nước ở thực vật là
A. Rễ
B. Thân
C. Lá
D. Khí khổng
Câu 8: Mạch gỗ có hương vận chuyển chủ yếu
A. Từ rễ vận chuyển lên thân và lá cây
B. Từ lá cây được vận chuyển theo mạch rây đến các nơi cần sử dụng hoặc bộ phận dự trữ của cây
C. được tổng hợp từ lá
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 9: Các chất được mạch rây vận chuyển là
A. Nước và chất khoáng hòa tan
B. Chất hữu cơ
C. Cả A, B đều đúng
D. Đáp án khác
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Hiệp tiến hành thí nghiệm như sau
Cắm hai cành cần tây vào hai cốc nước màu.
- Cốc A nước có pha màu đỏ.
- Cốc B nước có pha màu xanh
Đặt cả hai cốc ra chỗ thoáng gió. Quan sát sự chuyển màu Hiệp thấy lá của cành cần tây tại cốc A có là màu ngả sang đỏ, lá của cành cần tây ở cốc B có lá ngả sang màu xanh. Thí nghiệm của Hiệp nhằm chứng minh diều gì?
A. Thân cây và cành cây đều có chức năng vận chuyển nước.
B. Mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước từ dưới lên trên.
C. Quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển từ trên xuống.
D. Thân cây và cành cây đều có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng.
Câu 2: Cho các dữ kiện sau
Cột A | Cột B |
a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng | 1. Cường độ ánh sáng tăng |
2. Cường độ ánh sáng giảm | |
3. Nhiệt độ tăng | |
b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm | 4. Nhiệt độ giảm |
5. Độ ẩm cao | |
6. Đất tơi xốp, thoáng khí |
Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp. Đáp án đúng là
A. a-1,3,5,6 và b-2,4.
B. a-2,3,5,6 và b-1,4.
C. a-1,4,5,6 và b-2,3.
D. a-2,4,5,6 và b-1,3.
Câu 3: Nước là một yếu tố điều tiết nhiệt độ môi trường vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn từ không khí khi môi trường quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ ra không khí khi môi trường quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường . Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét , những người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời . Theo em, việc làm này giúp ích gì cho cây ?
A. Nước có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh. Điều này giúp cho nhiệt độ môi trường nước được giữ ổn định hơn.
B. Để nước có thể hấp thụ được nhiệt từ không khí và dữ trữ lại rồi khi nhiệt độ xuống thấp, nước sẽ tỏa nhiệt vào không khí làm ấm cho cây, giúp cây thực hiện được các hoạt động sinh lí bình thường.
C. Cả hai phương án trên đều sai
D. Cả hai phương án trên đều đúng.
Câu 4: Các loài cây ăn thịt ( cây gọng vó , cây nắp ấm , ... ) thu hút côn trùng đến tiết ra các chất dính làm cho côn trùng không thể thoát được , đồng thời tiết ra enzyme để tiêu hoá thức ăn của mình. Theo em , các loài cây này thường sinh sống ở những nơi có điều kiện như thế nào và chúng lấy chất gì từ côn trùng ?
A. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ít dinh dưỡng, đặc biệt là nitrogen. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (protein) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng.
B. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt ở các khu rừng nhiệt đới. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (chất béo) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng.
C. Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt ở các khu rừng rậm. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (chất béo) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật (5 tiết)